- Nhìn vào mắt của cha mẹ.
- Bình tĩnh khi được nói chuyện hoặc bế lên.
- Có vẻ rất vui khi gặp mẹ hoặc khi mẹ đến gần.
- Mỉm cười khi mẹ nói chuyện; hoặc cười với con.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vậy cụ thể bé 2 tháng tuổi sẽ biết làm những gì? Cũng như con đã bắt đầu phát triển những giác gì nhiều hơn chưa? Dù nhỏ, nhưng đó chính là những thành tựu của con.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi là:
Chiều cao
Cân nặng
Tuy nhiên, đây chỉ là mức trung bình và có thể có sự khác biệt đáng kể giữa các bé. Một số bé có thể cao hơn hoặc thấp hơn, nặng hơn hoặc nhẹ hơn mức trung bình và vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.
Em bé 2 tháng tuổi của mẹ đang có sự tăng trưởng và phát triển đáng kinh ngạc! Trung bình, bé 2 tháng tuổi sẽ tăng thêm 0,9kg và dài thêm 3,81 cm. Bên cạnh đó, cân nặng và chiều cao của bé 2 tháng tuổi sẽ có sự khác biệt theo giới tính:
Song song với thắc mắc bé 2 tháng tuổi sẽ biết làm những gì; cha mẹ cũng nên theo dõi về sự phát triển thể chất của con thông qua Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0 – 10 tuổi.
Bên cạnh sự phát triển về thể chất, chắc hẳn mẹ cũng sẽ muốn biết bé 2 tháng tuổi sẽ còn biết làm gì nữa phải không nào?
Ở độ tuổi 2 tháng, bé sẽ ngủ trung bình từ 14 – 17 giờ mỗi ngày. Mỗi giấc ngủ của con sẽ kéo dài từ khoảng 50 – 60 phút.
Từ giữa tuần thứ 6 – 8, con sẽ bắt đầu có những giấc ngủ dài hơn vào ban đêm; và con sẽ thức nhiều hơn vào ban ngày. Như cha mẹ cũng thấy, một số bé sẽ cảm thấy buồn ngủ sau khi con được ăn khoảng 30 phút.
>> Mẹ nên xem thêm: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Dấu hiệu con đang đói
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đã dần biết cách phối hợp hoạt động của chân tay. Ở giai đoạn này, bé sẽ không chịu nằm yên nữa mà bắt đầu khám phá thế giới. Thi thoảng, bé sẽ xòe rộng bàn tay và cầm nắm những vật xung quanh. Một số bé còn có sở thích cho tay vào miệng hoặc đá mạnh hai chân.
Bất ngờ hơn là khi mẹ đặt bé nằm sấp, bé sẽ có thể nghiêng đầu sang hai bên; thậm chí bé muốn nâng đầu và ngực lên khỏi mặt đất. Đây là cách để bé thay đổi góc nhìn, và mở rộng khả năng quan sát về sau.
>> Bé 2 tháng tuổi sẽ biết làm gì khi nằm sấp: Cách tập con nằm sấp để phát triển khả năng vận động.
Ở độ tuổi này thì con của cha mẹ sẽ rất thú vị, cụ thể là con đã biết cách phản ứng lại với những âm thanh xung quanh. Đặc biệt là con sẽ phản ứng với giọng nói của cha mẹ; hoặc những món đồ chơi tạo ra âm thanh.
Về khả năng thị giác, bé 2 tháng tuổi đã biết làm gì? Ở độ tuổi này, con đã bắt đầu có thể quan sát những đồ vật khoảng 20 – 25 cm. Nếu so sánh với tháng trước; mẹ sẽ nhận thấy bé linh hoạt nhiều hơn. Mắt bé sẽ nhìn chăm chú vào đồ vật cũng như cố với tay để chạm lấy nó.
Để giúp con phát triển thị giác nhiều hơn, mẹ hãy đặt vật lệch sang một chút để tập cho trẻ nhìn với theo. Tuy nhiên; trẻ chưa thể nhìn nhanh nên mẹ hãy di chuyển từ từ. Khi bé đã theo kịp; mẹ có thể đặt vật xa hơn; chuyển động nhanh hơn nhằm giúp nâng cao khả năng nhìn.
Do thể chất của con còn nhỏ, cũng như con sẽ không thể làm những thứ con muốn một mình. Vì vậy, con sẽ xu hướng thông qua cha mẹ để có được một món đồ vật nào đó. Chính vì vậy, khi bé được 2 tháng tuổi, cha mẹ hãy tạo cơ hội cho con cơ hội chạm vào nhiều đồ vật hơn, để con biết sự khác nhau giữa các chất liệu; vật liệu; sự cứng; mềm,..
Để minh chứng cho điều này, mỗi khi con ngửi thấy mùi hương của cha mẹ, con sẽ vui vẻ hơn, đặc biệt là con cũng sẽ ngủ ngon hơn khi bên cạnh cha mẹ. Về vị giác, con sẽ biết thể hiện cảm xúc nhiều hơn về các hương vị ngọt; đắng; chua,…
Thoạt đầu, nghe có vẻ khó tin nhưng thực ra khi bé được 2 tháng tuổi thì bé đã biết giao tiếp. Mẹ hãy để ý, mặc dù bé chưa thể nói rõ từng từ; nhưng bé có thể nghe được những gì cha mẹ nói. Và cách trả lời của bé 2 tháng tuổi chính là “á..ú..ớ”.
Chính vì thế, để bé 2 tháng tuổi biết làm nhiều hơn những gì đã đạt được trước đó; thì cha mẹ hãy tăng cười thời gian tiếp xúc và nói chuyện với con nhiều hơn. Để con có thể nghe và học theo các phản ứng của cha mẹ.
Một cách rõ ràng hơn về cảm xúc, con sẽ vui khi gặp cha mẹ; người quen; ngược lại con sẽ quấy khóc khi người lạ đến gần và muốn bế con. Điều đó cho thấy; con đã biết thể hiện cảm xúc của mình một cách nhất quán và rõ ràng hơn.
Bé 2 tháng tuổi cười nhiều hơn là do con đã bắt đầu biết thể hiện cảm xúc. Bé đặc biệt hay cười khi cha mẹ tạo ra những âm thanh mà con thích.
>> Mẹ xem thêm: Bé 5 tuần tuổi: Nụ cười đầu tiên và sự phát triển của trẻ
Việc thường xuyên được nằm sấp sẽ giúp bé luyện tập cơ cổ. Đến tháng thứ hai, bé đã có thể giữ đầu thẳng; nhờ vào phần cơ cổ cứng cáp hơn.
Việc giữ đầu thẳng có thể giúp bé nhìn bao quát không gian xung quanh và bắt đầu những bước khám phá đầu tiên của mình.
Trào ngược dạ dày: Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thường bị ọc sữa do van đóng mở ở đầu dạ dày chưa hoàn thiện. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên cho bé bú lượng ít, chia thành nhiều cữ bú và vỗ ợ hơi sau khi bú.
Tắc tuyến lệ: Nhiều bé 2 tháng tuổi bị chảy nước mắt do tắc tuyến lệ. Biểu hiện là mắt bé có nhiều gỉ, chảy nước mắt nhưng không sưng đỏ. Thông thường, biểu hiện tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi, nên mẹ đừng quá lo lắng nhé.
Quấy khóc: Bé quấy khóc có thể do nhiều nguyên nhân như đói, tã ướt, khó chịu, hoặc các vấn đề sức khỏe như colic, rối loạn tiêu hóa. Có nhiều kỹ thuật để vỗ về bé khác nhau mà bạn nên áp dụng khi con quấy khóc. Bạn có thể hát, mở nhạc, sử dụng tiếng ồn trắng… Nếu bé khóc nhiều, bạn hãy đưa con đến bệnh viện nhé.
Viêm da cơ địa: Viêm da cơ địa khiến bé bị ngứa, khó chịu, nổi sần và bong tróc da. Để làm dịu những triệu chứng này, bạn có thể tắm nước ấm nhẹ nhàng cho bé, sau đó dưỡng ẩm đều đặn cho làn da của con bằng thuốc mỡ dưỡng ẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng máy phun sương tạo độ ẩm trong không khí.
Lưu ý:
Sau khi biết bé 2 tháng tuổi biết làm gì với những cột mốc phát triển quan trọng. Mẹ bỏ túi một số cách chăm sóc cho trẻ 2 tháng tuổi sau đây nhé.
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi được bác sĩ khuyến nghị bú sữa mẹ hoàn toàn. Đối với bé 2 tháng tuổi, bé sẽ cần 56,8ml trong mỗi cữ bú; các cữ bú cách nhau từ 3 đến 4 giờ một lần.
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bú sữa mẹ nên được bổ sung vitamin D ngay sau khi sinh. Bác sĩ nhi khoa sẽ giới thiệu những gì tốt nhất cho bé 2 tháng tuổi.
Với chế độ dinh dưỡng nêu trên, mẹ cần biết làm gì với việc đi vệ sinh của bé 2 tháng tuổi? Bé 2 tháng tuổi sẽ đi tiêu từ 4 – 6 lần mỗi ngày. Tần suất thay tã có thể thay đổi vài lần mỗi ngày.
Màu sắc phân của bé 2 tháng tuổi cũng có thể khác nhau nhưng không bao giờ được là đỏ, trắng hoặc đen.
Thói quen ngủ của bé 2 tháng tuổi đang dần hình thành; nhưng chưa được nhất quán, cố định. Theo đó, mẹ cần biết làm gì để chăm sóc giấc ngủ cho bé 2 tháng tuổi?
Tất cả trẻ sơ sinh cần được đặt nằm ngửa khi ngủ trên bề mặt phẳng và chắc chắn để giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Bạn có thể dành nhiều thời gian nằm sấp khi bé thức và có sự giám sát. Ngoài ra, hãy lấy tất cả các vật mềm ra khỏi nôi Em bé, bao gồm gối, chăn, thú nhồi bông và đệm mềm.
Mẹ đã biết cần phải làm gì để bé 2 tháng tuổi phát triển tốt chưa? Sau đây là một số lời khuyên từ bác sĩ, mẹ lưu ý nhé:
Bé 2 tháng tuổi sẽ biết làm gì, thì con đã bắt đầu phát triển nhiều hơn về tất cả các giác quan trên cơ thể của con. Mặc dù, chưa có biểu hiện nào thật sự rõ ràng. Nhưng đó quả thật là một thành tựu của con ở giai đoạn 2 tháng tuổi. Cha mẹ hãy tạo cơ hội cho con được thể hiện nhiều hơn nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Your Child’s Development: 2 Months
https://kidshealth.org/en/parents/development-2mos.html
Ngày truy cập: 09.11.2022
2. Your baby’s developmental milestones at 2 months
https://www.unicef.org/parenting/child-development/your-babys-developmental-milestones-2-months
Ngày truy cập: 09.11.2022
3. Important Milestones: Your Baby By Two Months
https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/milestones/milestones-2mo.html
Ngày truy cập: 09.11.2022
4. Checkup Checklist: 2 Months Old
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/Your-Childs-Checkups/Pages/Your-Checkup-Checklist-2-Months-Old.aspx
Ngày truy cập: 09.11.2022
5. Back to Sleep, Tummy to Play
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/sleep/Pages/Back-to-Sleep-Tummy-to-Play.aspx
Ngày truy cập: 09.11.2022
6. Baby sleep: 2-12 months
https://raisingchildren.net.au/babies/sleep/understanding-sleep/sleep-2-12-months
Ngày truy cập: 09/11/2022