Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ nhỏ nào chẳng có lúc sổ mũi, nghẹt mũi, thậm chí trẻ sơ sinh còn bị khụt khịt mũi lâu ngày nữa. Những lúc như thế, mẹ không nên lo lắng quá. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và nó không hẳn hoàn toàn là do bệnh lý.
Trong những tháng đầu đời, hốc mũi hai bên của bé rất nhỏ và hẹp. Chỉ cần một ít chất nhầy đọng bên trong mũi hoặc một ít sữa bị sặc còn đọng lại cũng đủ làm đầy hốc mũi; nhất là khi nó tồn đọng ở vùng van mũi sẽ khiến bé thở một cách khó khăn, tạo nên âm thanh khụt khịt.
Còn nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày nữa? Với những bé vừa lọt lòng, bị khụt khịt mũi còn do:
Bé bị khụt khịt mũi lâu ngày còn có thể do dị ứng. Khi cơ thể còn non nớt, rất dễ bị tác động bởi các dị nguyên (tác nhân gây dị ứng); và môi trường không thuận lợi như: thời tiết, không khí ô nhiễm, lông động vật, bụi nhà, phấn hoa…
Một số triệu chứng khác có thể đi kèm gồm đỏ mắt, ngứa mắt, ngứa mũi, hắt hơi liên tục.
Cảm lạnh hoặc cảm cúm cũng là nguyên nhân làm bé khụt khịt mũi, sổ mũi, ho, thở khò khè, sốt. Bệnh có thể diễn biến xấu, dẫn đến viêm phế quản phổi; hoặc các nhiễm trùng nặng khác ở đường hô hấp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, tốt nhất là mẹ nên cho bé đi khám khi con có những biểu hiện trở nặng nêu trên.
Sữa mẹ không chỉ chứa đủ các vitamin, khoáng chất mà còn chứa các tế bào bạch cầu, globulin miễn dịch, các kháng thể chống lại các bệnh nhiễm trùng mà mẹ từng mắc. Vậy nên, cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời sẽ cung cấp đầy đủ “lương thực” và “vũ khí”, giúp bé đủ sức chống lại các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm hô hấp, viêm tai, viêm màng não…
Khi thời tiết lạnh, mẹ cần giữ ấm cho bé ở các vùng như cổ, đầu ngực, lòng bàn chân, bàn tay nhất là khi đi ra ngoài trời. Nên tránh gió lùa thẳng vào mặt trẻ và luôn tắm cho con bằng nước ấm. Mẹ cũng đừng quên xoa tinh dầu tràm vào lòng bàn chân để bé cảm thấy ấm áp hơn. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý là không “gói” con quá kỹ, làm con nóng, toát mồ hôi đầm đìa và mồ hôi đó thấm ngược vào người, gây nhiễm lạnh, cảm lạnh.
Mẹ lưu ý 2 trường hợp là bé trẻ sơ sinh bị khụt khịt nhưng không có nước mũi; và bé khụt khịt có nước mũi.
Nếu bé khụt khịt nhưng không có nước mũi thì mẹ chỉ cần thường xuyên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cho bé là được. Thời điểm cần nhỏ mũi là sau khi tắm và khi đi bên ngoài về.
Nếu trẻ sơ sinh bị khụt khịt và sổ mũi sau khi nhỏ mũi:
>> Mẹ xem thêm: Dụng cụ hút mũi cho bé nên chọn loại nào? Cách sử dụng mẹ cần biết!
Mẹ thường xuyên vệ sinh nhà cửa thông thoáng, mở cửa cho ánh nắng tràn vào nhà, giặt chăn màn sạch sẽ, không nuôi chó mèo để giảm thiểu các tác nhân gây dị ứng cho bé. Nhờ đó, có thể cải thiện tình trạng bé bị khụt khịt mũi lâu ngày, dai dẳng
Trong trường hợp bé bị khụt khịt mũi dai dẳng, mãi không khỏi dù đã bước qua giai đoạn sơ sinh hoặc có kèm theo các triệu chứng trở nặng như ho, sốt, khò khè thì mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để được thăm khám. Mẹ không tự ý dùng thuốc cho bé vì có thể dẫn đến việc lờn kháng sinh hoặc làm bé ngộ độc thuốc.
>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều có đáng lo không?
Nhìn chung, trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi dai dẳng ở thời kỳ sơ sinh hay bé bị khụt khịt mũi lâu ngày không phải là một điều gì đó “to tát” lắm . Việc của mẹ là học cách chăm sóc bé đúng cách để con tăng trưởng tốt và, tất nhiên, bé sẽ luôn “ban phát” những nụ cười thiên thần cho mẹ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Stuffy Nose, Sneezing, and Hiccups in Newborns
https://www.saintlukeskc.org/health-library/stuffy-nose-sneezing-and-hiccups-newborns
Ngày truy cập: 14/09/2022
2. Nasal congestion in infants and children: a literature review on efficacy and safety of non-pharmacological treatments
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25336097/
Ngày truy cập: 14/09/2022
3. Colds
https://www.childrenscolorado.org/conditions-and-advice/conditions-and-symptoms/symptoms/colds/
Ngày truy cập: 14/09/2022
4. Colds
https://kidshealth.org/en/parents/cold.html
Ngày truy cập: 14/09/2022
5. Caring for Your Child’s Cold or Flu
https://www.healthychildren.org/English/safety-prevention/at-home/medication-safety/Pages/How-to-Manage-Colds-and-Flu.aspx
Ngày truy cập: 14/09/2022