Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân nhưng không sốt, ăn ngủ và tăng cân bình thường thì mẹ cũng không cần phải lo lắng nhiều.
Có thể sau khi sinh bé được mẹ ủ ấm quá kỹ, nên nhiệt độ lòng bàn tay, chân cao hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt kèm biểu hiện nóng bàn tay và bàn chân; chán ăn; mệt mỏi thì mẹ phải tìm hiểu rõ nguyên nhân là gì.
Da lòng bàn tay và lòng bàn chân rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể. Đó có thể là dấu hiệu của việc trẻ đang cảm thấy nóng do mẹ quấn quá nhiều lớp quần áo. Vì thế, nhiệt độ lòng bàn tay và lòng bàn chân có phần cao hơn so với các bộ phận khác.
Ngoài ra, sự điều chỉnh thân nhiệt của bé chưa hoàn thiện. Cũng như cơ địa của từng trẻ là hàn hay nhiệt cũng có thể khiến bé bị nóng lòng bàn tay và bàn chân. Mẹ không cần quá lo lắng nhé.
Khi trẻ có những biểu hiện sốt; chán ăn; cơ thể mệt mỏi. Lúc này có thể con đã bị sốt. Khi bị sốt, bé không chỉ có lòng bàn tay và lòng bàn chân bị nóng lên; mà còn rất nhiều bộ phận khác trên cơ thể đều tăng nhiệt độ.
Với trẻ nhỏ, sốt có thể xuất hiện khi bé bắt đầu mọc răng; thời tiết thay đổi,... Nhưng điều này không làm ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động thường ngày của trẻ.
>> Xem thêm: Cách phân biệt trẻ bị sốt mọc răng và sốt bệnh
Ở một số trường hợp khác; bé bị nóng lòng bàn tay và bàn chân là những biểu hiện ban đầu của các bệnh lý nguy hiểm khiến bé bị sốt. Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ cao, có thể dẫn tới tình trạng co giật.
Nếu như xét tất cả các yếu tố gây bệnh sốt cho trẻ; đa số những bé bị sốt cao đều do các loại virus tấn công hay vi khuẩn gây bệnh cho con người. Các loại vi khuẩn hay virus ấy có thể kể đến như: bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm, thủy đậu,…
Sốt không phải là bệnh. Nó là triệu chứng của nhiều bệnh. Trẻ em dưới 3 tuổi thường xuyên bị sốt do hai nguyên nhân chính:
Khi thấy mặt, má của trẻ đỏ bừng hoặc hơi tái; mắt mất vẻ tinh lanh; trẻ hay quấy khóc; hoặc ngủ nhiều. Lúc đó mẹ hãy sờ vào trán, lòng bàn tay hoặc bàn chân trẻ sẽ thấy nóng. Hoặc mẹ cũng có thể áp má lên trán của trẻ sẽ cảm thấy nóng hơn bình thường. Khi ấy, trẻ đã bị sốt.
>> Mẹ có thể xem thêm: Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt và hướng dẫn chăm sóc con
Khi trẻ bị sốt lòng bàn tay và chân sẽ nóng, mẹ cần đánh giá nhiệt độ sốt của bé:
LƯU Ý: Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức; nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Khi đo nhiệt độ cho trẻ, mẹ không nên cho bé mặc quần áo quá dày, cũng như không vận động nhiều vận động nhiều. Đồng thời điều chỉnh nhiệt độ phòng về mức phù hợp với bé. Nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh dưới 3 tháng phản ánh đúng nhất khi được đo ở mông.
>> Mẹ xem thêm: Cách đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn
Khi trẻ bị sốt nhẹ, chưa cần dùng thuốc hạ sốt. Mẹ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ. Mẹ cũng nên tháo bao tay, chân của bé, tránh việc làm nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân của bé bị nóng.
Cách chăm sóc trẻ khi phát hiện trẻ bị sốt:
>> Mẹ có thể xem thêm: Làm gì khi trẻ bị sốt? Khi nào thì cho bé đi khám?
Để phòng ngừa việc trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng, mẹ áp dụng những nguyên tắc sau:
>> Cùng chủ đề: Trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt có đáng lo không?
Trẻ không sốt nhưng vẫn nóng lòng bàn tay và chân là do sự cân bằng thân nhiệt của bé chưa hoàn thiện. Trẻ em bị nóng bàn tay, bàn chân cũng có thể do đặc điểm thân nhiệt của từng người là hàn hay nhiệt.
Tóm lại, trẻ bị nóng đầu tay chân nóng, hoặc trẻ bị sốt tay chân ấm; hoặc thậm chí là trẻ không sốt nhưng tay chân vẫn nóng. Hiện tượng này là bình thường và mẹ cũng không phải quá lo lắng.
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sốt chân tay lạnh có nguy hiểm đến tính mạng không?
Nội dung trên là những gì mẹ cần biết tình trạng bé bị nóng lòng bàn tay và nóng lòng bàn chân. Điều cuối cùng mẹ nên nhớ đó chính là hãy liên tục quan sát con. Để tránh trường hợp bệnh của con có chuyển biến đột ngột.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Kids with Hot Hands and Feet
https://www.jwatch.org/jd200710260000002/2007/10/26/kids-with-hot-hands-and-feet
Ngày truy cập: 10.04.2023
2. EVERYTHING YOU NEED TO KNOW ABOUT FEVERS IN CHILDREN
https://riseandshine.childrensnational.org/everything-need-know-fevers-children/
Ngày truy cập: 10.04.2023
3. Is your baby or toddler seriously ill?
https://www.nhs.uk/conditions/baby/health/is-your-baby-or-toddler-seriously-ill/
Ngày truy cập: 10.04.2023
4. Palmar Hyperhidrosis (Excessive Sweating of the Hands) in Children
https://www.choc.org/programs-services/pediatric-general-surgery/hyperhidrosis-excessive-sweating/
Ngày truy cập: 10.04.2023
5. Fevers
https://kidshealth.org/CookChildrens/en/parents/fever.html
Ngày truy cập: 10.04.2023