Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy
Cập nhật 4 tuần trước

Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất phải làm sao?

Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất phải làm sao?
Thông thường, cha mẹ sẽ con ngủ nôi hoặc ngủ cũi trong 12 tháng đầu đời. Tuy nhiên, cũng có cha mẹ cho con ngủ trên một chiếc giường khác, nhưng cùng phòng với cha mẹ. Mặc dù cho trẻ ngủ giường là có lợi, nhưng nguy cơ trẻ bị ngã xuống giường cũng rất dễ xảy ra.

Vậy nếu, trẻ sơ sinh hoặc trẻ 5, 6 tháng bị ngã từ trên giường xuống đất thì có sao không? Lúc này cha mẹ cần làm gì để giúp con? Trong phần lớn các trường hợp, nếu trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất khóc ngay tức thì, không bị chảy máu, không có dấu hiệu bị thương rõ ràng và bé đỡ khóc hơn sau khi được an ủi thì mẹ có thể yên tâm là bé không sao.

Mặc dù, khi bé bị ngã từ trên giường xuống đất sẽ không quá nguy hiểm, nhưng nếu bé ngã với chiều cao từ 2,5m trở lên sẽ rất dễ gây ra các chấn thương đầu ở trẻ nhỏ. Vậy khi trẻ sơ sinh ngã cha mẹ phải làm những gì, MarryBaby gợi ý cách xử lý trong bài viết.

1. Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất phải làm sao?

Khi trẻ sơ sinh, trẻ từ 5-6 tháng bị ngã từ trên giường xuống đất, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là hãy cố gắng giữ bình tình. Sau đó quan sát từ đầu xuống chân của con, kiểm tra xem con có chảy máu, hay có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường không.

Bước 1: Kiểm tra toàn thân và khả năng vận động

Trong 15 giây đầu tiên, cha mẹ hãy kiểm tra toàn thân của con. Sau đó kiểm tra các cử động tay, chân, cổ của con xem có bình thường hay không.

Nếu bé khóc và tỉnh táo, thì đây là điều đáng mừng. Có thể là con không sao và chỉ cảm thấy sợ hãi sau khi ngã. Sau khi con đã bớt khóc, và bình tĩnh hơn, cha mẹ hãy đặt con trở lại chỗ ngủ.

Sau khi xác định là trẻ sơ sinh bị ngã từ trên giường xuống đất không bị gì. Lúc này, cha mẹ hãy bế và ôm con vào lòng để dỗ cho con nín khóc. Vì khi con ngã xuống đất, con sẽ khóc và hét lên bởi sự bất ngờ và khiến con bị đau.

Bước 2: Theo dõi bé từ 24-48 giờ sau khi té ngã

Sau khi trẻ sơ sinh bị ngã từ trên giường xuống đất, cha mẹ hãy quan sát và theo dõi con trong 48 giờ. Mặc dù con không bị gãy xương, nhưng vì xương sọ của con chưa hoàn thiện; nên rất dễ bị ảnh hưởng đến não bộ.

Về phía cha mẹ, trước khi quay trở lại ngủ, cha mẹ nên dành thêm chút ít thời gian để tiếp tục ngồi và quan sát con. Để tránh trường hợp bé bị ngã từ trên giường xuống đất lần nữa.

Mặc dù lúc này cha mẹ sẽ muốn tự trách bản thân. Nhưng điều quan trọng bây giờ là theo dõi và chăm sóc con sau khi trẻ bị ngã. Sau đó, cha mẹ cũng có thể đưa con đi khám để yên tâm hơn.

Kiểm tra khi bé ngã từ trên giường xuống đất

Trẻ sơ sinh bị ngã từ giường xuống thì phải làm sao?

(*) Trường hợp bé bị ngã từ trên giường xuống đất rất mạnh

Với cú ngã rất mạnh có thể sẽ khiến bé bị mất ý thức ban đầu. Con sẽ lơ mơ và buồn ngủ. Đây là trường hợp nguy hiểm và con phải cần được cấp cứu y tế nhanh.

Nếu trẻ bị chảy máu hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến xương khớp nghiêm trọng, cha mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự ý di chuyển con. Vì có thể sẽ gây thêm nhiều tổn thương khác.

Trường hợp trẻ co giật và nôn mửa, cha mẹ nên đặt bé nằm nghiêng và giữ thẳng cổ giúp con, để đàm và nhớt dễ dàng chảy ra ngoài không gây nghẹt đường thở.

>> Cùng chủ đề: Bé bị ngã từ trên giường đất đập đầu phía sau có sao không?

2. Bé bị ngã đập trán xuống đất phải làm sao?

Khi các bé như trẻ sơ sinh, trẻ 5-6 tháng bị ngã từ trên giường xuống đất thì nguy cơ cao trán bé sẽ nổi một cục u. Trông có vẻ đáng lo lắng nhưng mẹ yên tâm vì nó sẽ xẹp dần trong vài ngày.

Để làm giảm cục u ở trên đầu bé, cha mẹ có thể chườm đá lạnh cho con. Cha mẹ thực hiện mỗi giờ một lần. Mỗi lần khoảng 5 phút. Trong lúc chườm đá, để trẻ bị phân tâm khỏi nhiệt độ lạnh, cha mẹ hãy nói chuyện hoặc làm bất cứ điều gì để lạc hướng con.

>> Cha mẹ đọc thêm: Bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường?

Chườm đá lạnh trị sưng u ở đầu

Bé ngã từ trên giường xuống đất bị u đầu, bố mẹ phải làm sao?

3. Khi nào nên đưa con đi khám?

Nếu sau khi trẻ sơ sinh, bé 5 – 7 tháng bị ngã từ trên giường xuống đất; cha mẹ cần đưa bé đi khám nếu có những biểu hiện sau:

  • Trẻ có dấu hiệu bị gãy xương, trật khớp.
  • Trẻ bị bầm tím hoặc xuất hiện các vết cắt vào da.
  • Trẻ sơ sinh bị chảy máu cam sau khi bị ngã từ trên giường xuống đất.
  • Trẻ bắt đầu chóng mặt, nôn mửa, nhức đầu hoặc những dấu hiệu tương tự.
  • Trẻ không phản ứng lại với bất cứ hành động hay tiếng gọi của cha mẹ sau cú ngã.
  • Trẻ sơ sinh liên tục ôm và xoa đầu sau cú ngã từ trên giường và khóc dai dẳng không nín.

>> Xem thêm: 5 mẹo trị cứt trâu cho trẻ tại nhà đơn giản và hiệu quả

4. Khi nào nên đưa bé đi cấp cứu?

Có một số trường hợp trẻ sơ sinh bị té ngã từ trên giường xuống đất cần đưa đi cấp cứu. Cha mẹ chú ý gọi 115 khi thấy dấu hiệu sau:

  • Trẻ bị mất ý thức, bị co giật.
  • Thóp của trẻ sơ sinh bắt đầu sưng lên.
  • Trẻ bắt đầu nôn mửa tức thì sau khi ngã.
  • Có dịch tiết hoặc máu chảy ra từ mũi hoặc tai của bé.
  • Có dấu hiệu vỡ sọ (bầm tím, sưng đầu, chảy máu, có vết cắt trên da đầu).
  • Tay chân, cổ hoặc cột sống của bé trông không thẳng hàng hoặc bị biến dạng và cha mẹ nghi ngờ bé bị gãy xương.

5. Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi ngã từ trên giường xuống đất

5.1 Theo dõi các dấu hiệu sau khi bé bị té ngã

Sau bất kỳ cú ngã nào dù nhẹ hay nặng, trẻ chắc chắn sẽ mất một thời gian để hồi phục. Mẹ chú ý theo dõi con sau khi bé bị ngã:

  • Trẻ có cảm thấy lơ mơ hay buồn ngủ nhiều không.
  • Trẻ có nôn mửa, bị kích động hay quấy khóc nhiều hơn không?
  • Vùng đầu và cổ của con có gặp khó khăn với các chuyên động không?

Cha mẹ hãy liên tục theo dõi con trong 2-3 ngày để xem thêm về những dấu hiệu có thể xảy ra với con.

5.2 Các lưu ý khác khi chăm sóc trẻ bị ngã

Cha mẹ có thể xin ý kiến bác sĩ về việc cho con uống thuốc giảm đau. Hoặc tránh để trẻ cử động mạnh trong 24 giờ đầu tiên để giảm các nguy cơ có thể âm thầm gây ra chấn thương.

Bên cạnh việc cho con nghỉ ngơi, cha mẹ có thể chơi những trò chơi nhẹ với con như sắp xếp lego, đọc sách cho con,…để con tạm thời quên đi cảm giác của cơn đau sau khi bị ngã.

Trường hợp trẻ đã đi học mẫu giáo, cha mẹ nên kể toàn bộ vấn đề bé bị ngã từ trên giường xuống đất ở nhà cho các cô giáo nghe, để kịp thời lưu ý và chăm sóc bé kỹ hơn.

>> Xem thêm: Cắt tóc máu cho bé trai và gái sơ sinh ngày nào tốt?

Hạn chế để trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất

6. Cách hạn chế để trẻ bị ngã từ trên giường xuống đất

Có nhiều cách khác nhau để ngăn trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất; hoặc ít nhất là làm giảm các ảnh hưởng sau sự việc.

  • Cho bé ngủ trong cũi riêng, và cùng phòng với cha mẹ.
  • Hãy cho bé nằm ngửa, đặt chăn, gối và các vật dụng mềm ra xa nơi bé ngủ.
  • Cha mẹ cũng nên lót thêm các lớp đệm trên sàn nhà; để phòng trường hợp con bị ngã xuống đất.
  • Khi bé đủ lớn, cha mẹ có thể dạy con cách trườn ra khỏi giường sao cho an toàn mà không bị té ngã.
  • Cha mẹ nên dẹp bỏ giường và nên đặt nệm trên sàn; để rút ngắn khoảng cách nơi bé nằm so với mặt đất.
  • Đẩy nệm vào sát tường và đảm bảo đặt bàn, ghế, tủ… hay những vật cứng ở xa để trẻ không bị va đập vào chúng.

>> Cha mẹ xem thêm: Cách nuôi trẻ sơ sinh “chuẩn” trong 3 tháng đầu

Cuối cùng, cha mẹ nhớ rằng, khi bé bị ngã từ trên giường xuống đất không những có thể nguy hiểm đến sức khỏe của con, mà còn kéo theo tình trạng lo lắng của cha mẹ. Chính vì thế, cha mẹ hãy liên tục trau dồi kiến thức trong cách chăm sóc con nhỏ nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What to Do If Your Infant Falls Off the Bed or Changing Table
https://health.clevelandclinic.org/what-to-do-if-your-infant-falls-off-the-bed-or-changing-table
Ngày truy cập: 29/3/2024

2. FALL PREVENTION FOR BABIES
https://www.safekids.org/safetytips/field_age/babies-0%E2%80%9312-months/field_risks/falls
Ngày truy cập: 29/3/2024

3. Child Safety: Preventing Falls
https://www.mottchildren.org/health-library/ue5136
Ngày truy cập: 29/3/2024

4. First Aid: Falls
https://kidshealth.org/en/parents/falls-sheet.html
Ngày truy cập: 29/3/2024

5. Fall prevention: Simple tips to prevent falls
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/healthy-aging/in-depth/fall-prevention/art-20047358
Ngày truy cập: 29/3/2024

x