Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 03/11/2023

Trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ, cứ đặt bé xuống giường là khóc phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ, cứ đặt bé xuống giường là khóc phải làm sao?
Không ít bà mẹ từng bất lực vì tình trạng bé sơ sinh bắt bế ngủ, cứ đặt nằm xuống con lại khóc ré lên. Nguyên nhân do đâu và giải pháp nào giúp bé ngủ ngon, sâu giấc cho mẹ đỡ vất vả?

Một trong số thách thức khi chăm sóc giấc ngủ của bé đó là tình trạng trẻ sơ sinh bắt bế trên tay khi ngủ. Trong vòng tay mẹ, bé sơ sinh có thể say sưa ngon giấc. Khi đặt xuống giường, cũi hay nôi, dù nhẹ nhàng nhất; nhưng vẫn khiến bé khóc toáng lên. Và rồi chỉ khi bế con trở lại, bé mới ngừng khóc.

“Đánh vật” với việc bé sơ sinh bắt bế ngủ không chỉ riêng mẹ. Rất nhiều bà mẹ khác cũng đang cảm thấy bế tắc vì điều đó. Hiểu những lý do tại sao trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ giúp mẹ chăm sóc giấc ngủ của bé tốt hơn; đồng thời cũng biết trẻ đòi bế ngủ phải làm sao.

1. Tại sao bé sơ sinh bắt bế ngủ, cứ đặt nằm xuống là khóc?

9 tháng 10 ngày được bao bọc trong môi trường tử cung ấm áp; không có gì ngạc nhiên khi chỗ ngủ yêu thích của con là vòng tay âu yếm của mẹ. Trên thực tế có những lý do giải thích tại sao trẻ sơ sinh thích bế ngủ.

bé sơ sinh bắt bế ngủ
Bé sơ sinh bắt bế ngủ khiến mẹ thêm căng thẳng.

1.1 Bé cảm thấy an toàn trong vòng tay mẹ

Khi còn trong túi ối, bé vốn không nằm yên vì bản thân người mẹ chuyển động liên tục. Bé cũng cảm nhận được nhịp tim của mẹ. Môi trường khác biệt sau khi chào đời khiến trẻ cảm thấy không được an toàn. Đó là lý do tại sao bé sơ sinh bắt bế ngủ vì khi đó con sẽ ngủ ngon hơn.

Có thể hiểu rằng trẻ sơ sinh bắt bế ngủ là nhu cầu tâm lý bình thường của bé. Khi một đứa trẻ đến với thế giới, với làn da non nớt và mềm mại; bé mong mỏi được vuốt ve, âu yếm.

Trong vòng tay mẹ, bé sẽ cảm thấy ấm áp, vững vàng cũng như được nghe nhịp tim của mẹ. Điều này tạo cho trẻ cảm giác thân thuộc và an toàn; và cũng lý giải tại sao trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ.

1.2 Sự chuyển đổi môi trường đột ngột

Trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài. Khi đã quen với cảm giác an toàn, âu yếm vì được mẹ bế; nếu đột ngột được đặt xuống giường, cũi, hoặc nôi bé sẽ dễ bị đánh thức.

Trẻ ngủ ngon khi được bế, đặt xuống là khóc vì bé không chịu được sự thay đổi đột ngột sang một không gian khác; nó khiến bé dễ bị mất thăng bằng; trở nên quấy khóc và cáu kỉnh hơn.

Thêm nữa, trẻ sơ sinh cần khoảng 20 phút mới bắt đầu chìm vào trạng thái ngủ ngon; nếu vội vàng đặt sau khi bé vừa ngủ sẽ dễ dàng khiến bé thức giấc.

1.3 Do sai lầm của người lớn

Vì sai lầm của người lớn
Tại sao trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ? Vì cha mẹ chưa chuẩn bị chỗ ngủ tốt cho bé!

Nếu cha mẹ chưa biết tại sao trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ; hãy xem thử có thói quen nào cha mẹ mắc phải sau đây không nhé:

  • Bế con cả ngày: Một số người lớn yêu trẻ đến mức bế bé cả ngày; lâu dần sẽ khiến trẻ hình thành thói quen phải được bế mới chịu ngủ.
  • Luôn bế khi bé bị ốm. Trẻ sơ sinh đặc biệt quấn mẹ mỗi khi ốm. Nhiều bà mẹ vì chiều con nên thường xuyên ôm ấp và bế ru con ngủ. Chính điều này khiến trẻ quen hơi và rất bám mẹ.
  • Không mang lại cảm giác an toàn. Bé muốn được ôm ấp khi ngủ. Do đó mẹ hãy thường xuyên chạm vào người bé để bé không cảm giác cô đơn.
  • Không chuẩn bị môi trường ngủ cho bé trước. Người lớn thích ngủ trong một môi trường yên tĩnh và thoải mái; trẻ sơ sinh cũng vậy. Hãy chuẩn bị cho bé môi trường ngủ tốt nhất (phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, sử dụng đèn ngủ ánh sáng vàng,…) trước khi ru con ngủ.

1.4 Bé đang trải qua giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt (growth spurt)

Ở giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt, mẹ sẽ thấy bé thường xuyên quấy khóc; đòi bú liên tục; và trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ, chỉ chịu ngủ trên tay mẹ. Nếu đặt bé xuống là con sẽ thức giấc. May mắn là giai đoạn này chỉ kéo dài vài ngày.

>> Mẹ xem thêm: Tuần khủng hoảng (Wonder weeks): Bí kíp trọn bộ cho mẹ vượt qua ‘bão’ của bé

2. Bé sơ sinh bắt bế ngủ có tốt không?

Nhiều mẹ thắc mắc bé sơ sinh bắt bế ngủ có tốt không; hay có nên bế trẻ sơ sinh khi ngủ? Đây là nhu cầu bản năng của trẻ. Trẻ đòi bế ngủ và chỉ ngủ trên tay mẹ hoàn toàn ổn trong 2-3 tuần đầu tiên sau sinh. Vì những lý do sau:

  • Việc tiếp xúc da kề da với mẹ khiến bé cảm thấy thoải mái và an toàn. Do đó, mẹ không sai khi để con ngủ trong vòng tay trong những tuần đầu tiên.
  • Mẹ bế bé khi ngủ trong thời gian mới sinh sẽ không khiến bé bám mẹ sau này.

Trên thực tế có thể mất vài tuần hoặc hơn để em bé sơ sinh tự ngủ trong nôi mà không cần bế. Trong những tuần đó, mẹ cần giúp bé phát triển các thói quen ngủ tốt. Tránh tình trạng bế bé ru ngủ trong thời gian dài sẽ khiến trẻ trở nên phụ thuộc quá mức; dần dần phát triển thành thói quen xấu là bé chỉ ngủ khi được mẹ bế.

bé bắt bế ngủ có tốt không
Có nên bế trẻ sơ sinh khi ngủ không? Trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ có tốt không?

3. Trẻ sơ sinh hay khóc đòi hỏi, và bắt bế khi ngủ phải làm sao?

Đừng lo lắng nếu mẹ đang trải qua “cuộc chiến” để xoa dịu một đứa trẻ khóc khi đặt xuống giường ngủ. Một số mẹo dưới đây giúp bé ngủ ngon, sâu giấc hơn mà không bị đánh thức hay quấy khóc.

3.1 Đừng vội bế khi con thức giấc

Đừng quá nhạy cảm khi bé thức giấc hay quấy khóc rồi vội bế trẻ. Thay vào đó, khi trẻ sơ sinh bắt bế ngủ; mẹ hãy ngồi xuống giường, nhẹ nhàng vỗ về và xoa dịu để xua đi nỗi sợ của bé. Cách này vừa giúp bé nhanh chìm lại vào giấc ngủ, đồng thời tạo cho bé thói quen ngủ một mình.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc mẹ phải làm sao?

trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ
Trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ phải làm sao?

3.2 “Mô phỏng” một cái ôm

Đối với em bé đã hình thành thói quen bắt bế ngủ; mẹ nên tiếp cận từng bước để giúp trẻ sơ sinh điều chỉnh thói quen bắt bế khi ngủ.

  • Đầu tiên đặt trẻ lên giường trước.
  • Sau đó đặt trẻ nằm nghiêng và dùng khăn quấn thành một chiếc ổ êm ái để trẻ có cảm giác đang nằm trong vòng tay của mẹ.
  • Nhờ đó, trẻ chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

3.3 Thiết lập lịch trình đi ngủ

Nếu một đứa trẻ quen với việc sau khi bú sẽ đi ngủ vào một khung giờ hợp lý; bé có nhiều khả năng dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ một mạch xuyên đêm. Do đó, hãy thiết lập cho trẻ sơ sinh có thói quen bắt bế khi ngủ một lịch trình ngủ nhất quán; và duy trì nó mỗi ngày để tránh trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ.

>> Mẹ xem thêm: Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

3.4 Đọc sách cho con nghe

Nếu bé trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ và quấy khóc mỗi khi đặt xuống giường; mẹ hãy đọc sách cho bé nghe trước khi con đi ngủ. Các chuyên gia tâm lý cho rằng; việc lắng nghe giọng nói của mẹ giúp trẻ yên tâm hơn.

Đọc sách không chỉ giúp gắn kết mối quan hệ tình cảm mẹ con; mà còn làm bé chìm vào giấc ngủ với tâm trạng thoải mái.

>> Xem thêm: 6 câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon thẳng giấc xuyên đêm

Đọc sách cho bé ngủ ngon
Trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ cần mẹ đọc sách để bé thư giãn

3.5 Massage cho bé

Massage cho những trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ – những cái xoa bóp nhẹ nhàng là cách tuyệt vời để xoa dịu một đứa trẻ đang khóc. Những “đụng chạm” cơ thể này cũng giúp con được thư giãn tốt hơn.

Đồng thời, massage giúp tăng cường sự gắn kết với cha mẹ, thúc đẩy nhịp sinh học của cơ thể; cũng như duy trì thời gian ngủ đều đặn.

3.6 Xoa dịu tâm trạng của trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ

Trẻ sơ sinh đã có thói quen bắt bế khi ngủ cần có thời gian để học cách tự đi vào giấc ngủ. Khi trẻ sơ sinh quấy khóc và bắt bế để ngủ; mẹ hãy ở bên cạnh bé, lắc lư, hát và vuốt ve khuôn mặt của bé để bé có thể ổn định tâm trạng.

Trẻ sơ sinh chưa có khả năng tự bình tĩnh, vì vậy điều quan trọng là giúp bé xoa dịu bản thân vào ban ngày; điều này cũng sẽ giúp bé bình tĩnh hơn vào ban đêm. Mẹ hãy kiên nhẫn, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần, và hãy nhớ rằng những ngày và tháng đầu này trôi qua rất nhanh.

>> Xem thêm: 20 mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

Trên đây là những lý do dẫn đến việc bé sơ sinh bắt bế ngủ và cách xử trí. Mong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho mẹ trong hành trình chăm sóc giấc ngủ của con. Việc giúp con điều chỉnh thói quen này cần rất nhiều tình yêu và sự kiên nhẫn của mẹ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. New study says that it’s okay to let babies cry at night
https://www.health.harvard.edu/blog/new-study-says-okay-let-babies-cry-night-201605319774
Ngày truy cập: 15/03/2023

2. Safe Sleep for Babies
https://www.cdc.gov/vitalsigns/safesleep/index.html
Ngày truy cập: 15/03/2023

3. Parents Guide to Developmental Milestones
https://childmind.org/guide/developmental-milestones/
Ngày truy cập: 15/03/2023

4. Crying Baby – Before 3 Months Old
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/crying-baby-before-3-months-old/
Ngày truy cập: 15/03/2023

5. Newborn Reflexes and Behavior
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/newborn-reflexes-and-behavior/
Ngày truy cập: 15/03/2023

6. Sleep Challenges: Why It Happens, What to Do
https://www.zerotothree.org/resource/sleep-challenges-why-it-happens-what-to-do/
Ngày truy cập: 15/03/2023

x