Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 27/05/2022

8 giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục

8 giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục
Có bao giờ mẹ thấy con mình không chịu bú sữa hoặc chán ăn dù mẹ có dỗ ngọt đến mức nào đi nữa chưa? Hoặc có bao giờ mẹ thấy bé chỉ ngậm sữa, đồ ăn rất lâu mà không chịu nuốt? Những tình huống trên khá là phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân có thể là do các bé đang mắc chứng biếng ăn sinh lý.

Vậy tại sao trẻ lại chán ăn như vậy? Có cách nào để chữa chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh để giảm bớt nỗi lo cho mẹ không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!

1. Thế nào là biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh?

Bệnh biếng ăn ở trẻ sơ sinh (physiological anorexia) được phân chia thành 3 loại khác nhau: biếng ăn tâm lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý. Trong đó biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ đột nhiên chán ăn hoặc ăn ít hơn so với thường ngày.

Thời gian biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh thường diễn ra trong 1-2 ngày hoặc kéo dài đến 1-2 tuần tùy theo giai đoạn. Chúng có thể diễn ra nhiều lần hoặc lặp đi lặp lại trong suốt quá trình phát triển, biến đổi thể chất tự nhiên như: mới mọc răng, bước vào tuổi tập ăn dặm, tập nói, tập đi…

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách chăm sóc khi bé mọc răng hàm không chịu ăn

2. Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ
Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể được chia ra làm nhiều giai đoạn khác nhau

Biếng ăn sinh lý là do cơ thể trẻ sơ sinh có nhiều thay đổi lớn về thể chất và tinh thần. Những sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến mức độ, tình trạng biếng ăn của con tùy theo từng giai đoạn. Dưới đây là các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh và các thay đổi đi kèm:

2.1 Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh ở tuần thứ 4-5

Giai đoạn này bé bắt đầu có nhận thức với những thứ xung quanh mình. Bé có xu hướng thường khó ngủ, dễ tỉnh giấc và quấy khóc mẹ nhiều hơn. Bé đôi khi còn cáu gắt, bỏ bú.

Để giúp con mình vượt qua giai đoạn biếng ăn ở trẻ sơ sinh này, mẹ chỉ cần âu yếm, cho bú thường xuyên thì trẻ sẽ ngoan hơn và không thức khuya nhiều.

2.2 Giai đoạn trẻ chán ăn lúc 8-9 tuần tuổi

Bé bắt đầu tò mò với những thứ khác xung quanh, các thứ hoa văn, con vật, tiếng động mà bé nghe được, thấy được. Tất cả những sự tò mò này khiến bé mải mê tập trung tìm hiểu xem tất cả mọi thứ. Điều này làm bé khó ngủ, biếng ăn hơn.

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm tuyệt vời để cha mẹ có thể rèn cho bé các thói quen, ăn ngủ đúng giờ.

2.3 Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

tuần tuổi thứ 12 bé có thể sử dụng mượt mà chuyển động của tay và chân. Bé mải mê với hoạt động phối hợp chân và tay để biết lẫy, biết lật. Đôi khi bé cáu gắt khi đang tập mà cha mẹ bế bé lên bắt ăn, hay làm điều gì đó khác,….

Chỉ cần qua giai đoạn này, tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ thuyên giảm. Bé cũng trở nên ngoan ngoãn hơn.

2.4 Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ tuần thứ 19

Khi được 19 tuần tuổi, dựa trên âm thanh từ người lớn, trẻ có thể di chuyển để hướng về âm thanh đó. Giai đoạn này trẻ cũng thích mút chân, mút tay nhiều hơn so với việc bú mẹ.

Thời điểm này cha mẹ không cần quá lo lắng về việc biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh, chỉ cần cố gắng duy trì các cữ sữa, giấc ngủ đều đặn.

2.5 Giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

giai đoạn 23-26 tuần tuổi, trẻ bắt đầu tập lăn, tập bò để tìm kiếm tới những vị trí khác thay vì chỉ ngồi im một chỗ như trước đây. Giống như giai đoạn bé tập lẫy trước đây, bé chỉ chú ý vào việc làm sao để có thể lăn được, bò được; vì vậy mà bé chỉ tập chung vào hoạt động này nên lười ăn hơn.

2.6 Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh 8-9 tháng tuổi

Trẻ đã có thể học bò nhuần nhuyễn ở tuần thứ 33. Trẻ bắt đầu biết cách bám víu thứ gì đó để có thể đứng vững, sau đó là tập đi một cách thuần thục.

Trẻ lớn hơn, trẻ không thích bò nữa, trẻ chuyển qua giai đoạn tập đi, và khả năng đi được một khoảng cách nhất định. Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn này là bình thường. Vì trẻ muốn đi nhiều hơn, chơi nhiều hơn và lười ăn hơn.

Giai đoạn này mẹ nên bắt đầu bằng việc cai ti đêm cho trẻ, để trẻ ăn chính vào ban ngày.

2.7 Giai đoạn trẻ sơ sinh chán ăn từ 10-12 tháng tuổi

Giai đoạn từ 10-12 tháng tuổi

Bé bắt đầu nhận ra các hành động liên quan tới nhau như đi tất rồi mới đi giày, đói bụng sẽ phải đi ăn cơm. Các thói quen ở giai đoạn này rất quan trọng. Vì vậy, cha mẹ hãy cố gắng duy trì việc “huấn luyện” thói quen sống lành mạnh cho bé. Dù bé có biếng ăn, lười ăn thì chỉ cần hình thành thời gian, bữa ăn đúng giờ là trẻ sẽ hiểu, sẽ không hình thành các thói quen xấu.

2.8 Giai đoạn trẻ sơ sinh chán ăn từ 13 tháng tuổi trở lên

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu bày tỏ sở thích của mình về màu sắc, hình khối… Trẻ biết cách hoàn thành nhiệm vụ được người lớn giao cho như đi một đoạn dài, cầm thứ gì đó,… Ở giai đoạn này, bố mẹ sẽ thấy trẻ không hề thích ăn một chút nào. Vì trẻ đang cố gắng học cách hiểu sở thích của bản thân.

Để giúp bé ăn ngon hơn, cha mẹ hãy cố gắng nấu, chế biến các món ăn đa dạng màu sắc, trang trí hình hấp dẫn để thu hút trẻ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách nấu cháo cho bé ăn dặm đủ dinh dưỡng theo từng tháng tuổi & 6 cách nấu cháo với quả óc chó cho bé ăn ngon và dễ tiêu hóa

3. Triệu chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ
Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ có những biểu hiện như chán ăn, lười nhai và nuốt hoặc không chú ý đến đồ ăn

Cha mẹ nếu thấy trẻ nhỏ có những dấu hiệu sau đây, khả năng đó là do biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh gây ra:

  • Trẻ đột ngột biếng ăn: Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh thể hiện ở việc trẻ bú ít hơn bình thường, không chủ động đòi bú, thậm chí từ chối bú mẹ. Với trẻ đang ăn dặm thì lượng ăn của trẻ rất ít, gần như không muốn ăn bất cứ gì (kể cả món ưa thích), hoặc chỉ chọn ăn một số món nhất định, không muốn thử món mới.
  • Trẻ ngậm đồ ăn, lười nuốt: Một số trẻ lại có thái độ không hợp tác, ngậm đồ ăn trong miệng rất lâu. Thậm chí còn khóc quấy, phun thức ăn ra ngoài không chịu nuốt… Bữa ăn có thể kéo dài đến hàng tiếng đồng hồ trong sự mệt mỏi của cả mẹ và bé.
  • Trẻ nghịch ngợm, không chú ý tới việc ăn uống: ở giai đoạn tập bò, tập đi đa phần các trẻ đều hiếu động, thích khám phá những điều mới lạ từ môi trường xung quanh. Do vậy nên trẻ thường không chịu ngồi yên trong mỗi giờ ăn. Nhiều trẻ thậm chí còn mải chơi quên ăn, hoặc có ăn cũng không hề chú ý, hoàn toàn phớt lờ khi mẹ bón

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách nấu cháo cá hồi cho bé 7, 8, 9 tháng tuổi thơm ngon, không tanh

4. Cách chữa trị tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh hầu như không nguy hiểm với trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vì vậy, cha mẹ hãy bỏ túi những cách chữa trị tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh dưới đây để con “mau ăn chóng lớn”:

  • Chia nhỏ các bữa ăn: nên tăng số bữa ăn trong ngày và giảm bớt lượng thức ăn, lượng sữa trong từng bữa. Mỗi lần cho trẻ ăn từng chút từng chút. Vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa khiến trẻ không cảm thấy bị “nhồi nhét” quá nhiều thức ăn.
  • Tăng lượng sữa và bữa ăn phụ nếu cần: Nếu trẻ không ăn nhiều trong bữa chính, cha mẹ có thể cho trẻ ăn thêm bằng phô mai, sữa chua, bánh quy, bánh flan, trái cây…
  • Ưu tiên thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa: Ví dụ như các loại canh, súp, cháo, cơm nát ăn với trứng, cá… hoặc các món mà hàng ngày trẻ ưa thích.
  • Trình bày món ăn hấp dẫn, đẹp mắt: giúp kích thích vị giác, khiến trẻ muốn khám phá và thích ăn hơn.
  • Hướng sự tập trung của trẻ vào bữa ăn: không cho trẻ xem tivi, điện thoại, ipad… trong khi ăn mà giúp trẻ tập trung ăn uống và hoàn thành bữa ăn trong 30 – 40 phút.
  • Không dọa nạt hay quát mắng để ép ăn: Nếu trẻ có thái độ không hợp tác, kiên quyết không chịu ăn thì cha mẹ càng nên kiên nhẫn để giúp con vượt qua biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh. Những hành động ép buộc có thể khiến trẻ càng sợ ăn, biến thành chứng biếng ăn tâm lý kéo dài rất khó khắc phục. Thay vào đó, cha mẹ hãy cư xử thoải mái trong mỗi bữa ăn, giúp trẻ thích nghi với giai đoạn phát triển thể chất mới, rồi trẻ sẽ sớm ăn uống ngon miệng như trước.

>> Mẹ có thể tham khảo: 9 cách nấu cháo nghêu đủ vị cho bé ăn hoài không chán

5. Mẹo giúp trẻ sơ sinh bú mẹ nhiều hơn

Đối với trẻ từ 0-6 tháng tuổi, sữa mẹ chiếm phần lớn trong chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, để hạn chế tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh, mẹ nên tìm cách để bé “ghiền” bú sữa mẹ hơn. Mẹ có thể tham khảo 1 số cách dưới đây:

5.1 Tiếp xúc da kề da với con

bé bú mẹ
Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể cải thiện khi bé tiếp xúc da kề da với mẹ

Đặt con trên ngực mẹ và ôm con càng thường xuyên càng tốt, kể cả khi không cho con bú. Việc này sẽ giúp dần dần gia tăng lượng sữa mẹ tiết ra cũng như tăng mối liên kết, tình cảm gắn bó giữa hai mẹ con, kích thích bé thèm bú nhiều hơn.

5.2 Xem lại chế độ dinh dưỡng của mẹ

Nguồn sẽ mẹ dồi dào nhưng cần đủ “chất” để trẻ có thể hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Hiện nay có rất nhiều bà mẹ vẫn còn thói quen kiêng khem qua mức sau khi sinh. Thói quen này hình thành từ những kinh nghiệm dân gian về những tác hại về sau nếu không tuân thủ nghiêm ngặt.

Chính vì vậy thực đơn ăn uống khá “nghèo”, nhiều chất béo, thiếu chất xơ khiến lượng sữa sinh ra không đủ. Trẻ lười bú dẫn đến biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh. Ngoài việc tăng cường protein, các bữa ăn cần phải đáp ứng đủ nhu cầu về chất sắt, kẽm, magie, vitamin D, vitamin E và axit folic.

>> Mẹ có thể tham khảo: Tắc tia sữa phải làm sao? Nỗi khổ của mẹ cho con bú

5.3 Cho con bú thường xuyên

Nguồn sữa mẹ thất thường, khoảng cách giữa các lần cho bé bú quá xa cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh. Nên nhớ, chăm cho con bú sữa mẹ vừa kích thích bé bú nhiều hơn mà cũng làm tăng lượng sữa mẹ tiết ra.

5.4 Thay đổi tư thế bú

Sữa mẹ chảy quá nhanh hay quá chậm có thể làm bé gặp khó khăn khi bú và vì thế, bé không muốn bú mẹ. Hãy thường xuyên thay đổi vị trí và tư thế khi cho trẻ bú để điều tiết lưu lượng sữa chảy ra. Khi mẹ có nhiều sữa, nên hạn chế tư thế bú nằm mà nên ngồi cho con bú, dựa lưng vào tường để ngăn ngừa việc sữa chảy ra ào ạt gây ngộp thở. Việc này vừa giúp bé bú thoải mái, an toàn hơn vừa giúp trẻ bú nhiều giảm tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh do lười bú.

5.5 Duy trì nhiệt độ cho bé mát mẻ

Duy trì nhiệt độ mát mẻ cho trẻ sơ sinh
Bé sẽ bớt biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh khi sinh sống trong nhiệt độ mát mẻ, thoải mái

Mẹ hãy dựa vào thời tiết để có cách mặc quần áo cho con phù hợp, tránh quấn, bọc bé trong quá nhiều lớp, khiến bé buồn ngủ hơn và không có hứng thú muốn thức dậy khi bé đói và đòi bú. Để con quá nóng và đổ nhiều mồ hôi cũng làm bé phải tiêu tốn lượng calo không cần thiết và vì thế, bé không hào hứng với việc bú mẹ.

>> Mẹ có thể tham khảo: 3 tuyệt chiêu mẹ nên áp dụng ngay khi bé không chịu bú bình

5.6 Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Ăn và ngủ đủ giấc là hai yếu tố quan trọng giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện. Chuyện ăn chưa đảm bảo nên mẹ cần khắc phục từ việc ngủ. Mẹ hãy tạo điều kiện cho bé ngủ một giấc thật ngon và sâu vào thời điểm từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Lúc này, hormone tăng trưởng sẽ tăng gấp 4 lần so với các thời điểm khác trong ngày.

5.7 Bú đúng cữ ban đêm

Giấc ngủ của mẹ và bé vào ban đêm thường sâu hơn. Mẹ có thể quên cho bé bú nhưng bỏ qua cữ bú cũng có thể làm giảm lượng sữa và cân nặng vì vậy, mẹ cần đánh thức bé dậy để bú.

Ngoài việc áp dụng những biện pháp trên để cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh; mẹ cũng cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe của bé. Nếu đã áp dụng các cách mà bé vẫn lười bú thì mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được tư vấn, xử lí kịp thời mẹ nhé.

Tóm lại, biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là do cơ thể bé lúc này có nhiều thay đổi lớn về mặt sinh học như bé có nhận thức nhạy hơn, bé biết bò, biết đi,… Những thay đổi này khiến bé cảm thấy việc ăn kèm hấp dẫn hơn nên dẫn đến chậm ăn, chán ăn. Các triệu chứng biến ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Để con ăn ngon miệng hơn, hãy chia nhỏ bữa ăn của bé, tăng lượng sữa, bữa ăn phụ lên và làm tăng sự tập trung của bé vào bữa ăn, sữa mẹ hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Infantile anorexia nervosa: a developmental disorder or separation and individuation

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2470708/

Ngày truy cập: 24/5/2022

 

2. Anorexia Nervosa in Children

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=anorexia-nervosa-in-children-90-P02554

Ngày truy cập: 24/5/2022

 

3. Infantile Anorexia and Co-parenting: A Pilot Study on Mother–Father–Child Triadic Interactions during Feeding and Play

https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpsyg.2017.00376/full

Ngày truy cập: 24/5/2022

 

4. Quick Guide to Anorexia Nervosa

https://childmind.org/guide/anorexia-nervosa-quick-guide/

Ngày truy cập: 24/5/2022

 

5. Anorexia Nervosa – Signs, Symptoms & Treatment

https://www.nationwidechildrens.org/conditions/anorexia-nervosa

Ngày truy cập: 24/5/2022

x