Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Kiều Vân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoàng Công Hải
Cập nhật 18/01/2022

Các bệnh về vú khi cho bé bú: Mẹ phát hiện sớm có thể điều trị hiệu quả!

Các bệnh về vú khi cho bé bú: Mẹ phát hiện sớm có thể điều trị hiệu quả!
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên giúp con yêu tăng sức đề kháng, đặc biệt là sợi dây vô hình gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và bé. Đó là lý do tại sao Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hoàn toàn khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên.

Tuy nhiên, công việc tưởng chừng đơn giản này lắm lúc lại làm mẹ đau đầu. Nhất là khi các bệnh về vú luôn là nỗi ám ảnh của hầu hết các bà mẹ. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị ra sao? Dưới đây, Marrybaby đã đúc kết thông tin về các bệnh về vú điển hình. Mời mẹ tham khảo bài viết để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé.

1. Các bệnh về vú: Đau đầu vú

Đau đầu vú là gì?

  • Là một trong số các bệnh về vú phổ biến nhưng lành tính của nhiều bà mẹ. Đây là tình trạng đau nhức núm ti mỗi khi mẹ cho bé bú.
  • Trong vài tuần đầu tiên, mẹ cảm thấy đau nhức hay khó chịu khi con ngậm núm là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau tức dai dẳng, khiến mẹ mất ăn mất ngủ thì rất có thể đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý mà mẹ không nên coi thường.

Nguyên nhân gây bệnh:

Khi đầu ti đau, việc đầu tiên mẹ cần làm là tìm hiểu nguyên nhân vì sao? Là do mẹ hay bắt nguồn từ bé? Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể do mẹ, cũng có thể do bé.

Lý do từ mẹ:

  • Nếu mẹ đang sử dụng máy hút sữa, hãy chú ý tới thiết bị này vì không loại trừ khả năng núm vú bị tổn thương trong quá trình sử dụng máy hút sữa.
  • Do mẹ bị mắc các bệnh ngoài da như viêm da hoặc vẩy nến. Hoặc đầu vú nhiễm khuẩn do miếng lót sữa ẩm ướt.
  • Do co thắt mạch máu khiến lượng máu đổ về núm vú giảm
  • Do bị tắc ống sữa, tia sữa, hay tuyến sữa (đau nhói cục cứng là dấu hiệu tắc tuyến sữa)

Lý do từ bé sơ sinh:

  • Do khi bú, bé thường ngậm, bắt vú không đúng cách dễ làm tổn thương đầu vú của mẹ.
  • Do trong quá trình bú bé hay nhai, giằng núm vú của mẹ, dẫn tới xây xước, nứt núm vú, đầu ti bị đau.
  • Nếu con bị nhiễm nấm ở miệng, khả năng lây sang mẹ khiến vú mẹ trở nên ngứa, rát thậm chí đau.

Cách điều trị đau đầu ti tại nhà:

Đau đầu ti là một trong những các bệnh về vú gây ám ảnh tới cảm xúc trải nghiệm làm mẹ. Đầu ti bị đau cũng đồng nghĩa với việc mỗi lần cho con bú trở thành “cực hình”, dần dà mẹ sợ và không dám cho bé bú, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Để khắc phục tình trạng, mẹ hãy tham khảo những bí quyết sau để tránh căn bệnh về vú “bức bối” này

Chú trọng tới tư thế khi cho bé bú:

  • Mẹ nên ngồi xếp bằng, thẳng người để dễ dàng quan sát bé, không nghiêng người về phía trước để tránh gây mỏi lưng, cổ.
  • Nếu mẹ thường xuyên bị bé cắn đầu vú, hãy đặt ngón trỏ giữa miệng bé và núm ti đồng thời kéo bé ra từ từ hoặc điều chỉnh tư thế sao cho con mở miệng rộng hơn khi bú.
  • Cho bé bú hết một bên bầu vú rồi đổi sang bên còn lại, và luân phiên như thế cho các lần sau.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Tư thế cho con bú sai: Hại cả mẹ lẫn con!

Thay miếng lót sữa thường xuyên:

  • Với mẹ hay bị chảy sữa thì nên giữ cho vùng ngực khô ráo bằng miếng lót thấm sữa. Tuy nhiên, mẹ nên thay thường xuyên vì môi trường ẩm ướt dễ thu hút vi khuẩn phát triển
  • Nếu trường hợp vị trí bú của bé chuẩn mà mẹ vẫn cảm thấy đau thì rất có thể núm vú của mẹ bị khô. Lúc này, mẹ nên mặc các loại áo ngực rộng rãi và tránh rửa núm vú bằng xà phòng

Massage bầu ngực:

  • Trước khi con bú, mẹ vắt vài giọt sữa và dùng tay sạch nhẹ nhàng xoa núm vú trước. Điều này, giúp làm mềm núm ti, con sẽ ăn dễ dàng hơn mà mẹ lại không cảm thấy đau đớn trong quá trình con bú, tránh việc mắc các bệnh về vú, trong đó có đau đầu vú.

2. Các bệnh về vú: Viêm, tắc tia sữa

viêm tắc tia sữa là một trong các bệnh về vú
Viêm tắc tia sữa là “nổi ngán ngẩm” của nhiều bà mẹ cho con bú.

Viêm, tắc tia sữa là gì?

  • Tắc tia sữa (tuyến sữa) là tình trạng hệ thống ống dẫn sữa hay lỗ núm vú bị tắc và sữa không chảy ra được, hiện tượng này rất thường xảy ra ở các sản phụ trong những ngày đầu sau sinh và đôi khi cũng xảy ra trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Đây là một trong các bệnh về vú nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp người mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Trường hợp nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và tử vong

Các nguyên nhân gây bệnh:

Viêm tắc sữa luôn khiến mẹ lo lắng vì không có sữa cho con. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm, tắc ở mẹ sau sinh. Bao gồm:

  • Do vi khuẩn: Vi khuẩn thường xâm nhập từ bên ngoài vào vú thông qua vết nứt trên vú hoặc thông qua việc mở các ống dẫn sữa ở núm vú khi mẹ cho bé bú.
  • Do tắc tia sữa: Bé bú mẹ quá ít khiến lượng sữa ứ đọng nhiều, nếu mẹ không hút sữa ra hết trong khoảng 5 – 24 giờ sẽ dẫn tới tắc nghẽn tia sữa
  • Stress: Sự căng thẳng của mẹ sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích bài xuất sữa.
  • Mặc áo ngực chật: Đây cũng là một nguyên nhân hạn chế lưu lượng dòng sữa, gây nên các bệnh về vú.

Các biện pháp điều trị:

  • Mẹ nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh.
  • Ngay từ khi có biểu hiện sữa không thông (tắc tia sữa), vú cương đau khi cho con bú, mẹ cần chườm ấm lên vị trí bị đau khoảng 15-20 phút/lần, 4 lần/ngày hoặc dùng dụng cụ hút sữa hút hết sữa thừa còn lại ở hai bên vú.
  • Mẹ giữ vệ sinh núm vú sạch sẽ sau khi cho con bú bằng cách lau rửa bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lí.
  • Mẹ giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan đồng thời có chế độ ăn uống bồi bổ nghỉ ngơi hợp lý. Vì tâm trạng thoải mái sẽ giúp mẹ mau lành bệnh hơn.
  • Trong quá trình điều trị các bệnh về vú, trong đó có tắc tia sữa, mẹ vẫn nên cho bé bú bình thường và thường xuyên. Vì nếu ngưng, các mầm bệnh có thể lan vào các tia sữa còn lại trong vú và làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng.

3. Các bệnh về vú: Căng bầu vú

Căng bầu vú
Căng bầu vú là một trong số các bệnh về vú.

Căng bầu vú là gì?

  • Căng tức sữa sau sinh (Engorgement) là hậu quả của việc tăng lưu lượng máu trong vú của mẹ sau sinh bé. Lưu lượng máu tăng lên giúp ngực mẹ tạo ra nhiều sữa, nhưng nó cũng có thể gây đau và khó chịu.
  • Tuy nhiên, mẹ cũng không nên lo lắng quá vì hiện tượng này sẽ giảm dần khoảng 2 – 3 tuần sau sinh. Ngực của mẹ sẽ mềm hơn và sữa tiết ra đều hơn.

Nguyên nhân gây căng bầu vú:

Một số tình trạng hoặc hành vi nhất định có thể khiến mẹ gặp phải các bệnh về vú – sưng phù bầu vú, thường liên quan đến chứng căng sữa. Những nguyên nhân này bao gồm:

  • Trẻ bỏ lỡ cữ bú trong ngày hoặc cai sữa quá nhanh khiến sữa mẹ còn ứ đọng.
  • Mẹ tăng lượng sữa công thức giữa các lần cho con bú, làm trẻ bú mẹ giảm, dẫn đến tăng lượng sữa còn dư trong bầu vú gây căng tức.
  • Trẻ gặp khó khăn với việc ngậm và bú mẹ.
  • Mẹ không vắt hết sữa sau khi sinh do không định cho con bú mẹ.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Cách làm mất sữa mẹ tự nhiên sau cai sữa

Các biện pháp điều trị:

Dù nguyên nhân là gì, sự căng tức và căng sữa có thể gây đau. Dưới đây là một số cách mà mẹ có thể thực hiện giảm đau với các bệnh về vú như căng bầu vú ngay tại nhà:

  • Sử dụng tay hoặc máy hút sữa để hút bớt một ít sữa mẹ trước mỗi lần cho con bú. Điều này sẽ giúp giảm căng tức, làm mềm vú
  • Cho trẻ bú mẹ thường xuyên từ 8-12 lần cả ngày lẫn đêm
  • Sau mỗi lần cho con bú, mẹ hãy đặt một miếng gạc lạnh lên vú để giúp giảm đau và sưng tấy.
  • Thay đổi các tư thế cho con bú phù hợp với mẹ
  • Không cho trẻ uống sữa công thức hoặc nước giữa các lần cho con bú vì sẽ làm bé no, bỏ bú mẹ trong 6 tháng đầu.
  • Mát-xa bầu ngực trước và trong khi cho con bú sẽ giúp mẹ hạn chế cơn đau
  • Ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc

4. Các bệnh về vú: Ngứa rát quanh đầu vú

các bệnh về vú khi cho bé bú

Ngứa rát quanh núm vú là gì?

  • Phụ nữ đang cho con bú cũng có thể bị ngứa núm vú hay ngứa tuyến vú do viêm vú, là một tình trạng nhiễm trùng tuyến vú do vi khuẩn hoặc do nấm. Tình trạng này phổ biến nhất ở các phụ nữ đang cho con bú vì họ có thể bị tắc ống dẫn sữa hoặc bị nhiễm khuẩn, khiến các mô ở ngực bị viêm và ngứa. Các triệu chứng khác của chứng viêm vú bao gồm: Ngực bị căng tức, đỏ, nóng rát và đau
  • Bệnh này mẹ không nên chủ quan vì dù hiếm vẫn có thể gây ra ung thư nếu mẹ không điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ngứa đầu vú:

  • Do mắc các bệnh về da liễu: Viêm da dị ứng hay gọi là bệnh chàm là một nguyên nhân phổ biến gây ngứa đầu ti dữ dội khiến núm vú của mẹ bỉm trở nên thô ráp, đồng thời xuất hiện các mảng đỏ, nứt nẻ, thậm chí có thể nổi vảy.
  • Do nhiễm nấm Candida: Đây là loại nấm vô hại và thường kí sinh khắp nơi trên cơ thể nhất là vùng vú – bộ phận ẩm ướt của mẹ là nguyên nhân gây ngứa rát
  • Do rạn nứt da: Tình trạng vú mẹ căng đầy sữa sẽ khiến da rạn nứt nhanh chóng dễ gây nên nứt, ngứa ngáy.
  • Do các bệnh lý Paget: Paget là một dạng ung thư vú hiếm gặp có thể liên quan đến cả núm vú và quầng vú. Một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh Paget có thể là cảm giác ngứa hoặc nóng rát của núm vú hoặc quầng vú.

Các biện pháp điều trị:

  • Giữ cho ngực khô ráo
    • Lau núm vú khi con vừa bú xong bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lí.
    • Dùng kem dưỡng ẩm theo chỉ thị bác sĩ
    • Cho con bú trong khoảng thời gian cố định và khoa học
    • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi

    5. Các bệnh về vú: Chàm đầu vú

    Chàm đầu vú là gì?

    • Chàm đầu ti cũng được cho là một trong số các bệnh về vú khá phổ biến ở mẹ mang thai hoặc sau sinh. Dấu hiệu điển hình của bệnh này bao gồm ngứa ngực và các bộ phận khác trên cơ thể.
    • Ngoài ra trong thời điểm đó, núm vú của mẹ bỉm cũng trở nên thô ráp hơn, đồng thời xuất hiện các mảng đỏ, nứt nẻ, thậm chí nổi vảy.
    • Chàm vú có thể ảnh hưởng đến núm vú, quầng vú hoặc vùng da xung quanh của vú. Nó có thể gây khó chịu và đau đớn đáng kể cho mẹ giống như những căn bệnh về vú khác.

    Nguyên nhân gây các bệnh về vú – Chàm vú:

    • Mẹ cho con bú bị dị ứng với thức ăn còn sót trong miệng của trẻ, gây kích ứng da
    • Mẹ có tiền sử bị viêm da do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: trang phục, thực phẩm, thời tiết…
    • Tình trạng nhiễm nấm men và một số loại nấm khác xuất hiện trên da
    • Chàm vú có thể gây khó khăn trong việc điều trị, nếu mẹ không điều trị kịp sẽ dẫn đến viêm nang lông, teo da…

    Cách điều trị bệnh tại nhà

    • Không để xà phòng dính vào núm vú, mẹ dùng nước sạch và tay trần để rửa.
    • Không sử dụng bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm nào trong quá trình mắc bệnh
    • Tránh tắm nước nóng
    • Mẹ sử dụng kem dưỡng ẩm cho núm vú sau khi tắm.
    • Luôn mặc áo lót bằng vải bông mềm

    Nếu vết chàm kéo dài trên 3 tháng và đặc biệt là chỉ xảy ra ở một bên, mẹ nên liên hệ bác sĩ để có thể tiến hành sinh thiết, loại trừ khả năng mắc các bệnh về vú. Đặc biệt là bệnh Paget – một căn bệnh ung thư về vú.

    6. Các bệnh về vú: Áp xe vú

    Áp xe vú

    Áp xe vú là gì?

  • Áp xe vú là một trong số các bệnh về vú gây tình trạng sưng viêm, nổi hạch, ấn vào có cảm giác đau và tích tụ dịch mủ do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập trực tiếp vào tuyến vú thông qua ống dẫn sữa, vết xây xước ở núm vú, quầng vú hoặc đường toàn thân qua các ổ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết.
    • Trong một số trường hợp, vú bị áp xe có thể là một triệu chứng báo hiệu của bệnh ung thư.

    Nguyên nhân gây bệnh:

    • Nguyên nhân gây ra bệnh áp xe vú là do hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus xâm nhập. Ngoài ra, các vi khuẩn khí, trực khuẩn thương hàn, tắc nghẽn ở ống dẫn núm vú do sẹo cũng gây nên bệnh áp xe.
    • Áp xe rất dễ bị vi khuẩn gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài bề mặt da hoặc từ miệng của em bé thông qua vết rách, lỗ mở ở ống tuyến vú để xâm nhập vào vú.
    • Mẹ cho con bú không đủ số lần, không đúng thời gian khiến sữa còn tích tụ trong vú.

    Cách điều trị bệnh:

    • Cũng giống các bệnh về vú khác mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn nhiều, hạn chế căng thẳng lo âu.
    • Mẹ nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
    • Uống thuốc kháng sinh, kháng nấm đầy đủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
    • Mẹ không nên cho con bú bên vú bị áp xe mà nên vắt sữa ra ngoài để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

    7. Các bệnh về vú: Nứt núm vú và tụt đầu vú

    Tụt núm vú là gì?

    Núm vú bị tụt là tình trạng núm vú phẳng hoặc tụt sâu vào bên trong so với quầng vú (thay vì thò ra ngoài như bình thường). Đây cũng là một trong các bệnh về vú phổ biến ở mẹ sau sinh. Việc núm vú bị tụt ở phụ nữ trong thời gian nuôi con nhỏ sẽ ảnh hưởng đến việc bú sữa mẹ của trẻ.

    Nguyên nhân gây bệnh

    • Nhiễm trùng tuyến vú hay viêm vú
    • Giãn ống tiết sữa, đó là sự giãn nở bất thường của một ống trong mô vú.
    • Áp xe dưới quầng vú.
    • Biến chứng của phẫu thuật vú.
    • Ung thư vú

    Cách điều trị bệnh:

    Sữa bị tích đọng trong vú gây tắc tia sữa, viêm tuyến sữa. Do đó, trong thai kỳ, thai phụ cần chăm sóc bầu vú cẩn thận, lau rửa sạch đầu vú bằng nước sạch mỗi ngày.

    • Bạn có thể dùng tay kéo nhẹ đầu vú ra ngoài, công việc này cần thực hiện đều đặn và làm hằng ngày. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút.
    • Bạn cũng có thể dùng bơm hút để hút sữa ra và cải thiện tình trạng tụt núm vú
    • Trong tình trạng nặng hơn và các biện pháp trên không hiệu quả, mẹ bé có thể gặp bác sĩ để thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ cố định núm vú ra bên ngoài mà không gây ảnh hưởng đến việc bú của trẻ

    Nếu tụt núm vú mà mẹ bé sờ thấy khối trong vú hoặc chảy dịch bất thường như máu, mủ, hoặc bị loét xung quanh thì mẹ bé nên đến bệnh viên để được thăm khám kĩ hơn.

    >>> Mẹ có thể xem thêm: Uống thuốc kháng sinh bao lâu thì cho con bú? Mẹ dùng đúng cách sẽ tránh gây hại con

    Trên đây là tổng hợp các bệnh về vú mà mẹ bỉm thường mắc trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Mong rằng với những thông tin trên, mẹ sẽ có đủ kiến thức hơn trong việc phòng tránh bệnh tốt nhất. Nên nhớ, mẹ không nên tự giải quyết các vấn đề một mình, hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân mẹ nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Breastfeeding: Sore Nipples

    https://www.mottchildren.org/health-library/hw103462

    Ngày truy cập: 6/12/2021

    2. Engorgement

    https://wicbreastfeeding.fns.usda.gov/engorgement

    3. Breast pain and breastfeeding

    https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding-problems/breast-pain/
    Ngày truy cập: 6/12/2021
    4. Breastfeeding – mastitis and other nipple and breast problems
    https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/breastfeeding-mastitis-and-other-nipple-and-breast-problems#where-to-get-help
    Ngày truy cập: 6/12/2021

    5. Why are my nipples sore? 7 possible causes

    https://www.drugs.com/medical-answers/why-are-nipples-sore-3510745/

    Ngày truy cập: 6/12/2021

    7. Inflammatory Breast Diseases during Lactation: Milk Stasis, Puerperal Mastitis, Abscesses of the Breast, and Malignant Tumors – Current and Evidence-Based Strategies for Diagnosis and Therapy

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3357165/

    Ngày truy cập: 12/01/2022

    8. Breast changes during and after pregnancy

    https://breastcancernow.org/information-support/have-i-got-breast-cancer/breast-changes-during-after-pregnancy

    Ngày truy cập 12/01/2022

    9. Breast Disorders During Pregnancy and Lactation: The Differential Diagnoses

    https://www.jcgo.org/index.php/jcgo/article/view/140/69

    Ngày truy cập 12/01/2022

    x