Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 2 tuần trước

16 cách bế em bé sơ sinh đúng kỹ thuật theo từng giai đoạn phát triển

Không ít chị em trong lần đầu làm mẹ thường lóng ngóng trong cách bế em bé sơ sinh. Mẹ thường bế con theo bản năng và tự hỏi tư thế này liệu đã chuẩn chưa; có ảnh hưởng đến sự phát triển xương sống và cổ của bé hay không?

Cách bế em bé sơ sinh không phải mẹ nào cũng đã làm thuần thục; nhất là với các chị em lần đầu làm mẹ thì việc biết tư thế bế trẻ sơ sinh còn chưa thành thạo.

Việc bế em bé sơ sinh không đúng cách sẽ làm bé mỏi cổ, khó chịu dẫn đến hay khóc. Thậm chí có bé khó tính đến mức còn không chịu bú mẹ và khóc hờn. Bài viết này MarryBaby sẽ hướng dẫn bạn cách bé trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi. Hãy theo dõi ngay nhé!

1. Một số lưu ý trong cách bế em bé sơ sinh

Những quan điểm hiện đại cho rằng không nên để bé bị sốc khi vừa lọt lòng bằng cách giữ cho bé luôn có cảm giác ấm áp, an lành bằng phương pháp da kề da. Sau đó là bế ẵm khi bé thức giấc.

Cách em bé trẻ sơ sinh có một nguyên tắc quan trọng đó là mẹ phải đỡ đầu và cổ của trẻ sơ sinh. Vì bé vẫn chưa phát triển được khả năng kiểm soát đầu cho đến khi được khoảng 4 tháng tuổi.

Những điều cần lưu ý TRƯỚC khi bế em bé sơ sinh

  • Giữ tinh thần thoải mái: Trước khi bế bé, be mẹ nên thả lỏng cơ thể, tránh căng thẳng vì có thể gây tổn thương cho bé.
  • Chọn tư thế thoải mái nhất: Nếu không có kinh nghiệm bế em bé, ba mẹ nên tìm một tư thế thoải mái để có thể bế con được tốt nhất.
  • Rửa tay: Hệ miễn dịch của bé vẫn còn rất non nớt, chưa phát triển đầy đủ. Nếu ba mẹ không rửa tay, vi khuẩn từ tay be mẹ có thể xâm nhập vào cơ thể bé và gây nhiễm trùng.

Do đó, nhiệm vụ tối quan trọng của mẹ đó là đảm bảo rằng đầu của trẻ không bị lật từ bên này sang bên kia; hoặc bị ngả về phía trước ra đằng sau. Trong nội dung tiếp theo, mẹ sẽ biết làm thế nào để bế trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi; và cách bế em bé sơ sinh trong từng trường hợp cụ thể.

2. Các cách khác nhau để ẵm bế em bé sơ sinh

2.1 Cách bế em bé sơ sinh ngực chạm ngực

Cách bế em bé sơ sinh đúng cách
Cách bế em bé sơ sinh ngực chạm ngực: Tay mẹ đỡ mông và đỡ lưng, đầu và bụng bé áp sát vào người mẹ

Đây là một trong những cách ẵm bế em bé sơ sinh phổ biến nhất. Tư thế này có thể giúp bé lắng nghe nhịp tim của mẹ.

Cách bế trẻ sơ sinh theo kiểu ngực chạm ngực:

  • Bước 1: Mẹ ôm bé sao cho đầu bé được đặt áp lên ngực mẹ.
  • Bước 2: Một bên tay đỡ mông và hông bé, tay còn lại đỡ đầu và cổ của bé.
  • Bước 3: Với cách bế này, mẹ cần lưu ý đặt đầu bé hướng sang một bên để bé có thể thở.

2.2 Cách ẵm con như ôm bóng

Kiểu bế ôm bóng là tư thế bế em bé sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi cực kỳ thích hợp. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, chiều dài đầu của bé sơ sinh chiếm khoảng 1/4 tổng chiều dài toàn thân. Do đó, khi bế vác trẻ, trọng lượng của toàn bộ phần đầu sẽ bị dồn áp lực xuống phần cột xương sống.

Cách bế em bé sơ sinh kiểu ôm bóng:

  • Bước 1: Mẹ hãy đặt luồn một tay dưới đầu và cổ bé.
  • Bước 2: Sau đó nhẹ nhàng để phần lưng bé vào bên trong cẳng tay mà mẹ đang dùng để giữ đầu bé.
  • Bước 3: Để bé cuộn tròn theo phần hông, trong khi chân bé duỗi thẳng bên cạnh mẹ.
  • Bước 4: Tay còn lại mẹ có thể sử dụng để cho bé bú; hoặc đặt dưới đầu bé để đảm bảo rằng đầu và cổ bé luôn được nâng đỡ.

2.3 Cách bế em bé sơ sinh dễ ngủ

Đây là cách bế em bé sơ sinh khá đơn giản và phổ biến. Để bế em bé đúng cách; mẹ làm theo những bước sau:

  • Đầu tiên, mẹ có thể nhìn trực diện vào mắt bé.
  • Sau đó, mẹ hãy nâng bé lên từ từ bằng cách luồn một tay xuống đỡ cổ và đầu bé trong khi tay kia luồn dưới hông và mông của bé.
  • Giữ nguyên cánh tay đang đỡ phần hông; nhẹ nhàng luồn tay đang đỡ đầu và cổ bé xuống dưới lưng để đỡ cả lưng bé sao cho đầu và thân bé nằm dọc theo cánh tay mẹ.
  • Lúc này, cả đầu và cổ của bé sẽ tựa vào chỗ gập khuỷu tay của mẹ.

>> Mẹ có thể xem thêm Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không? Mẹ nên lưu ý điều gì?

2.4 Bế em bé đúng cách với tư thế ngồi “chào thế giới”

Đây là kiểu bế phù hợp với những bé hay tò mò và luôn thích nhìn ngắm những gì diễn ra xung quanh.

  • Bước 1: Với tư thế này, mẹ hướng bé ra ngoài; để đầu và lưng của bé dựa vào ngực mẹ.
  • Bước 2: Mẹ sẽ dùng một cánh tay để đỡ phần mông và tay còn lại vòng qua ngực bé.
  • Bước 3: Nếu bế bé ở tư thế ngồi, mẹ hãy đặt bé vào lòng. Lúc này, mẹ sẽ không cần phải dùng tay để đỡ phần mông bé nữa.

Các mẹ sẽ thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng thì bế ngồi được? Hay bé 3 tháng bế ngồi được chưa? Câu trả lời đó là bắt đầu từ 3 tháng tuổi, mẹ có thể bé em bé ngồi được rồi nhé.

Vì lúc này, bé đã biết lẫy và phần đầu cũng có thể giữ cứng hơn. Nếu mẹ bé theo tư thế ngồi; con đã có thể tự giữ thăng bằng. Như vậy mẹ đã biết trẻ sơ sinh mấy tháng thì bế ngồi được; và bé 3 tháng bế ngồi được chưa rồi nhé.

2.1 Cách bế bé lên từ nôi/giường

Cách bế trẻ sơ sinh

Khi bé đang nằm trên nệm, giường, trong nôi hay trên thảm chơi và mẹ muốn bế bé lên; cách bế em bé sơ sinh lên đúng là:

  • Bước 1: Hãy nhẹ nhàng luồn một tay vào dưới cổ và đầu bé;
  • Bước 2: Tay còn lại luồn vào dưới mông bé và chậm rãi đưa bé lên và áp vào người mẹ.
  • Bước 3: Từ tư thế này, mẹ có thể điều chỉnh để bế bé nằm ngửa, nằm sấp hoặc tựa đầu vào vai mẹ.

Cách ẵm trẻ sơ sinh như vậy sẽ giúp mẹ có thể dễ dàng chuyển bé từ chỗ này sang chỗ khác mà không gây nguy hiểm đến bé.

2.2 Cách ẵm trẻ sơ sinh đặt xuống

Sau khi bế em bé sơ sinh lên, mẹ hẳn cũng muốn biết cách đặt bé xuống. Mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Hãy đến gần nơi mẹ muốn đặt bé nằm xuống.
  • Mẹ cần đưa người sát xuống bề mặt nơi trẻ sơ sinh nằm.
  • Trong lúc đặt bé xuống, mẹ vẫn cần duy trì nâng đầu, cổ và mông của bé bằng cánh tay của mình.
  • Từ từ hạ bé nằm xuống, mẹ lưu ý để bé ở tư thế ngửa; không thả trẻ sơ sinh cho đến khi người bé chạm hoàn toàn với bề mặt.

Trong khi đặt bé nằm xuống, mẹ cần cẩn thận để tránh trẻ sơ sinh bị xây xước. Mẹ hãy sử dụng những nhóm cơ ở tay, chân và bụng; không phải nhóm cơ lưng để mẹ không đặt quá nhiều lực vào cơ thể bé.

2.3 Cách ẵm trẻ sơ sinh lên từ tư thế nằm ngửa

Cách bế em bé sơ sinh đúng cách
Cách bế trẻ sơ sinh từ tư thế nằm ngửa

Khi ngủ, nằm ngửa chính là tư thế an toàn nhất cho bé. Nhưng nếu lúc bé thức dậy khi nằm nghiêng một bên; mẹ hãy thực hiện cách bế em bé sơ sinh như sau:

  • Luồn một tay xuống dưới cổ và đầu trẻ, phần tay còn lại đưa xuống dưới phần mông bé.
  • Làm động tác múc em bé vào vòng tay mẹ; cẩn thận giữ cho đầu bé không bị trĩu xuống.
  • Ôm em bé sát vào người mẹ, sau đó luồn cẳng tay xuống đầu em bé.

2.4 Cách bế em bé sơ sinh lên từ tư thế nằm nghiêng

Khi ngủ, nằm ngửa chính là tư thế an toàn nhất cho bé. Nhưng nếu lúc bé thức dậy khi nằm nghiêng một bên, đây là cách bế em bé sơ sinh lên từ tư thế nằm nghiêng:

  • Mẹ hãy luồn một tay xuống dưới cổ và đầu trẻ, phần tay còn lại đưa xuống dưới phần mông bé.
  • Làm động tác múc em bé vào vòng tay mẹ, cẩn thận giữ cho đầu bé không bị trĩu xuống.
  • Ôm em bé sát vào người mẹ, sau đó luồn cẳng tay xuống đầu em bé.

2.5 Cách nhấc em bé lên từ tư thế nằm sấp

Khi bé sơ sinh đang ở tư thế nằm sấp, mẹ hãy luồn bàn tay xuống dưới ngực của bé, sao cho phần cẳng tay mẹ nâng cằm em bé khi bạn nhấc lên. Trong khi đó, bàn tay còn lại đỡ phần thân dưới của bé.

Mẹ hãy chậm rãi nhấc bé lên, sau đó xoay bé về phía mẹ. Đưa bé lên để áp vào thân, sau đó luồn cánh tay nâng đầu em bé lên phía trước; cho đến khi đầu bé nằm thoải mái trên hõm khuỷu tay mẹ. Đặt phần tay kia của mẹ dưới mông và chân bé, đảm bảo bé được vào tư thế an toàn.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh nằm sấp có sao không? Cách giúp bé nằm sấp thoải mái

2.9 Cách bế em bé sơ sinh theo kiểu bế bên hông (bế cắp nách)

Tư thế này chỉ phù hợp với các bé hơn 6 tháng tuổi, khi bé có thể tự nâng đầu và cổ mà không cần mẹ giúp.

  • Với tư thế này, mẹ hãy để mặt bé quay về phía trước.
  • Đặt phần hông của bé đối diện với hông của mẹ.
  • Dùng tay ôm quanh phần eo bé và giữ chặt bé.
  • Mẹ có thể dùng tay còn lại để cho bé ăn hoặc làm các công việc cần thiết khác.

2.10 Cách bế em bé sơ sinh cho bú và trò chuyện

Để bế em bé sơ sinh ở tư thế nằm ngửa, mẹ hãy:

  • Nhẹ nhàng luồn tay từ mông bé lên lưng và cổ bé
  • Tay còn lại luồn xuống theo chiều ngược lại.
  • Đến cuối cùng, cổ và đầu bé sẽ gác lên khuỷu tay của cánh tay này; tạo thành một vòng nâng đỡ chắc chắn giúp cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái.

Cách bế em bé sơ sinh đúng cách này thích hợp cho những bé mới sinh trong những tuần đầu tiên; đây là tư thế thuận tiện để mẹ có thể hát, trò chuyện cho con nghe, bế con đi dạo quanh gần nhà, hay khi cho con bú. Khi bế bé một lúc lâu, mẹ có thể ngồi xuống, để trọng lượng của bé tựa lên đùi để bớt mỏi tay.

>> Mẹ có thể xem thêm Cách tập cho trẻ bú bình “dễ như trở bàn tay” mẹ biết chưa?

2.11 Cách bế vác em bé sơ sinh giúp bé ợ hơi hiệu quả

Bé mấy tháng bế vác được? Ở tư thế này, phần lớn trọng lượng của bé đặt tựa vào người mẹ và các bé sơ sinh qua vài tháng đầu đời sẽ thích tư thế này hơn bế ngửa.

Tư thế bế vác vừa giúp trẻ sơ sinh có thể ợ hơi, giảm bớt hơi thừa trong bụng; vừa giúp bé nhìn ngắm nhiều cảnh vật xung quanh hơn.

  • Từ tư thế bế ngửa, nhẹ nhàng nâng cánh tay đang đỡ dưới cổ bé để đẩy bé đứng dần lên.
  • Hơi xoay tay để hướng người bé úp vào người mẹ, đặt đầu và cổ bé tựa lên vai mẹ.
  • Tay còn lại đỡ phần mông của bé.

Lưu ý, với tư thế này, nếu cổ bé đã cứng, mẹ có thể chỉ cần một cánh tay để đỡ bé. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng mẹ có thể thoải mái cầm theo bất cứ vật dụng gì với cánh tay còn lại. Chẳng hạn, vừa bế con vừa xem điện thoại, vừa bế con vừa cầm ly nước uống là điều không nên đâu mẹ nhé.

Mẹ có thể bế em bé sơ sinh bằng một tay nhưng tay còn lại cũng nên để tự do để có thể “tiếp cứu” ngay trong trường hợp bé ngọ ngoạy, quấy khóc.

2.12 Cách bế em bé sơ sinh nằm sấp để luyện tập cơ bắp

Tương tự như các bước bế ngửa, cách bế em bé sơ sinh nằm sấp trên cánh tay của mẹ cũng thực hiện qua các bước:

  • Nâng đỡ đầu và cổ bé, luồn 1 cánh tay dưới bụng và ngực bé
  • Cánh tay còn lại luồn ngược từ giữa 2 chân lên đến ngực bé, tạo thành 1 vòng ôm chắc chắn.
  • Nâng đỡ cả cơ thể bé một cách an toàn, êm ái.

Cách bế bé ở tư thế nằm sấp rất tốt để luyện tập cho phần cơ bắp ở lưng, cổ của bé. Mẹ có thể bế bé theo cách này và đi một vòng trong nhà trước khi cho bé tập nằm sấp. Ngoài ra, bé em bé sơ sinh đúng cách này cũng giúp bé ợ hơi tốt hơn nữa đấy!

>> Mẹ có thể xem thêm Trẻ hay lắc đầu có đáng lo không?

4. Một số lưu ý quan trọng về cách bế em bé sơ sinh

Ngoài biết cách bế em bé sơ sinh, mẹ cũng cần lưu ý thêm những vấn đề sau:

  • Trẻ mới sinh cần được đỡ chắc ở phần đầu và mông. Khoảng cách bế em bé sơ sinh đó là cơ thể bé cách mặt mẹ khoảng 30-45cm.
  • Ba mẹ nên tháo hết phụ kiện, trang sức trên tay, cổ hoặc tai để tránh làm trầy xước làn da mỏng manh của bé trong khi ẵm bồng. Có thể xoa hai tay để tạo hơi ấm trước khi bế trẻ.
  • Cố gắng giao tiếp với bé trong lúc bế, chẳng hạn như mỉm cười, trò chuyện, hát ru, đung đưa nhịp nhàng khi trẻ quấy khóc.
  • Với cách bế em bé sơ sinh lên từ giường, mẹ ôm bé chặt, 2 mặt kề sát nhau trong khi đang cố định cơ thể bé vào ngực mình.
  • Với trẻ 0-2 tháng tuổi, khi cho bé bú, mẹ có thể bọc bé trong khăn để tạo cảm giác yên tâm cho con khi ăn sữa mẹ.
  • Quan sát phản ứng của bé khi mẹ bế để xem bé có cảm thấy khó chịu hay không.
  • Cách bế em bé sơ sinh quan trọng đó là giữ đầu bé thoải mái để bé có thể di chuyển và thở.
  • Cố gắng tiếp xúc da chạm da với bé để tăng cường tình cảm giữa mẹ và bé.
  • Nếu mẹ cảm thấy lo lắng khi bế bé, hãy ngồi xuống và từ từ bế bé lên.
  • Cách bế em bé sơ sinh leo lên hoặc lên xuống cầu thang là bế bé bằng cả hai tay để tăng thêm sự an toàn.
  • Đừng bế bé khi mẹ đang bực bội và giận dữ vì những hành động không kiểm soát của bạn lúc này có thể gây tổn thương cho bé.
  • Mẹ có thể sử dụng địu em bé để hỗ trợ nếu bạn phải bế bé trong thời gian dài.
  • Trong khi bế bé, ngay cả khi bé quấy khóc, mẹ nên giữ bình tĩnh, hạn chế động tác trở nên quá nhanh hay quá mạnh. Hầu hết các bé đều thích được bồng bế bế với sự bình tĩnh, dịu dàng vì sẽ đem lại cho bé cảm giác an toàn.
  • Khi trẻ sơ sinh bị thu hút bởi trò chơi nào đó, sau khi kết thúc, mẹ nên bế bé một lúc để bé yên tĩnh, thư giãn sau khi bé vừa trải qua trạng thái phấn khích.

5. Vì sao biết cách bế em bé sơ sinh quan trọng?

Bao ngày ngóng trông mẹ đã được gặp con nhưng chính trong lần đầu tiên ấy không ít ông bố, bà mẹ lóng ngóng trong cách bế trẻ sơ sinh. Chào “thế giới mới” bằng tiếng khóc oe oe bé hẳn còn rất lạ lẫm. Sẽ tuyệt vời hơn nếu thiên thần nhỏ được mẹ bế ẵm vào lòng, vuốt ve trìu mến và trò chuyện thân mật.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi sinh, mẹ ôm con vào lòng, nựng yêu và nhìn âu yếm vào mặt là điều cần thiết và có lợi cho bé. Với trẻ sinh nhẹ ký, cân nặng sẽ tăng nhanh hơn nếu được đặt trên tấm trải mềm mượt, mịn màng vì những tấm trải như vậy tạo cho bé cảm giác được tiếp xúc, vuốt ve.

Tùy vào từng giai đoạn cụ thể của trẻ mẹ nên áp dụng cách bế em bé sơ sinh sao cho phù hợp. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần thật nhẹ nhàng, bình tĩnh và cẩn thận để không làm tổn thương đến cột sống và các cơ quan khác trên cơ thể non nớt của trẻ.

Theo các nghiên cứu khoa học, việc thường xuyên bế bồng là một cách rất tốt để xây dựng tình cảm giữa mẹ và bé sơ sinh. Ngoài ra, các bé được mẹ ôm ấp thường xuyên cũng mau lớn và có những cảm nhận tích cực, yên tâm và bình tĩnh hơn. Do đó, đừng ngại bế con bất cứ khi nào mẹ muốn; và bế em bé đúng cách ở bất kỳ tư thế nào mà mẹ cảm thấy thuận tiện và bé được nâng đỡ một cách tốt nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. How to hold a newborn: in pictures
https://raisingchildren.net.au/newborns/health-daily-care/holding-newborns/how-to-hold-your-newborn#:~:text=
Ngày truy cập: 15/03/2023

2. Positioning
https://www.llli.org/breastfeeding-info/positioning/
Ngày truy cập: 15/03/2023

3.A Guide for First-Time Parents
https://kidshealth.org/en/parents/guide-parents.html
Ngày truy cập: 15/03/2023

4. 10 tips for handling and holding a newborn
https://utswmed.org/medblog/newborn-holding-tips/
Ngày truy cập: 15/03/2023

5. How to breastfeed
https://www.nhs.uk/start4life/baby/feeding-your-baby/breastfeeding/how-to-breastfeed/breastfeeding-positions/
Ngày truy cập: 15/03/2023

x