Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 25/04/2024

Bí kíp chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng cách

Bí kíp chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng cách
Có thể nói, tháng đầu tiên sau khi sinh là giai đoạn khó khăn nhất với cả mẹ và bé. Dù còn rất đau và mệt mỏi, mẹ sau sinh cũng phải nhanh chóng học cách thích nghi với những việc mới mẻ: Cho con bú, bế con, chăm sóc và vệ sinh hàng ngày cho bé. Tương tự, bé mới sinh cũng rất vất vả học cách làm quen với môi trường bên ngoài. 

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi có gì đặc biệt? Tham khảo ngay bài viết sau, mẹ nhé!

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tuần đầu tiên

Tuần đầu tiên sau sinh là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trong thời gian này, trẻ cần được chăm sóc đặc biệt về mọi mặt, từ ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh, đến giữ ấm, tiêm chủng,…

Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tuần đầu tiên mà các bậc cha mẹ cần lưu ý:

1. Chăm sóc ăn uống

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chủ yếu bú mẹ. Mẹ nên cho trẻ bú ngay sau sinh và bú theo nhu cầu của trẻ, cả ngày lẫn đêm. Nếu trẻ bú sữa mẹ, mẹ cần chú ý ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý để có đủ sữa cho con.

Nếu trẻ bú sữa công thức, mẹ cần pha sữa đúng cách, theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Mẹ cũng cần vệ sinh bình sữa, núm vú sạch sẽ trước và sau khi pha sữa cho trẻ.

2. Chăm sóc vệ sinh

Vệ sinh là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần được chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tuần đầu. Mẹ cần vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, thường xuyên để tránh nhiễm trùng.

  • Vệ sinh rốn: Rốn của trẻ sơ sinh là nơi dễ bị nhiễm trùng nhất. Mẹ cần vệ sinh rốn cho trẻ 2-3 lần/ngày bằng nước muối sinh lý. Sau khi vệ sinh, mẹ cần lau khô rốn và để rốn thông thoáng.
  • Vệ sinh da: Da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm. Mẹ nên vệ sinh da cho trẻ bằng nước ấm và khăn mềm. Khi tắm cho trẻ, mẹ không nên tắm quá lâu và tránh để nước vào tai, mũi, mắt của trẻ.
  • Vệ sinh mắt: Mẹ nên vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày.
  • Vệ sinh mũi: Mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý khi trẻ bị chảy nước mũi.
  • Vệ sinh miệng: Mẹ nên vệ sinh miệng cho trẻ bằng gạc mềm, nước ấm.
  • Vệ sinh tã lót: Mẹ nên thay tã lót cho trẻ thường xuyên, ít nhất 6-8 lần/ngày. Khi thay tã lót, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da tiếp xúc với tã lót.
  • tắm cho bé 1 tháng tuổi
    Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tuần đầu tiên

    3. Chăm sóc giấc ngủ

    Trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều, trung bình khoảng 16-18 tiếng/ngày. Mẹ nên tạo môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh cho trẻ. Mẹ cũng cần lưu ý không để trẻ ngủ quá lâu trong xe hơi hoặc trong nôi cũi.

    >> Mẹ xem thêm: 14+ mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh theo tâm linh

    4. Chăm sóc nhiệt độ cơ thể

    Trẻ sơ sinh có hệ thống điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện, do đó dễ bị hạ thân nhiệt. Mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vào mùa lạnh. Mẹ có thể cho trẻ mặc quần áo ấm, đắp chăn, hoặc đặt một chiếc đèn sưởi nhỏ ở gần trẻ.

    5. Chăm sóc tiêm chủng

    Trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của bác sĩ.

    6. Chăm sóc tâm lý

    Trẻ sơ sinh cần được yêu thương, vỗ về, chăm sóc cẩn thận. Mẹ nên dành nhiều thời gian cho trẻ, trò chuyện, hát ru, cho trẻ bú,… để trẻ cảm thấy được yêu thương và an toàn.

    Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tuần đầu tiên
    Cách chăm sóc tâm lý trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tuần đầu tiên

    Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đến khi đầy tháng

    1. Chú ý sự thay đổi thân nhiệt trẻ sơ sinh

    Không giống người lớn có thể tự điều hòa thân nhiệt, thân nhiệt trẻ sơ sinh rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Ngay cả trong những ngày hè oi ả, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị hạ thân nhiệt, nhất là các bé sinh non, không có đủ lớp mỡ dưới da để cách nhiệt. Mẹ nên chú ý giữ phòng của con luôn thoáng khí. Nếu sử dụng máy lạnh, bạn cũng không nên chỉnh nhiệt độ phòng quá thấp. Trung bình khoảng 26-28 độ C là vừa đủ.

    Lưu ý: Không để trẻ nằm dưới máy lạnh, hoặc mở quạt trong phòng máy lạnh.

    Ngoài ra, với các cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho trẻ. Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh giao động từ 36,5-37 độ C nếu đo nhiệt độ ở hậu môn. Mẹ nên cộng thêm 0,5 độ C nếu đo nhiệt độ ở nách, và 0,3 độ C nếu đo ở tai. Tùy theo trường hợp thân nhiệt trẻ tăng hoặc giảm, cách xử lý cũng khác nhau.

    • Thân nhiệt trẻ dưới 36 độ C: Mẹ cần ủ ấm cho bé ngay.
    • Thân nhiệt từ 37,5 độ C: Mẹ có thể cởi bớt quần áo, hoặc thay áo mỏng, nhẹ hơn cho trẻ.
    • Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C: Bé bị sốt cần được hạ sốt nhanh. Mẹ có thể dùng khăn mát lau người. Nếu nhiệt độ không giảm, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay.

    Lưu ý: Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

    2. Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

    Trẻ sơ sinh không cần được tắm mỗi ngày. Tắm cho trẻ sơ sinh quá nhiều, ngược lại sẽ gây ảnh hưởng xấu đến làn da của trẻ, do lớp bảo vệ độ ẩm trên da bị trôi đi. Tuy không cần tắm hàng ngày, nhưng việc vệ sinh rốn, bẹn và bộ phận sinh dục rất cần thiết.

    Sau 5-7 ngày sau sinh, phần rốn còn lại của bé sẽ bắt đầu rụng. Cuống rốn là một vết thương hở, nên dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, mẹ nên lưu ý những dấu hiệu bất thường như rốn có mùi hôi, rỉ máu, rỉ nước vàng hoặc chậm rụng rốn sau 3 tuần… Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng rốn rất nguy hiểm.

    Chú ý: Mẹ cần làm sạch vùng rốn ít nhất 1 lần/ ngày bằng tăm bông chấm vào nước sôi để nguội và lau khô nhẹ nhàng.

    3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi – Cẩn thận vàng da

    Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi rất dễ bị vàng da, nhất là trong tuần đầu tiên sau sinh. Đây là hiện tượng vàng da sinh lý, sẽ nhanh chóng biến mất và không ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng vàng da kéo dài, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện, bởi bé có nguy cơ bị vàng da do bệnh lý. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh.

    Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên thường xuyên cho trẻ tắm nắng. Không chỉ giúp bổ sung vitamin D3 cho xương chắc khỏe, tắm nắng cũng là cách điều trị những trường hợp vàng da nhẹ đơn giản tại nhà.

    4. Thay tã cho trẻ sơ sinh

    Dù lần đầu làm mẹ, việc thay tã cho trẻ sơ sinh chắc cũng không làm khó được bạn. Tuy nhiên, điều mẹ cần quan tâm nhất là thời gian thay tã cho bé. Tiếp xúc với tã bẩn trong thời gian dài là nguyên nhân gây hăm tã thường gặp. Tốt nhất, mẹ nên thay tã cho bé sau 3-4 giờ, hoặc sau mỗi cữ bú. Khi thay tã, mẹ nên vệ sinh bộ phận sinh dục trẻ. Lưu ý, vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn “di cư” đến vùng kín của trẻ.

    thay tã cho bé sơ sinh
    Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đến khi đầy tháng

    5. Bế trẻ sơ sinh đúng cách

    Một cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là bế trẻ sơ sinh đúng cách. Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi xương rất yếu nên cần được bế đúng cách, nếu không sẽ dễ bị tổn thương. Mẹ có thể tham khảo cách bế trẻ sơ sinh của các y tá, điều dưỡng hoặc học hỏi kinh nghiệm của bà nội, ngoại. Ôm sát bé vào lòng, dùng tay đỡ lưng, đầu và cổ bé. Mẹ cũng nên âu yếm, dùng tay vuốt ve và hôn nhẹ bé. Hành động này sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của mẹ.

    >> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ, cứ đặt bé xuống giường là khóc phải làm sao?

    6. Chăm sóc giấc ngủ của trẻ

    Giấc ngủ đối với chúng ta rất quan trọng, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. Như chúng ta đã biết, trẻ ở độ tuổi này thường ngủ rất nhiều cụ thể là khoảng 16-18 tiếng và chỉ thức dậy lúc bú sữa mẹ và tiểu tiện. Vậy sao lại có những bé lại quấy khóc, không chịu ngủ và cách chăm sóc giấc ngủ cho bé như thế nào nhỉ?

    Nhiều mẹ nghĩ con ngủ nhiều và dễ ngủ đâm ra chủ quan. Chính vì vậy, các mẹ nên tạo cho trẻ một không gian thoải mái, yên tĩnh khiến bé có một giấc ngủ sâu và ngon hơn. Tránh những tiếng động lớn để bé không phải bị giật mình.

    Nhiều khi bố mẹ thường hay thắc mắc: “con nhà mình có vấn đề gì về sức khoẻ không mà khi nào cũng khóc đêm?”. Không đúng đâu các bố mẹ nhé, đấy là dấu hiệu bình thường trong sự phát triển của trẻ. Vậy nên, bố mẹ đừng nên để bé thức nhiều vào ban ngày để ban đêm dễ ngủ nhé!

    >> Mẹ xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi – 5 lưu ý không thể quên!

    7. Chăm sóc trẻ đúng cách với việc cho trẻ bú

    Trong độ dưới 1 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu không thể thay thế được của trẻ bởi vì sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ tất cả những dưỡng chất thiết yếu mà trẻ cần cho quá trình phát triển. Chính vì lẽ đó, các mẹ nên chú ý vào chế độ dinh dưỡng của bản thân để cho sữa được nhiều và luôn khỏe mạnh để bảo vệ con.

    Các mẹ cần lưu ý, trước và sau khi trẻ bú cần vệ sinh sạch sẽ đầu vú bằng cách nhúng khăn mềm vào nước ấm và lau sạch. Cách tốt nhất để cung cấp đủ cữ sữa cho trẻ là để bé tự quyết định bằng việc quan sát khi nào bé đói thì mẹ sẽ cung cấp ngay.

    Chăm sóc trẻ dưới 1 tháng tuổi với việc cho bé bú
    Cách chăm sóc trẻ dưới 1 tháng tuổi với việc cho bé bú

    Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tuy không quá phức tạp nhưng rất cần sự cẩn thận. Mẹ nên lưu ý những điều trên đây để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con yêu, nhất là trong giai đoạn bé cưng còn rất “mỏng manh, yếu đuối”.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. 5 Useful Tips To Take Care Of Your One Month Old Baby
    5 Useful Tips To Take Care Of Your One Month Old Baby (momjunction.com)
    Ngày truy cập: 28/12/2023

    2. 1 Month Old Baby
    Care for Your 1 Month Old Baby – Huggies
    Ngày truy cập: 28/12/2023

    3. HOW TO TAKE CARE OF A 1-YEAR-OLD BABY
    How to Take Care of a 1-Year-Old Baby: Tips and Tricks | Unplanned Pregnancy
    Ngày truy cập: 28/12/2023

    4. CALPOL® Products for Babies under 1
    Medicine for Babies | Under 1 Year | CALPOL® UK
    Ngày truy cập: 28/12/2023

    5. Nasal Congestion (Infant/Toddler)
    Nasal Congestion (Infant/Toddler) (fairview.org)
    Ngày truy cập: 28/12/2023

    x