Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/11/2021

Cách làm sữa chua từ sữa mẹ cho bé lười ăn, hay ốm vặt

Cách làm sữa chua từ sữa mẹ cho bé lười ăn, hay ốm vặt
Cách làm sữa chua từ sữa mẹ cũng tương tự như cách làm sữa chua từ các loại sữa khác. Mẹ hãy tận dụng nguồn sữa mẹ còn dư để làm sữa chua cho bé thưởng thức, vừa bổ dưỡng lại tăng cường lợi khuẩn cho con.

Sữa mẹ chắc chắn là thức ăn tốt nhất và không thể thay thế đối với trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ. Đó là lý do mẹ không nên phí phạm nguồn dinh dưỡng quý giá này. Hãy học cách làm sữa chua từ sữa mẹ để tận dụng sữa dư bé bú không hết mẹ nhé.

Tại sao mẹ phải học cách làm sữa chua từ sữa mẹ?

Mẹ nên học cách làm sữa chua từ sữa mẹ vì đây là loại sữa chua giàu dinh dưỡng nhất dành cho trẻ . Về bản chất, sữa mẹ chứa nhiều kháng thể cùng những thành phần dinh dưỡng tối ưu mà không loại sữa nào sánh kịp. Đó là protein, sắt, canxi, các vitamin và khoáng chất. Đặc biệt sữa mẹ chứa chất béo DHA, cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác và tăng cường sức đề kháng ở trẻ.

Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh được bú mẹ thường có chỉ số thông minh cao hơn nhóm trẻ còn lại. Thêm nữa, các nhà khoa học cũng phát hiện não của trẻ bú sữa mẹ có nồng độ DHA cao hơn não của trẻ dùng sữa công thức.

Ngoài ra, cũng như các loại sữa chua khác, sữa chua làm từ sữa mẹ chứa các lợi khuẩn, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, kích thích bé ăn ngon miệng. Bên cạnh đó, món phụ này còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng, thích hợp cho trẻ lười ăn, hay ốm vặt.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Những sự thật mẹ cần biết khi trẻ biếng ăn

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua làm từ sữa mẹ?

Trước khi học cách làm sữa chua từ sữa mẹ, mẹ cần biết trẻ mấy tháng ăn được sữa chua.

Dưới 6 tháng, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên sữa chua không phải là món ăn dành cho bé. Thời điểm tốt nhất con có thể ăn được sữa chua là từ 7 tháng trở lên. Đồng thời, mẹ nên cho con ăn sữa chua sau bữa ăn chính 20-30 phút để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Liều lượng sữa chua cho trẻ ăn tùy theo độ tuổi:

– Bé dưới 1 tuổi: khoảng 50g/ngày.

– Bé từ 1-2 tuổi: khoảng 80g/ngày.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Cho trẻ ăn sữa chua đúng cách

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua làm từ sữa mẹ?

Cách làm sữa chua cho bé bằng sữa mẹ

Mẹ có thể làm sữa chua từ sữa mẹ mới vắt hoặc sữa trữ đông. Nếu là sữa mẹ trữ đông, mẹ cần rã đông trước khi làm. Cách rã đông đơn giản nhất là nếu ngày mai làm sữa chua thì hôm nay mẹ để túi sữa đông đá ở ngăn mát tủ lạnh. Hôm sau sữa đã rã đông tự nhiên một cách an toàn.

– Nguyên liệu

  • 600ml sữa mẹ
  • 1/2 hộp sữa chua không đường (để ở nhiệt độ phòng) để làm sữa chua cái
  • Hũ thủy tinh đã tiệt trùng bằng nước sôi
  • Nồi cơm điện (hoặc thùng xốp)

– Các bước thực hiện cách làm sữa chua bằng sữa mẹ

  • Cho sữa mẹ vào nồi hâm với lửa vừa, khi thấy sủi tăm là được. Không đun sôi bùng vì sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Dùng nhiệt kế để canh nhiệt độ sữa là tiện nhất. Nhiệt độ đạt là khoảng 70 độ C.
  • Sau đó tắt bếp, cho sữa vào chậu nước lạnh làm nguội đến 45 độ C thì cho nửa hũ sữa chua cái vào khuấy nhẹ nhàng.
  • Cho sữa chua vào hũ, đậy kín nắp.
  • Tiếp theo là bước ủ sữa chua. Xếp các hũ sữa chua vào nồi cơm điện, đổ nước ngập 1/2 hũ. Nhiệt độ nước khoảng 40 – 45 độ C. Sau đó để nồi ở chế độ “warm”. Thời gian ủ khoảng 6-8 giờ. Thời gian ủ càng lâu thì sữa chua càng sánh đặc.
  • Sau bước ủ sữa là mẹ đã có thành phẩm. Mẹ cho sữa chua vào tủ lạnh để bảo quản. Trước khi cho trẻ ăn, mẹ nên ngâm sữa chua vào nước ấm để bớt lạnh.
  • Nếu không có nồi cơm điện, mẹ có thể dùng thùng xốp nhỏ để ủ sữa chua. Tương tự, mẹ xếp các hũ sữa chua vào thùng xốp, đổ nước ấm (40-45 độ C) ngập ½ hũ. Đậy kín nắp thùng xốp. Việc đậy nắp chặt sẽ giúp giữ nhiệt bên trong thùng, đảm bảo quá trình lên men sữa chua. Thời gian ủ như trên, khoảng 6-8 tiếng.

    Những lưu ý khi chế biến sữa chua từ sữa mẹ

    Khi học cách làm sữa chua từ sữa mẹ, để có mẻ sữa chua thành công, giàu dinh dưỡng, không tách nước, mẹ lưu ý một số điều sau:

    – Không thêm đường vào sữa chua vì đường không tốt cho sức khỏe và răng lợi của bé.

    – Không dùng sữa đã vắt để bên ngoài hơn 4 giờ vì sữa để quá lâu ở môi trường bên ngoài dễ bị nhiễm khuẩn và gây tiêu chảy cho bé.

    – Không nên xin sữa mẹ về làm vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe của trẻ.

    – Dụng cụ làm sữa chua nên tiệt trùng kỹ để an toàn cho con.

    – Để sữa chua không tách nước, nên để sữa chua cái ở nhiệt độ phòng. Nếu sữa chua cái lạnh, khi gặp sữa nóng sẽ làm hư lợi khuẩn, thành phẩm sẽ không mịn đặc. Ngoài ra, thời gian ủ không đủ cũng làm sữa chua bị loãng.

    – Mẹ có thể xay thêm trái cây trộn vào thành phẩm để bé ăn ngon miệng mà món sữa chua cũng thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất.

    >>> Mẹ có thể xem thêm: Cho bé ăn trái cây thế nào mới đúng?

    Những cách chế biến khác từ sữa mẹ

    Bên cạnh tham khảo cách làm sữa chua từ sữa mẹ, mẹ có thể làm kem trái cây từ sữa mẹ hay cho sữa mẹ vào món ăn dặm của bé.

    – Làm kem từ sữa mẹ

    Cách làm đơn giản vô cùng. Mẹ chỉ cần cho sữa mẹ vào khuôn làm kem que, có thể thêm trái cây xay nhuyễn để món kem thêm hấp dẫn. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà mẹ chọn loại trái cây thích hợp với con.

    Đặc biệt, món kem này có thể làm dịu cảm giác khó chịu cho bé ở giai đoạn mọc răng. Với trẻ lớn hơn, đó là món ăn giải khát bổ dưỡng cho ngày hè nóng nực. Nhưng mẹ chỉ nên thỉnh thoảng cho trẻ ăn kem để thay đổi khẩu vị vì ăn nhiều dễ làm trẻ viêm họng.

    Làm kem từ sữa mẹ

    – Cho sữa mẹ vào món ăn dặm của trẻ

    Khi tập cho bé ăn dặm bột ngọt, mẹ có thể thêm một ít sữa mẹ vào để món ăn có hương vị quen thuộc, kích thích vị giác của bé. Chẳng hạn khi làm bột ăn dặm trái bơ cho bé, mẹ có thể xay chung sữa mẹ với thịt quả bơ.

    Hy vọng với cách làm sữa chua từ sữa mẹ, mẹ có thể chế biến thêm nhiều món ăn giàu dinh dưỡng khác từ sữa mẹ cho bé yêu của mình.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. DHA Effects in Brain Development and Function
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4728620/

    Ngày truy cập: 2/11/2021.

    2. Impact of breast milk on IQ, brain size and white matter development
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2939272/

    Ngày truy cập: 2/11/2021.

    3. Breast-feeding beyond infancy: What you need to know
    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/extended-breastfeeding/art-20046962

    Ngày truy cập: 2/11/2021.

    4. Breastfeeding
    https://www.cdc.gov/nutrition/InfantandToddlerNutrition/foods-and-drinks/when-to-introduce-solid-foods.html

    Ngày truy cập: 2/11/2021.

    5. Weaning
    https://www.cdc.gov/nutrition/InfantandToddlerNutrition/breastfeeding/weaning.html

    Ngày truy cập: 2/11/2021.

    x