Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Kiều Vân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Thư
Cập nhật 04/08/2023

Hướng dẫn cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú

Hướng dẫn cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trẻ trong giai đoạn 6 tháng đầu. Tuy nhiên, trong lúc bú con rất dễ nuốt kèm không khí làm con đầy bụng và bú ít hơn. Chính vì thế mà mẹ cần vỗ ợ hơi cho con sau mỗi cử bú.

Vậy mẹ đã biết cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh chưa? Và nên vỗ ợ hơi cho bé trong bao lâu? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay mẹ nhé!

1. Vì sao bé cần ợ hơi sau khi bú?

Câu trả lời là vì trong những năm tháng đầu đời, dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, dạ dày của con chỉ có thể chứa được khoảng 30 ml sữa khi con được 1 tuần tuổi. Trong khi bú mẹ, bé sẽ có thể nuốt một lượng không khí cùng với sữa đi vào bụng.

Ngoài ra, khi trẻ bú bình, việc cầm bình sai tư thế cũng thường dễ khiến trẻ nuốt không khí từ bình. Nhìn chung, trẻ bú mẹ có xu hướng ít nuốt hơi hơn trẻ bú bình. Lượng không khí tồn đọng khiến con bị đầy bụng, khó chịu; hoặc là dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh là cách giúp con:

  • Tống được các khí đang bị kẹt trong dạ dày ra ngoài.
  • Bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu; và giảm được tình trạng ọc sữa, nôn trớ sau khi bú.
  • Khi thể tích dạ dày được giải phóng, bé sẽ bú được nhiều hơn, giúp con no lâu và ngủ ngon hơn.

Vậy cách vỗ lưng ợ hơi cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách? Mẹ cùng đọc tiếp nhé!

2. Cha mẹ nên vỗ lưng ợ hơi cho trẻ sơ sinh vào lúc nào?

Mẹ nên áp dụng những cách vỗ lưng ợ cho trẻ sơ sinh trong những thời điểm sau:

  • Sau mỗi cữ bú hoặc giữa cữ bú.
  • Khi bé bú xong sữa mẹ 1 bên vú; hoặc con bú xong 1 bình sữa khoảng 60 – 90ml.
  • Kể cả khi con bú ngày hay bú đêm, thì mẹ vẫn phải nhớ thực hiện vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh.
  • Đối với các bé bị nôn trớ, trào ngược, và dễ bị đầy bụng mẹ cần thực hiện vỗ ợ hơi thường xuyên hơn.
  • Trong suốt 6 tháng đầu đời, không chỉ cần cho bé ợ hơi; sau mỗi cữ bú mẹ nên bế bé thẳng đứng trong 10 – 15 phút để tránh không cho sữa trào ngược ra.
  • Mỗi trẻ có những đặc điểm riêng, cha mẹ cần linh hoạt thay đổi theo biểu hiện của bé; không nhất định cần thiết hay bắt buộc phải tìm cách vỗ ợ hơi nếu trẻ sơ sinh đang cảm thấy vui vẻ hay cần được dỗ ngủ và không kèm triệu chứng khó chịu.

    >> Xem thêm: Phương pháp kích sữa power pumping giúp gọi sữa mẹ về dồi dào

    3. Hướng dẫn thao tác vỗ lưng ợ hơi cho trẻ sơ sinh đúng cách

    Thông thường, vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sẽ có 3 cách và tư thế phổ biến bao gồm: (1) Bế con trên vai; (2) Úp mặt vào đùi; và (3) Cho con ngồi trên đùi.

    3.1 Cách vỗ lưng ợ hơi cho trẻ sơ sinh – Tư thế vác trên vai

    Bước 1: Mẹ lót một chiếc khăn sạch lên vai và để nó nằm dưới cằm em bé. Chiếc khăn sẽ giúp mẹ không bị bẩn quần áo nếu bé ọc sữa. Đồng thời, mẹ giúp lau miệng và mũi bé ngay sau khi bé ợ.

    Bước 2: Bế em bé vào ngực sao cho cằm bé đặt trên vai mẹ. Nếu em bé ngủ trên cánh tay sau khi bú, mẹ hãy cẩn thận chuyển bé lên vai từ từ. Sau đó đặt một bàn tay dưới mông để đỡ bé và tay còn lại đặt sau lưng con.

    Bước 3: Mẹ chụm các ngón tay rồi vỗ nhẹ vào lưng con sao cho phát ra âm thanh “bụp, bụp” bằng bàn tay đang đặt sau lưng bé. Vỗ nhẹ từng cái theo nhịp đều, vỗ từ dưới lên cho đến khi trẻ sơ sinh ợ hơi (hoặc con ngủ thiếp đi).

    Bước 4: Sau khi con đã ợ hơi, mẹ cẩn thận đặt bé nằm lại vào cũi hoặc nôi một cách nhẹ nhàng để con không phải thức giấc.

    LƯU Ý: Cần chắc chắn rằng trẻ có thể thở một cách thoải mái ở tư thế vỗ ợ hơi này và không tụt xuống khỏi vai về sau quá nhiều.

    tư thế vỗ ợ hơi cho bé
    Cách vỗ lưng ợ hơi cho trẻ sơ sinh với tư thế vác bé trên vai

    3.2 Tư thế vỗ lưng ợ hơi cho trẻ sơ sinh – Tư thế úp mặt vào đùi mẹ

    Bước 1: Mẹ cẩn thận chuyển em bé nằm lên đùi. Đặt bé nằm sấp sao cho ngực, bụng và chân bé nằm ngang đùi mẹ. Nhấc chân ở bên dưới ngực em bé lên khoảng 5cm để đầu và ngực bé cao hơn bụng.

    Bước 2: Nếu miệng và mũi bé đặt sát vào đùi mẹ, mẹ hãy xoay hoặc nhấc đầu bé lên một chút để miệng và mũi bé không bị che chắn. Dùng một bàn tay nhẹ nhàng đỡ đầu bé trong khi điều chỉnh tư thế

    Bước 3: Vỗ nhè nhẹ vào lưng hoặc xoa lưng cho con theo chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ. Tránh vỗ mạnh hoặc đột ngột vì sẽ làm con giật mình hoặc bị đau. Thường thì con sẽ ợ hơi chỉ sau vài phút, mẹ nhớ lắng nghe để biết khi nào nên dừng lại nhé.

    vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh
    Cách vỗ ợ hơi lưng cho trẻ sơ sinh: Mẹ có thể cho bé nằm sấp ngang trên đùi, bụng bé được đặt lên một chân còn đầu bé nằm ở chân bên kia

    3.3 Cách vỗ lưng cho trẻ sơ sinh ợ hơi – Tư thế cho con ngồi trên đùi

    Bước 1: Mẹ đeo yếm cho trẻ hoặc sử dụng miếng vải sạch lót phần ngực và bụng của bố mẹ để giữ áo quần được sạch sẽ nếu trường hợp con nôn ợ (đây là hiện tượng bình thường ở các trẻ, mẹ không cần quá lo lắng)

    Bước 2: Để trẻ ngồi tựa lưng lên đùi. Sử dụng một tay để bế trẻ sao cho lòng bàn tay nâng đỡ phần ngực trong khi các ngón tay nhẹ nhàng nâng cằm và hàm dưới.

    Bước 3: Cho trẻ ngồi hướng nhẹ về phía trước và vỗ lưng trẻ bằng tay còn lại. Các động tác đều nên được thực hiện một cách nhẹ nhàng và tránh làm đau con.

    LƯU Ý: Cha mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG đặt ngón tay vào bên trong miệng hoặc đỡ tay ở vị trí cổ họng của con. Vì như vậy sẽ làm cho con bị ngạt thở trong lúc bế.

    >> Cùng chủ đề vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh: Tư thế cho con bú đúng cách để con không bị sặc sữa

    cách vỗ lưng cho bé sơ sinh ợ hơi
    Cách vỗ ợ hơi lưng cho trẻ sơ sinh: Mẹ cho bé nằm sấp hoặc ngồi trên cánh tay mẹ, đảm bảo phần đầu bé cao hơn ngực

    3.4 Làm sao biết trẻ sơ sinh đã ợ hơi?

    Trong lúc mẹ thực hiện những cách vỗ lưng ợ hơi cho trẻ sơ sinh, con sẽ phát ra tiếng ợ; nín khóc; con cảm thấy dễ chịu và muốn bú tiếp. Trong lúc vỗ lưng ợ hơi, nếu con có nôn trớ ra một ít sữa, thì mẹ hãy yên tâm vì đây là một hiện tượng bình thường mẹ nhé.

    Đồng thời mẹ cũng đừng quên đặt một chiếc khăn sạch trên vai hoặc đùi của mẹ khi bế con nhé.

    >> Cùng chủ đề vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú: Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm không quấy khóc

    3.5 Nên vỗ ợ hơi cho bé trong bao lâu?

    Thời gian vỗ ợ hơi cho bé bao lâu tùy thuộc vào lượng không khí bé đã nuốt trong khi bú mẹ hoặc bú bình. Do đó, không có ước tính thời gian cụ thể để vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh, nhưng mẹ có thể cân nhắc thực hiện từ 10 đến 15 phút.

    Điều quan trọng là theo dõi phản ứng của bé sau khi mẹ vỗ ợ hơi, nếu bé đã có dấu hiệu hoàn thành ợ hơi, mẹ có thể yên tâm để dừng việc vỗ lưng cho con. Với các bé bú bình, các chuyên gia khuyến nghị vỗ ợ hơi cho bé sau khi con tu được 60 – 90 ml sữa.

    Mẹ cần phải làm gì nếu con vẫn không ợ hơi?
    Mẹ cần phải làm gì nếu con vẫn không ợ hơi? Và nên vỗ ợ hơi cho con trong bao lâu?

    4. Mẹ cần phải làm gì nếu trẻ sơ sinh vẫn không ợ hơi?

    Nếu mẹ đã thực hiện vỗ lưng ợ hơi nhưng con vẫn chưa ợ. Lúc này, mẹ hãy tiếp tục áp dụng những cách vỗ ợ hơi cho bé trong khoảng 10 – 15 phút cho đến khi con ợ hơi xong.

    Trường hợp bé không thể ợ hơi và con vẫn quấy khóc liên tục, thì cũng rất có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó khiến con khó chịu. Mẹ nên ưu tiên cho con đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi càng sớm càng tốt nhé.

    Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính đối với con. Chính vì thế mà cha mẹ nên thường xuyên thực hiện vỗ ợ hơi cho con. Sau 6 tháng, hệ tiêu hóa của con đã phát triển hơn; cũng như là con đã có thể ăn dặm mà ít cần đến sự hỗ trợ của cha mẹ.

    Tóm lại, với những cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ; hoặc trẻ sơ sinh mà Marrybaby đã đề cập ở trên là tất cả những gì mẹ cần biết về việc vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh đúng cách.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. How to Burp Baby—and Why They Need to Burp
    https://pathways.org/how-to-burp-baby-and-why
    Ngày truy cập: 04.08.2023

    2. Burping Your Baby
    https://kidshealth.org/en/parents/burping.html
    Ngày truy cập: 04.08.2023

    3. Burping your baby
    https://www.nhs.uk/start4life/baby/feeding-your-baby/breastfeeding/how-to-breastfeed/burping-your-baby/
    Ngày truy cập: 04.08.2023

    4. Baby basics: How to burp your baby
    https://www.unicef.org/parenting/child-care/how-to-burp-baby
    Ngày truy cập: 04.08.2023

    5. Newborn wind and burping: in pictures
    https://raisingchildren.net.au/newborns/health-daily-care/health-concerns/wind
    Ngày truy cập: 04.08.2023

    x