Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bố mẹ nào cũng mong muốn chăm sóc trẻ sơ sinh thật tốt. Do đó, bố mẹ cần tìm hiểu ngay những điều cần biết về trẻ sơ sinh sau đây!
Hầu hết chúng ta đều biết trẻ sơ sinh dễ thương, và đầy tính âu yếm. Một đứa bé có thể làm bừng sáng cả căn phòng bằng nụ cười của nó. Nhưng có những điều cần biết về trẻ sơ sinh có thể khiến bố mẹ cảm thấy vô cùng kinh ngạc.
Cùng MarryBaby tìm hiểu về 15 điều thú vị về bé trong bài viết này!
Quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ thường bao gồm:
Dưới đây là những điều cần biết về trẻ sơ sinh liên quan đến các giác quan của trẻ. Một số giác quan của bé sẽ phát triển nhiều hơn các giác quan khác. Mẹ cùng đọc và tham khảo nhé!
Một trong những điều cần biết về trẻ sơ sinh đó là bé khóc nhưng không chảy nước mắt. Mặc dù bé vẫn có màng nước mắt để bảo vệ và bôi trơn mắt; nhưng bé sẽ không chảy nước mắt cho tới khi bé được 3 tới 12 tuần tuổi. Thời gian chiều muộn và đầu giờ tối thường là lúc bé ồn ào nhất.
“Cơn khóc đỉnh điểm” là vào khoảng 46 tuần sau khi tuổi thai; hoặc 6 đến 8 tuần tuổi đối với trẻ sinh đủ tháng. Sau 3 tháng, những trận khóc thường sẽ giảm tần suất.
Những điều cần biết về trẻ sơ sinh đó là có mối liên hệ chặt chẽ với vị giác của trẻ. Điều này là do cô ấy không chỉ nếm thức ăn mẹ tiêu thụ qua nước ối; mà còn ngửi chúng. Cũng giống như vị giác; khi còn là trẻ sơ sinh, khứu giác của bé cũng rất phát triển.
Ngay từ lúc mới chào đời, trẻ sơ sinh đã thừa hưởng thính giác tinh nhạy; đặc biệt là với giọng của nữ giới. Các bé có thể rất nhanh phân biệt được các âm thanh khác nhau.
Vị giác của trẻ bắt đầu phát triển từ trong bụng mẹ. Và bắt đầu vào tuần thứ chín, em đã có những nụ vị giác nhỏ nhất cùng với miệng và lưỡi hình thành hoàn chỉnh. Bé sẽ thực sự nếm được những mùi vị đầu tiên bên trong bụng mẹ thông qua nước ối. Khi còn là trẻ sơ sinh, vị giác của bé rất phát triển.
Thông thường, những điều cần biết về trẻ sơ sinh đó là đa số các em đều thích các chất lỏng có vị ngọt hơn là vị chua, mặn và đắng. Em bé thường sẽ thích những thức ăn mà bé đã được tiếp xúc khi còn trong bụng mẹ. Sở thích hay khẩu vị của trẻ không mang tính di truyền (nghĩa là mẹ thích ăn gì không có nghĩa là con cũng như vậy).
Ngoài ra, bé có thể phát hiện ra sự khác biệt trong mùi vị sữa mẹ tùy thuộc vào những gì mẹ ăn. Điều này có thể có tác động tích cực đến vị giác của trẻ khi cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm trước khi trẻ có thể ăn chúng ở dạng thức ăn đặc.
Trong ba tháng đầu tiên, mắt của trẻ sơ sinh sẽ bị mờ. Điều này không có nghĩa là bé không có khả năng nhìn, mà là do não của bé chưa sẵn sàng xử lý quá nhiều thông tin hình ảnh. Khi bé lớn hơn và trí não phát triển, tầm nhìn của bé sẽ trở nên rõ ràng hơn rất nhiều.
Trẻ chỉ nhìn rõ những vật cách xa từ 20 cm trở xuống, vì thế bạn phải ở rất gần thì bé mới có thể nhìn rõ bạn. Và một điều rất thú vị là trẻ sơ sinh thích nhìn các đường cong hơn đường thẳng.
Em bé có thể nhìn thấy màu sắc sau khi sinh, nhưng việc phân biệt màu này với màu khác rất khó. Thông thường, các bé thích những màu cơ bản, đặc biệt là màu đỏ và màu xanh dương.
Sau khi được một tháng tuổi, bé có thể bắt đầu nhận thấy sự khác biệt về màu sắc; và có thể thấy những thay đổi nhỏ về màu sắc sau này.
Dưới đây là những điều cần biết về trẻ sơ sinh liên quan đến sinh hoạt hàng ngày giúp bố mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn.
Một trong những điều cần biết về trẻ sơ sinh đó là bé có thể ngủ hơn 16 giờ/ngày. Theo một cuộc khảo sát, các bà mẹ tham gia báo cáo rằng con của họ ngủ trung bình 14,3 giờ.
Để hạn chế điều này, bạn nên cho bé chơi với đồ ăn một lúc trước khi bắt đầu cho bé ăn. Mẹ có thể cho một chút thức ăn lên ngón trỏ của bé; rồi từ từ đút ngón trỏ vào miệng bé; đây là một cách để khuyến khích trẻ thử một món ăn mới.
>>>> Mẹ có thể tham khảo thêm Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: 5 mẹo trị cứt trâu cho trẻ đơn giản và hiệu quả
Một vài loại âm thanh sau được cho là giúp bé thư giãn và dỗ dành giấc ngủ của bé: đoạn ghi âm tiếng tim đập của mẹ; tiếng đồng hồ tích tắc; tiếng suối chảy, tiếng thác nước hoặc tiếng biển động; tiếng chạy máy hút bụi; tiếng bong bóng nước trong hồ cá; và tiếng vòi nước chảy.
Hơn nữa, em bé sẽ được xoa dịu và thấy an ủi với những âm thanh nhắc nhở bé về những tiếng động nhịp nhàng mà bé đã nghe thấy trong bụng mẹ. Âm thanh của nhịp tim khi bạn ôm bé trong lúc da kề da cũng có thể giúp trẻ bình tĩnh và điều hòa nhịp thở.
Nhiều trẻ sơ sinh cũng thích thú với âm thanh của máy giặt; tiếng động cơ ô tô khi chúng ngồi ở ghế sau, hoặc chỉ là một số tiếng ồn trắng đơn giản. Có rất nhiều đồ chơi và ứng dụng tạo ra những loại âm thanh này; mẹ chỉ cần tìm kiếm video tiếng ồn trắng miễn phí trực tuyến.
Dưới đây là những điều cần biết về trẻ sơ sinh liên quan đến cơ thể của trẻ để các mẹ giải tỏa nỗi lo lắng khi thấy bé có những sự khác biệt so với người trưởng thành.
Mặc dù lúc sinh bé có thể có tóc nhưng chúng sẽ mau chóng rụng đi; và được thay bằng tóc mới. Màu tóc mới có thể sẽ hoàn toàn khác với màu tóc ban đầu. Và thường là khi trẻ được bốn tháng tuổi. Một phần tóc hoàn toàn mới sẽ mọc ở vị trí của nó.
Thường trẻ sơ sinh có nước da màu hồng vì trẻ có rất nhiều hồng cầu trong máu. Màu da ở trẻ sơ sinh có thể thay đổi rất nhiều; từ tông màu hồng và trắng hoặc hơi vàng cho đến mẩn đỏ điển hình. Ngay cả từ thời điểm này sang thời điểm tiếp theo; màu da có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ hoạt động của em bé.
Tất nhiên, đặc điểm gia đình và yếu tố chủng tộc cũng sẽ ảnh hưởng đến màu da của trẻ sơ sinh. Khi mới sinh, da của trẻ bình thường có màu đỏ tím và chuyển sang màu đỏ tươi khi trẻ khóc. Trong vài ngày đầu tiên của cuộc đời, da dần dần mất màu đỏ này.
Ngoài ra, bàn tay và bàn chân của trẻ sơ sinh có thể có màu xanh và mát. Đến ngày thứ ba, cậu nhỏ cũng có thể xuất hiện màu hơi vàng. Tình trạng này được gọi là vàng da. Nó thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và đôi khi cần điều trị đặc biệt.
Một trong những điều cần biết về trẻ sơ sinh đó là nhịp tim. Vào thời điểm mới sinh, tim của một em bé đập với tốc độ 180 nhịp mỗi phút. Trong vòng vài giờ, tốc độ giảm xuống còn 140 nhịp. Khi được 1 tuổi, nhịp tim của trẻ sơ sinh là 115 nhịp/phút.
Mức độ nhịp đập trung bình của một người trưởng thành là 70-80 nhịp một phút.
Nhịp thở của trẻ sơ sinh nằm trong tầm 30 tới 50 lần một phút, trong khi của người lớn chỉ 15 tới 20 lần một phút.
Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sinh mổ có nhiều khả năng bị khó thở hơn; vì người ta cho rằng chúng có thể bỏ lỡ những thay đổi sinh lý và nội tiết tố quan trọng xảy ra trong quá trình chuyển dạ.
Cho đến khi 7 tháng tuổi, em bé có thể thở và nuốt cùng một lúc.
Phải một thời gian sau nữa, trẻ mới biết cách thở bằng miệng khi bị nghẹt mũi. Để hạn chế tối đa các vấn đề về hô hấp cho trẻ, hãy cố gắng giữ một bầu không khí sạch sẽ, ít bụi bặm và khói thuốc.
Mặc dù trẻ sơ sinh được thừa hưởng khả năng miễn dịch cũng như chống khuẩn từ sữa mẹ, bé đặc biệt rất dễ bị cảm lạnh. Vì thế không nên để những người lớn đang bị cảm ở gần bé.
Điều này kích thích sự sản sinh các hóc-môn tăng trưởng, đồng thời giúp cơ thể phản ứng nhanh với các hóc-môn này. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ sinh non được tiếp xúc thường xuyên với nhiều người tăng cân hơn 47% so với những trẻ sinh non khác.
Hy vọng với những thông tin về những điều cần biết về trẻ sơ sinh; các mẹ đã hiểu rõ hơn về bé của mình. Và biết cách chăm sóc cho trẻ toàn diện nhất.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
True or false? How much do you really know about babies?
https://www.unicef.org/parenting/child-development/baby-development-quiz
Ngày truy cập: 06/01/2022
10 Facts about Early Childhood Development you need to know!
https://www.unicef.org/turkey/en/stories/10-facts-about-early-childhood-development-you-need-know
Ngày truy cập: 06/01/2022
A Guide for First-Time Parents
https://kidshealth.org/en/parents/guide-parents.html
Ngày truy cập: 06/01/2022
Infant development: Birth to 3 months
Ngày truy cập: 06/01/2022
Child and Infant Mortality
https://ourworldindata.org/child-mortality
Ngày truy cập: 06/01/2022