Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
1. Mũ thóp, bao tay chân
Chọn loại mềm mại, thấm mồ hôi tốt và không nên quá chặt. Hãy kiểm tra cẩn thận những đường may trên chiếc bao tay, chân để chắc rằng chúng an toàn cho con.
2. Yếm
Rất cần khi cho bé bú và ăn không bị dây bẩn ra áo. Ngoài ra còn có tác dụng che ngực cho bé đỡ lạnh.
3. Quần áo trẻ sơ sinh
Để bảo vệ làn da non nớt và nhạy cảm của bé, mẹ nên chọn quần áo chất liệu 100% coton. Dây chun quần không được chặt quá. Đừng mua loại quần áo có cúc bấm sau lưng sẽ cấn và làm đau lưng bé khi nằm.
4. Lót phân su + tã vải
Khi bé mới sinh không nên dùng bỉm, vì bỉm sẽ làm tổn thương da của các bé. Bé nên được dùng tã vải kèm theo miếng lót phân su.
5. Bỉm cho bé
Sau 1 tháng, bé đã có thể dùng bỉm. Mẹ nên chọn bỉm có kích thước phù hợp với cân nặng của bé. Không nên chọn loại bỉm mà phần bên trong tiếp xúc với da trẻ có plastic và polyester.
6. Băng rốn, miếng rơ lưỡi
Băng rốn vừa giúp vệ sinh rốn lại vừa giữ ấm bụng cho bé. Lưỡi của các bé, nhất là trong tháng đầu tiên bú mẹ, rất hay để lại bã trắng. Vì vậy mẹ sẽ rất cần rơ lưỡi cho bé để bé không bị đau và bú tốt hơn.
7. Bộ gối chặn
An toàn cho bé khi nằm ngủ không bị lăn, ngã và giúp bé không bị giật mình.
8. Khăn sữa
Dùng để lau mặt, miệng cho bé. Mẹ nên chọn loại mềm mại để không làm tổn thương da bé. Tránh dùng khăn màu vì thuốc nhuộm hóa học không tốt cho sức khỏe của bé.
9. Khăn tắm xô
Dùng lau người cho bé sau khi bé tắm xong. Mẹ nhớ chọn chất liệu cotton hoặc vải bông, vừa có khả năng hút nước lại vừa không làm trầy xước da bé.
10. Khăn choàng, ủ bé
Dùng để quấn bé khi ở nhà hoặc đi ra ngoài: từ viện về hoặc đi chích ngừa… Ngoài ra có thể dùng làm chăn đắp cho bé.
11. Bình sữa
Nên dùng bình 50-120 ml cho bé 0-3 tháng tuổi, bình 120-180 ml cho bé 3-12 tháng tuổi. Mẹ nên chọn mua loại bình có thể tích rộng để dễ dàng cọ rửa, vệ sinh bình.
12. Mỹ phẩm dành cho bé
Bao gồm: Dầu gội đầu, phấn thơm, kem chống hăm, sữa tắm cho bé. Những sản phẩm này cần có độ pH trung tính, thành phần có chiết xuất từ thảo dược sẽ tốt hơn cho da của bé.
13. Chậu tắm
Mẹ nên sắm cho bé 2 chậu tắm. Chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới + đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé; Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 (vì bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm).
14. Nhiệt kế
Dụng cụ cần thiết để mẹ đo nhiệt độ cho bé khi thấy hiện tượng nóng sốt hoặc theo dõi sau khi chích ngừa.
15. Nôi
Trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều và sâu để phát triển hệ thần kinh, vì vậy một chiếc nôi êm ái sẽ rất cần thiết đối với bé.
1. Nhóm đồ mặc, mang
Quần áo trẻ sơ sinh cần đảm bảo tiêu chí đầu tiên là chất liệu cotton thấm hút tốt và thoải mái cho mọi cử động của bé. Tránh tối đa vải bị xù, đổ lông, chất lượng giảm đi sau khi giặt vì những sợi vải rơi ra khiến bé dễ bị bệnh đường hô hấp. Tránh chọn đồ có đính nút, hạt hay bất kỳ hoa văn nào có thể rơi ra khi cọ xát.
Bao tay, bao chân của bé dây thun không quá chặt vì sẽ khiến máu huyết bé không lưu thông tốt. Sử dụng loại không dễ rơi, tuột ra ngoài vì bé có thể nuốt phải gây tắc đường thở.
Nếu bạn dùng tã giấy thì chọn loại có bề mặt mềm mịn, không hương liệu vì tuy khử được mùi nước tiểu của bé nhưng hóa chất sẽ khiến da bé bị dị ứng, càng dễ làm bé bị hăm khi mặc tã.
2. Nhóm đồ ăn uống
Khi mua bình sữa cho bé, hãy bảo đảm đó là loại có thể khử trùng. Nếu là bình sữa bằng nhựa, hãy đọc kỹ thành phần, loại nhựa, khả năng chịu nhiệt trước khi mua. Bên cạnh đó, tránh mua bình bằng chất liệu thủy tinh pha tạp chất vì khi khử trùng bình có thể xảy ra tình trạng nổ, nứt bình nguy hiểm cho mẹ.
Tương tự như khi chọn chén bát cho bé lúc ăn dặm, nên cho bé ăn trong bát sứ, thủy tinh tốt. Tránh những loại bát nhựa nhiều hoa văn, màu sắc có thể bị ra màu khi để thức ăn nóng và ngấm vào đồ ăn của bé.
Nếu không thực sự cần thiết, nên tránh cho bé ngậm núm vú giả.
3. Nhóm đồ chăm sóc
Giường cũi bé phải được đóng chắc chắn, bề mặt trơn láng vừa phải, không có các chi tiết thừa như đinh, ốc vít… và phải có chiều cao vừa phải, phù hợp với bé.
Tương tự như chọn quần áo, khăn tắm của bé phải là loại vải mềm, thấm hút tốt.
Sử dụng hóa mỹ phẩm để tắm gội hay thoa lên da bé cần phải được bác sĩ nhi tư vấn và luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Chọn gối cho bé cũng hết sức lưu ý. Bé dưới 2 tuổi không nên nằm gối vì có thể làm biến đổi hình dáng hộp sọ còn non yếu của trẻ. Nếu chọn gối thì chọn những loại có độ mềm, lún vừa phải và kích thước phù hợp với đầu để tránh bé ngạt thở.
4. Nhóm đồ chơi
Đồ chơi cho bé tránh chọn loại có nhiều góc cạnh, góc nhọn hay có nhiều chi tiết có thể tháo rời vì bé có thể nuốt phải.
Tránh cho trẻ sơ sinh chơi thú nhồi bông vì có những sợi vải, hạt bụi li ti sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cho bé. Tránh cho bé chơi đồ chơi bằng kim loại và giữ bé tránh xa thú cưng trong nhà.
Tại khu vực phòng ở, sinh hoạt của bé, mẹ nên gác tất cả các đồ điện lên cao, tránh khỏi tầm với cũng như kiểm soát tất cả các vật nhọn, vật nhỏ li ti, bình đựng nước sôi, khu vực cầu thang, cửa sổ… vì đây là nơi xảy ra tai nạn nhiều nhất cho trẻ sơ sinh.
Mai Anh
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.