Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/05/2015

Bé hay cắn: Thói quen này phải trị ra sao?

Bé hay cắn: Thói quen này phải trị ra sao?
Ở tuổi tập đi, bé thường hay "tấn công" những người xung quanh với bộ hàm của mình. "Nạn nhân" có thể là mẹ hoặc những người xung quanh. Hành vi này có bất thường không và mẹ nên làm gì trong trường hợp này? Cùng tìm câu trả lời với MarryBaby nhé!
Xử trí bé hay cắn như thế nào?
Cấp cho con một vật mềm mềm để bé có thể thoải mái “gặm nhấm” trong quá trình mọc răng

1/ Nguyên nhân khiến bé hay cắn

– Mọc răng: Khi mọc răng mới, bé thường có cảm giác khó chịu. Cảm giác này có thể bớt đi nếu bé “gặm” một thứ gì đó. Nếu vì lý do này, mẹ có thể cho bé một vật mềm để nhai, như cái vòng ngậm hoặc một chiếc khăn lạnh chẳng hạn.

– Sự tò mò về thế giới xung quanh: Để khám phá thế giới xung quanh mình, trẻ em sử dụng năm giác quan. Trong đó, miệng là một trong những “công cụ” được bé yêu thích nhất.

– Gây chú ý: Trong một số trường hợp, việc bé thích cắn xuất phát từ thái độ của mẹ và những người xung quanh mình. Bé cảm nhận được sự quan tâm từ thái độ ủng hộ hay phản đối từ mẹ. Chính vì vậy, bé có xu hướng lặp lại hành động nhiều lần để dành lấy sự quan tâm này.

2/ “Cai” thói quen cắn của bé như thế nào?

– Tìm hiểu nguyên nhân: Mỗi nguyên nhân sẽ có cách xử trí khác nhau. Nếu bé cảm thấy khó chịu vì đang mọc răng, mẹ có thể cho con một chiếc khăn lạnh hay cái gì khác mềm và mát để cắn, giúp xoa dịu nướu răng. Nếu bé hay cắn nhằm mục đích tranh thủ sự chú ý, mẹ nên dành cho con nhiều thời gian hơn.

Không nên phản ứng lại một cách tiêu cực: Với suy nghĩ để con biết bị cắn sẽ đau như thế nào và không nên lặp lại vào những lần sau, nhiều mẹ phạt con bằng cách cắn lại bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hành động này chỉ khiến cho bé càng trở nên hung hăng và tức giận hơn.

– Tránh la hét và nên giải thích rõ ràng: Nói cho bé hiểu rằng cắn người khác là một việc không nên, và mẹ không vui khi bé làm như vậy. Dùng thái độ và giọng nói để bé biết hành động của bé là không thể chấp nhận được.

– Di chuyển sự chú ý của bé: Nếu bé thật sự đang giận dữ và có xu hướng muốn “tấn công” người khác, mẹ nên hướng sự chú ý của bé tới một hoạt động khác như hát, tô màu hay chơi trò chơi. Cách này có thể giúp bé thư giãn, giải phóng năng lượng dư thừa và nhanh chóng quên đi “mục tiêu” của mình.

– Tập trung vào “nạn nhân”: Đôi lúc, nguyên nhân cắn nhau của trẻ chỉ đơn thuần là để giành đồ chơi hay bày tỏ sự khó chịu của bé đối với người khác. Mẹ có thể cùng con rửa vết thương, băng bó cho “nạn nhân” của con. Đây là cách giúp bé hiểu được hậu quả của việc mình gây ra.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x