Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nấc cụt (Hiccups) là tình trạng thường gặp ở các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Những cơn nấc ở trẻ diễn ra là do cơ hoành bị kích thích không liên tục đồng thời nắp thanh âm bị đóng lại đột ngột. Đây được xem là một biểu hiện sinh lý “thú vị” đã có từ khi bé còn trong bụng mẹ. Vậy bé sơ sinh bị nấc cụt nguyên nhân do đâu? Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không? Mẹo chữa nấc cụt cho bé sơ sinh như thế nào? Mẹ hãy xem bài viết sau đây.
Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có trường hợp có sao nhưng cũng có trường hợp không sao. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều.
Vì sao trẻ sơ sinh hay bị nấc? Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không? Hiện tượng này thường gặp đối với những trẻ bú bình. Khi bú không đúng cách, bé dễ nuốt vào dạ dày một lượng không khí đáng kể. Đến một ngưỡng nhất định, nó sẽ kích thích cơ hoành co thắt, từ đó tạo ra tình trạng nấc.
Trẻ bú mẹ quá nhanh cũng dễ bị nấc cụt. Hoặc khi trẻ vừa quấy khóc, mẹ đã cho bú ngay cũng khiến trẻ bị nấc. Với nguyên nhân này, trẻ sơ sinh bị nấc nhiều sẽ không có sao.
Thông thường nấc cụt không ảnh hưởng nhiều tới con. Nhưng đôi khi bé sơ sinh nấc cụt có thể là do axit trong dạ dày đang đi ngược vào thực quản từ đó gây nên tiếng nấc (GERD – Gastroesophageal reflux disease). Đây là nguyên nhân phổ biến vì lúc này cơ quan tiêu hóa của dạ dày em bé chưa được hoàn thiện. Với những trường hợp nặng, trẻ cần được khám để xác định bệnh lý.
Ngoài nấc cụt, bé có các dấu hiệu sau cũng là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày:
Với các dấu hiệu trên nếu xảy ra, tốt nhất mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ để biết liệu con có đang mắc bệnh trào ngược dạ dày hay không, từ đó biết cách chữa trị kịp thời cho con nhé.
Bé sơ sinh bị nấc cụt khi nhiệt độ thay đổi đột ngột mà cơ thể con không được giữ đủ ấm khiến không khí lạnh đi vào phổi. Điều này có thể tạo ra tiếng nấc.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, một số yếu tố khác cũng có thể khiến bé sơ sinh bị nấc cụt như: trẻ bị bệnh hen suyễn, dị ứng, hoặc nhiễm phải không khí ô nhiễm từ môi trường… Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng, thay vào đó hãy bình tĩnh tìm cách chữa nấc cụt cho con hiệu quả. Mời mẹ đọc tiếp bài viết dưới nhé.
>> Cha mẹ có thể tham khảo:
Khi thấy trẻ sơ sinh nấc cụt nhiều, cha mẹ đều lo lắng trẻ có sao không, có bị ảnh hưởng gì không. Cha mẹ đừng lo lắng và hãy cẩn thận quan sát và phân tích lại để nhận định xem đâu là lý do, đâu là yếu tố thường khởi phát nên tình trạng nấc cụt của trẻ. Cha mẹ có thể ghi chép riêng vào một cuốn sổ, điều này sẽ rất có lợi cho việc theo dõi và thăm khám bác sĩ khi cần.
Khi bé khỏe mạnh thì nấc là một phản ứng hết sức bình thường, các mẹ không nên quá lo lắng. Trung bình một ngày trẻ có thể bị nấc vài lần (trung bình 3-4 lần) trong khi ngủ, sau khi bú mẹ hoặc trẻ sơ sinh nấc cụt sau khi uống sữa bình,..
Nhưng nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều lần và kéo dài thì các mẹ nên cần lo lắng trẻ có sao không và tìm cách giúp bé giảm đi những cơn nấc. Nếu để nấc quá lâu sẽ khiến bé khó chịu và nôn, ảnh hưởng không tốt đến quá trình hô hấp của bé.
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao? Mặc dù, trẻ sơ sinh bị nấc nhiều đa số không có sao. Nhưng cha mẹ cần tìm ra cách làm bé sơ sinh hết nấc vì việc này khá phức tạp. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần phải hết sức cẩn thận vì lúc này cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện, còn rất non nớt. Dưới đây là một số cách giúp trẻ hết nấc cụt mẹ có thể tham khảo.
Nếu thấy bé thường xuyên có dấu hiệu nấc sau khi ăn xong thì mẹ nên đổi cách bế. Mẹ có thể cho bé nằm nghiêng hoặc để bé tự nghiêng đầu khi bú. Đồng thời, sau khi bé bú xong, mẹ nên giữ cho bé ngồi thẳng lưng khoảng 15 phút kết hợp với việc xoa nhẹ lưng để bé ợ hơi. Khi ợ được bé sẽ tự động hết nấc cụt ngay thôi.
Không phải lúc nào trẻ sơ sinh bị nấc cũng bắt đầu từ việc cho bú. Khi bé bắt đầu nấc, mẹ hãy thử cho bé bú núm vú giả vì điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành và có thể cải thiện hiện tượng nấc cụt.
>> Mẹ có thể quan tâm: Nỗi niềm của mẹ khi cho con bú: Đầu ti to, núm vú bị tụt, bầu ngực lớn…
Trên các diễn đàn nuôi dạy con, hầu hết các mẹ bỉm đều chia sẻ rằng việc cho trẻ ợ hơi thường xuyên trong khi bú hay sau khi ăn có thể ngăn chặn tình trạng nấc cụt ở trẻ. Do đó, các mẹ có thể thử cho bé bú và ngưng giữa chừng để bé ợ hơi rồi mới tiếp tục nhằm giảm nấc cụt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Một điều thú vị là khi con quên đi cơn nấc thì chúng có thể tự biến mất. Do đó, mẹ có thể đưa cho bé đồ chơi ưa thích, chơi đùa cùng con hay cho bé ngậm núm vú giả để phân tán sự chú ý của bé làm não bộ quên đi cơn nấc. Đây là một cách làm đơn giản mà mẹ có thể thử bất cứ lúc nào.
Cách làm em bé sơ sinh hết nấc cụt bằng nước mài (gripe water) là một trong những cách được khuyên dùng từ các bác sĩ y khoa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì nước mài là một dạng thực phẩm bổ sung có thể chữa cơn đau bụng, đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa ở trẻ.
Hầu hết các thành phần công thức nước mài đều chứa các loại thảo mộc như: thì là, gừng, hoa cúc, cam thảo, tía tô, quế. Nước mài cũng được được chứng minh là có thể dùng chữa nấc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, nếu tình trạng nấc cụt diễn ra thường xuyên dẫn đến khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của con, mẹ hoàn toàn có thể áp dụng loại nước này để khắc phục cơn nấc.
Khi bé ăn quá nhiều sữa, bụng bé sẽ bị phồng lên, gây áp lực lên cơ hoành dẫn đến nấc cụt.
Mẹ nên chia nhỏ cữ bú để tránh bé ăn quá no một lúc. Bằng cách này mẹ sẽ hạn chế được tình trạng bé bị nấc cụt khi ăn.
>> Mẹ có thể xem thêm: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: 5 mẹo trị cứt trâu cho trẻ đơn giản và hiệu quả
Việc trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không sẽ liên quan đến những phương pháp chữa trị của cha mẹ. Nếu cha mẹ làm những việc dưới đây sẽ khiến tình trạng bé sơ sinh nấc cụt thêm nhiêm trọng:
Hy vọng với bài viết trên về bé sơ sinh nấc cụt và trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không, mẹ hoàn toàn tự tin trong việc chăm sóc bé sơ sinh bị nấc cụt. Đồng thời bổ sung thêm phần kiến thức trong cẩm nang nuôi dạy con của mình tốt hơn mẹ nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Here’s What to Do When Your Baby Has the Hiccups
https://health.clevelandclinic.org/heres-what-to-do-when-your-baby-has-the-hiccups/
Ngày truy cập: 13/7/2022
2. Hiccups in infants: characteristics and effects on ventilation
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7351583/
Ngày truy cập: 13/7/2022
3. Fetal hiccups won’t harm your baby – they’re totally normal!
https://utswmed.org/medblog/fetal-hiccups-pregnancy/
Ngày truy cập: 13/7/2022
4. Child hiccups are seldom cause for alarm
https://www.osfhealthcare.org/blog/child-hiccups/
Ngày truy cập: 13/7/2022
5. Hiccups
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/hiccups
Ngày truy cập: 13/7/2022