Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hăm tã là tình trạng viêm da kích ứng. Vùng da ở mông, ở vùng kín của con xuất hiện vết mẩn đỏ nhẹ, lan rộng ở các ngấn, kẽ vùng bẹn, mông, đùi. Con khóc suốt vì ngứa ngáy, khó chịu.
Mức độ hăm tã nặng nề có thể gây ra tình trạng đau rát, thậm chí chảy máu. Tình trạng hăm tã có thể xuất hiện khi trẻ được 6 tuần tuổi hoặc nhỏ hơn.
Không khó để nhận biết hiện tượng hăm tã ở trẻ, theo kinh nghiệm của các bà mẹ bỉm sữa khi thấy da của trẻ ở vùng quấn tã bị đỏ, nhất là ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai chính là dấu hiện sớm nhận biết nhất khi trẻ bị hăm tã.
Làn da trẻ sơ sinh chỉ mỏng bằng 1/5 so với người lớn, các chức năng cân bằng trên da chưa phát triển hết. “Thành trì” mỏng manh của bé yêu rất dễ xuất hiện hiện tượng hăm tã tại vùng da tiếp xúc với tã.
Hăm tã ban đầu khá vô hại, chỉ là ngứa ngáy khó chịu. Nếu không được điều trị, chúng tạo môi trường cho bệnh cơ hội khác như nhiễm nấm và nhiễm trùng.
Tã lót không thoải mái
Đóng bỉm quá chặt hoặc dùng loại tã lót kém chất lượng, chất liệu nhiều nylon gây bí da bé yêu. Chính vì vậy, bác sĩ Nhi khoa thường khuyên mẹ nên kiểm tra tình trạng bỉm tã của trẻ sơ sinh, thay cho con thường xuyên.
Tiếp xúc chất thải bài tiết
Nước tiểu có tính axit. Phân chứa nhiều vi khuẩn và enzyme bài tiết, môi trường kiềm có độ pH cao. Khi các chất thải bài tiết này tiếp xúc làn da bé một thời gian, chúng gây ngứa ngáy và kích ứng.
Quần áo dính chất bẩn, tã lót bẩn càng tiếp xúc vùng dưới của bé lâu chừng nào mức độ hăm tã càng nặng. Chính vì vậy, thời gian thay quần áo, bỉm tã cho con nên định kỳ từ 2-2,5 tiếng đồng hồ.
Nếu bé sơ sinh gặp triệu chứng tiêu chảy, mẹ càng phải quan tâm đến con nhiều hơn, thay đồ thường xuyên hơn, đảm bảo lúc nào bé cũng sạch sẽ và khô ráo.
Viêm da tiết bã
Tương tự tình trạng “cứt trâu” xuất hiện trên da dầu. Triệu chứng này có thể lan xuống dưới, hoặc xuất hiện ở vùng da tiếp xúc tã.
Trẻ bị viêm da tiết bã vùng mặc tã có hiện tượngda bong tróc và ngứa.
Nhiễm nấm Candida
Da bị kích thích cũng là đất màu mỡ cho nấm Candida phát triển. Đây là chủng nấm giống loại nấm gây nhiễm trùng miệng ở trẻ sơ sinh, hoặc gây nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ.
Candida có mặt trong ruột và da người, nhưng thường được kiểm soát bởi vi khuẩn hữu ích. Nhiễm nấm Candida dễ xảy ra khi bé yêu nhà bạn dùng thuốc kháng sinh. Loại thuốc này diệt đi vi khuẩn có ích cùng với các khuẩn khác, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Nhiễm khuẩn trên da
Vi khuẩn trên da cũng là nguyên nhân gây hăm tã cho bé. Trong đó, một triệu chứng kích ứng da nghiêm trọng gọi là Hội chứng da bỏng rộp, gây ra bởi chủng vi khuẩn tụ cầu.
Tình trạng xuất hiện đầu tiên là đỏ da, sau đó da xuất hiện các vết rộp tổn thương, có túi nước. Nếu da con bạn xuất hiện các triệu chứng, hãy đưa bé đến các trung tâm y tế ngay lập tức.
Một loại vi khuẩn khác có thể gây kích ứng da, hăm tã có tên gọi Streptococcus. Nhiễm trùng trên da thường kéo theo những cơn sốt, mặc khác vùng bị nhiễm trùng sẽ chảy nước vàng hoặc có bóng nước lớn.
Màng bóng mỏng dễ vỡ, để lại một lớp vỏ mỏng màu vàng nâu. Có khi, nhiễm trùng da không tạo bóng nước nhưng đóng vảy dày, có màu vàng và kèm theo ửng đỏ ở vùng da xung quanh. Lúc này, bé cần được chăm sóc y tế chu đáo.
Mẹ nào cũng phải ít nhất một lần “chiến đấu” với hăm tã, nhưng mẹ hoàn toàn có thể hạn chế những khó chịu này gây ra cho làn da của bé.
Khi chăm sóc vùng kín, vùng mông của con, mẹ chỉ nên dùng sữa tắm chuyên biệt không mùi, ít bọt, thành phần thiên nhiên, nguyên liệu được trồng theo phương pháp hữu cơ , bông sạch thấm nước ấm, tuyệt đối tránh dùng khăn ướt, sữa tắm có hương liệu, tạo nhiều bọt. Những sản phẩm này có nồng độ cồn và hương liệu sẽ làm khô ngứa da bé, càng làm da bé bị tổn thương hơn.
Chọn loại tã tốt, sử dụng chất liệu thông thoáng thân thiện và thường xuyên thay tã để tránh hiện tượng hăm da. Tuy nhiên, một khi đã bị hăm, bạn nên tránh cho trẻ sử dụng tã thời gian dài. Vùng da quanh tã thông thoáng, khô ráo sẽ mau lành hơn.
Mẹ cũng bỏ ngay thói quen sử dụng phấn rôm cho bé. Loại phấn này không những không giảm được viêm da mà còn bít lỗ chân lông, làm bệnh nặng nề hơn. Thành phần phấn rôm có bột talc, muối canxi, kẽm, chất béo, chất tạo hương sẽ gây hại cho đường hô hấp của bé.
Thay vì vậy, nên tìm đúng loại dược mỹ phẩm an toàn, thân thiện với vùng da mỏng manh, nhạy cảm của con. Sử dụng thường xuyên sản phẩm chuyên dụng để hạn chế tối đa hăm tã.
Kem ngăn ngừa và đặc trị hăm tã hiện nay đang được phần lớn các mẹ Việt sử dụng, tuy nhiên việc thông thái lựa chọn 1 sản phẩm hiệu quả, an toàn cần theo sát 5 tiêu chuẩn sau:
Hội tụ đủ các tiêu chuẩn trên là kem phòng và giảm hăm tã cho bé từ 1 ngày tuổi trở lên. – Oillan Baby Nappy Rash Cream. Cách sử dụng rất đơn giản. Mỗi ngày, sau khi tắm và vệ sinh cho bé, mẹ chỉ cần thoa một lượng kem nhỏ vào vùng da bị hăm hoặc cần ngăn ngừa tình trạng hăm tã.
Dòng dược mỹ phẩm nằm trong bộ 5 sản phẩm Oillan Baby đến từ Châu Âu, chăm sóc toàn diện cho da của trẻ ngay từ khi mới chào đời, được Viện Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em Memorial khuyên dùng cho mọi loại da, kể cả da dễ dị ứng.
Oillan Baby Nappy Rash không chứa dầu khoáng, dẫn xuất từ dầu hỏa, silicon, paraben hoặc chất bảo quản tổng hợp, cồn, propylene glycol, PEG hoặc các phụ gia tạo màu.
Để đạt hiệu quả phòng ngừa hăm tã tốt nhất, nên sử dụng trọn bộ Oillan Baby gồm sữa tắm gội 2 trong 1, sữa dưỡng thể dùng sau khi tắm và kem ngừa hăm dùng sau cùng.
Sản phẩm | Thành phần |
Kẽm oxyd (15%) làm dịu kích ứng và bảo vệ da chống lại độ ẩm không mong muốn. Glycerin (3,8%) giúp dưỡng ẩm da chuyên sâu Triglyceride của axit capric (4%), Dầu jojoba (3%) và dầu hướng dương (1%) giúp tăng cường lớp lipid bảo vệ của biểu bì. |
Liên hệ: 1900 1250( giờ hàh chính) hoặc hòm mail: [email protected] để được các chuyên gia tư vấn về cách chăm sóc và bảo vệ toàn diện làn da bé từ 1 ngày tuổi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.