Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/08/2015

"Công thức" chuẩn chăm bé 4 tháng tuổi

"Công thức" chuẩn chăm bé 4 tháng tuổi
Trẻ 4 tháng tuổi gần như một người lớn tí hon với thời gian biểu ăn, ngủ, nghỉ khá "điều độ". Vì vậy, mẹ không phải vật vờ chờ đánh thức bé dậy vào giữa đêm để cho bú nữa. Tuy nhiên, mối quan tâm của mẹ lại xoay quanh một vấn đề hoàn toàn khác

1/ Giấc ngủ của bé

So với những tháng trước, giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi đã bắt đầu đi vào “quy trình” nhất định, và mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Bé cưng đã có thể ngủ một giấc dài khoảng 7-8 tiếng vào mỗi đêm cộng thêm với một, hoặc hai giấc ngủ ngắn vào buổi sáng để “nâng” tổng số thời gian ngủ lên đến 14-16 tiếng/ ngày.

Sai lầm cơ bản trong cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi của đa số các mẹ là cố gắng giữ bé tỉnh táo vào ban ngày để bé dễ ngủ hơn vào ban đêm, nhưng điều này hoàn toàn không đúng đâu mẹ nhé! Dù ngủ một giấc dài buổi tối, các bé 4 tháng tuổi vẫn cần phải ngủ nhiều vào ban ngày. Vì vậy, thay vì “dụ dỗ” bé thức, mẹ nên sắp xếp để bé có thể ngủ ngoan cả đêm lẫn ngày.

Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi
Ngoài thời gian ngủ ban đêm, bé vẫn rất cần thời gian ngủ ban ngày mẹ nhé!

2/ Trẻ 4 tháng tuổi đã có thể ăn dặm?

Hầu hết các chuyên gia nhi khoa đều cho rằng, thời điểm cho bé bắt đầu ăn dặm tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi để giảm thiểu nguy cơ dị ứng thực phẩm. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, đường ruột của những bé dưới 6 tháng tuổi vẫn chưa đủ khỏe mạnh để có thể tiêu hóa các loại thức ăn dạng rắn. Nhưng đây là trên lý thuyết. Thực tế, vẫn có không ít trẻ em 4 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm. Mẹ nên tham khảo dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm của bé để biết chính xác thời điểm bắt đầu nhé!

Để đảm bảo cho bé có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi, mẹ nên đặc biệt lưu ý những điều sau:

– Cho dù bé đã bắt đầu ăn dặm hay chưa, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé trong giai đoạn này.

– Nếu cho bé ăn dặm, mẹ có thể bắt đầu với các loại bột, cháo loãng hoặc các loại thực phẩm được nghiền nhuyễn mịn. Lưu ý, mỗi lần chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ thức ăn, và khi muốn cho trẻ thử món mới, mẹ nên kiểm tra xem liệu bé có bị dị ứng không nhé!

3/ Tiêm phòng cho trẻ

Theo lịch, trẻ 4 tháng tuổi đã tới thời điểm cho những mũi chủng ngừa trong giai đoạn tiếp theo. Nếu đa tiêm phòng mũi thứ nhất của các loại vắc-xin Rotavirus, Hib, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, đây là thời điểm mẹ nên đưa bé đi tiêm phòng mũi tiếp theo.

Khi đưa bé đi tiêm phòng, mẹ nên cảnh báo với bác sĩ nếu như bé từng có phản ứng xấu trong những lần tiêm trước. Điều quan trọng nhất là mẹ nên giữ cho bé luôn cảm thấy thoải mái trong suốt buổi tiêm phòng.

4/ Lưu ý an toàn khi chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết tò mò với thế giới xung quanh, nên mẹ phải đặc biệt cẩn thận với những rắc rối bé có thể gây ra trong lúc mẹ vắng mặt. Để tránh những nguy hiểm cho bé, mẹ nên loại bỏ hết những nguy cơ sau đây:

– Nguy cơ trẻ bị ngã: Tránh để bé ở những nơi cao vì bé có thể xoay, lật và bị té. Khi không ở bên con, mẹ nên để bé nằm trong nôi cũi, hoặc trên sàn nhà và có rào chắn an toàn xung quanh.

– Nguy cơ phỏng nước nóng: Cất hết bình đun nước sôi, bình thủy, hay bất cứ thứ gì có nhiệt độ cao ra khỏi tầm mắt của trẻ. Đặc biệt, cẩn thận nguy cơ bé có thể trườn, với ly nước nóng hay bình thủy đun nước khiến chúng rơi vỡ, và làm phỏng bé.

Nguy cơ bị nghẹn, hóc: Trong giai đoạn này, bé có thể đưa bất cứ vật nào nhặt được vào miệng để “nghiên cứu”. Do đó, chịu khó dọn sạch những mối nguy hại ra khỏi tầm tay của con mẹ nhé! Viên bi, món đồ chơi nhỏ, pin tiểu… là những “sát thủ” đáng gờm mẹ nên đặc biệt lưu ý.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x