Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/02/2017

Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh trong vòng 24 giờ

Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh trong vòng 24 giờ
Trong vòng 24 giờ đầu sau khi chào đời, cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh có gì đặc biệt? Mẹ cần chú ý gì để giúp bé thích nghi tốt với môi trường bên ngoài? Tham khảo ngay nhé!

Nếu không có gì bất thường, bé chào đời khỏe mạnh, an toàn, bé cưng sẽ được chuyển đến mẹ sau khi theo dõi y tế trong vài giờ đầu tiên. Việc chăm sóc bé mới sinh lúc này sẽ hoàn toàn do ba mẹ thực hiện. Bác sĩ và y tá chỉ hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết hoặc có sự cố đặc biệt về sức khỏe mẹ và bé.

Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh
Không phải mẹ nào cũng biết cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh đúng nhất

1. Giữ ấm cho bé

Khi nằm trong bụng mẹ, trẻ có một môi trường với nhiệt độ lý tưởng. Khi ra môi trường bên ngoài, nhiệt độ có sự thay đổi khiến cơ thể trẻ phải tự thích nghi. Lúc này, cơ chế thích ứng với nhiệt độ của cơ thể còn rất kém, trẻ cần được giữ ấm ngay lập tức và liên tục. Sau khi vệ sinh cơ thể, bé quần được lau khô người, ủ ấm để tránh hạ thân nhiệt.

Nhiệt độ phòng của bé nên được duy trì ở mức 26 – 32 độ C. Trẻ sơ sinh cần luôn được nằm trong vòng tay ấm áp, nhận sự vỗ về, chở che của mẹ. Ngoài ra, nếu bé tè làm ướt bỉm hoặc tã thì cần được thay ngay, lau khô người và mặc bỉm, tã mới để tránh nhiễm lạnh và các vẫn đề ngoài da khác.

2. Cho con bú mẹ

Ngay sau sinh, trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nước, đặc biệt là kháng thể giúp bé chống đỡ bệnh tật. Đồng thời, sữa mẹ cũng giúp bé cảm thấy ấm áp, an tâm hơn. Hơn nữa, sữa mẹ trong giai đoạn này phần lớn đều là sữa non. Sữa non (là dung dịch màu vàng) chứa những chất miễn dịch quan trọng và có tác dụng nhuận tràng nhẹ giúp làm sạch ruột bé, đồng thời cũng có protein và chất béo cho những lần bú đầu của bé.

Những điều mẹ cần lưu ý

– Dạ dạy của trẻ mới sinh rất nhỏ, chỉ chứa được 30-90ml cho một cữ bú. Trong 24 giờ đầu tiên, cứ 2-3 tiếng, mẹ có thể cho bé bú 1 lần.

– Không nên nằm khi cho bé bú, vì rất dễ làm con sặc sữa.

3. Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh: Bế bé đúng cách

Xương của trẻ sơ sinh còn rất mềm, nhất là với những bé vừa mới sinh. Vì vậy, mẹ nên hết sức cẩn thận khi bế trẻ. Chú ý dùng một tay đỡ đầu và cổ, tay còn lại đỡ phần mông và cố gắng ôm sát bé vào lòng. Âu yếm và vuốt ve sẽ giúp tạo sự kết nối giữa mẹ và bé tốt hơn, đồng thời cũng giúp kích thích các giác quan phát triển.

Nếu đặt bé trên giường, mẹ lưu ý không sử dụng nệm quá mềm hoặc quá cứng cũng như không dùng gối đầu quá cao, vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển xương của trẻ. Tuyệt đối không bế xốc, rung lắc trẻ hay đưa nôi quá mạnh.

4. Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh: Chú ý những lần thay tã

Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi chào đời, một bé trung bình có thể cần đến 5-6 chiếc tã hoặc hơn, tùy theo thể trạng. So với sữa công thức, sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn. Vì vậy, những bé bú mẹ có thể cần đi vệ sinh nhiều lần hơn.

Mẹ cần lưu ý, phân trẻ sơ sinh trong giai đoạn này thường đặc, có màu sẫm hay ngả vàng. Đây được gọi là phân su, mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ khi phát hiện bé đi tiêu ra chất nhầy trắng hoặc có đốm đỏ, mẹ mới cần báo cho bác sĩ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x