Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/07/2017

Cách để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc khi chung giường với bố mẹ

Cách để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc khi chung giường với bố mẹ
Không chỉ chuyện ăn uống, vui chơi mà giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng cần được đảm bảo để mọi sinh hoạt gia đình không bị đảo lộn. Áp dụng một số cách để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc còn giúp mẹ có thêm thời gian cho bản thân.

Bé yêu có thể ngủ riêng hoặc chung giường với bố mẹ từ khi còn nhỏ. Nếu muốn có thêm thời gian ở bên bé mẹ nên trang bị thêm một số cách để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc để bé thoải mái mà mẹ cũng yên tâm.

Lợi ích khi bé ngủ chung giường

Theo nghiên cứu của Tiễn sĩ Nils Bergman (Đại học Cape Tow) qua theo dõi 16 trẻ sơ sinh ngủ cùng mẹ và ngủ một mình thì cho thấy, tim của những em bé ngủ một mình đập nhanh gấp 3 lần, đồng nghĩa với việc tim phải chịu sức ép cao gấp 3 lần so với trẻ ngủ cùng mẹ.

Sau khi sinh cho trẻ ngủ chung giường là cách tốt nhất để tăng tính bền chặt của sợi dây liên kết tình thân gia đình. Vào mỗi buổi tối mẹ có thể cùng bé nghe nhạc hay kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích thú vị như thủa còn thai giáo. Ngủ chung mang lại nhiều thời gian cho cả nhà bên nhau mỗi ngày, để chia sẻ tình yêu và những khoảnh khắc ngọt ngào.

cách để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc
Ngủ cùng bố mẹ giúp thắt chặt sợi dây liên kết tình thân

Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, bé ngủ cùng ba mẹ có khả năng xây dụng lòng tin sớm và khuyến khích bé tự lập. Những giấc mơ không đẹp, thức giấc nữa đêm được me vỗ về, dỗ dành giúp bé lớn lên phát triển tự tin, gặp ít vấn đề về hành vi, sống vui vẻ hơn và thỏa mãn hơn trong cuộc sống.

Quan niệm trẻ sơ sinh ngủ một mình từ nhỏ sẽ tạo sự tự lập còn ngủ chung khiến bé sống phụ thuộc bố mẹ được nhiều mẹ truyền tai nhau. Tuy nhiên khoa học lại chứng minh điều ngược lại.

Trong khi nhiều người tin rằng việc ngủ chung có thể khiến trẻ sống phụ thuộc, bám riết lấy bố mẹ thì mới đây khoa học đã chứng minh điều ngược lại: Những em bé được ngủ cùng bố mẹ phát triển tính tự lập sớm hơn bởi các em không phải trải qua cảm giác lo lắng khi bị tách khỏi cha mẹ quá sớm.

6 nguyên tắc để bé ngủ ngon và sâu giấc

Một giấc ngủ xuyên đêm dài và sâu sẽ giúp bé có tâm trạng vui vẻ hơn vào kế tiếp. Đó là lý do mẹ cần nhanh chóng vỗ về khi bé thức giấc nữa đêm hay mơ ngủ. Dưới đây là một số nguyên tắc đã được áp dụng hiệu quả từ các ông bố bà mẹ cho con ngủ chung.

1. Cho bé nằm ngửa, tránh nằm sấp

Khoảng 3-4 tháng tuổi, bé bắt đầu biết lật, theo quán tính thường lật sấp người khi ngủ và không có xu hướng quay trở lại tư thế ngủ ban đầu. Trẻ sơ sinh nằm sấp có khả năng đột tử cao vì việc úp mặt xuống giường dễ dẫn tới thiếu ôxy , chèn ép tim, ngưng thở rấy dễ xảy ra mà mẹ không hay biết. Mẹ nên đặt con nằm ngửa khi ngủ để phòng ngừa mọi rủi ro nhé!

Mẹ có thể mua gối ôm thật to và nặng để chặn 2 bên tay bé, tránh bé lăn đạp và lật úp bụng xuống giường.

2. Bé không nên nằm ngang hàng với đầu người lớn

Việc bé nằm cao hơn hay thấp hơn đầu của bố mẹ sẽ có lợi cho giấc ngủ sâu hơn vì nếu nằm ngang hàng với đầu người lớn thì khả năng bạn thở vào mặt bé sẽ khiến trẻ thức giấc. Tốt nhất nên cho đầu bé thấp dưới cằm của bạn.

3. Không nên cho trẻ nằm ngủ cạnh anh/chị

Nhiều mẹ lựa chọn sinh anh/chị em của bé trong khoảng thời gian 2-3 năm liên tiếp để tiện chăm sóc. Tuy nhiên, có lợi cũng có những bất tiện. Nếu 2 bé cùng ngủ chung giường với bố mẹ, ngoài việc tăng kích cỡ của giường thì chuyện quan trọng để bé ngủ ngon là không để 2 đứa trẻ nằm cạnh và dựa vào nhau. Trẻ lớn hơn hơn có thể sơ ý nằm trở qua trở lại và va chạm vào bé nhỏ hơn. Nằm xen kẽ với bố, mẹ sẽ tốt hơn mẹ nhé!

4. Không để quá nhiều chăn gối trên giường

Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, thân nhiệt luôn cao hơn người lớn. Nếu cho bé ngủ chung, mẹ nên hạn chế dùng chăn hoặc chăn phải nhẹ để giảm bớt nguy cơ trẻ bị nóng bức, ngạt thở để trẻ ngủ sâu giấc .

cách để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc 2
Bố đừng ngủ quên trên ghế sofa cùng bé nhé, sẽ không tốt đâu

5. Không ngủ trên ghế sofa với bé

Ngủ chung trên giường khác hoàn toàn với chuyện cùng bé ngủ trên ghế sofa. Không chỉ là chuyện trẻ ngủ không sây giấc mà ghế sofa quá mềm và có thể có những đường nứt/rãnh sâu xung quanh, có thể làm kẹt tay, chân bé… Trường hợp này gặp nhiều ở các bố chăm trẻ sơ sinh. Khi bố ngủ say, bé bị ngã, rơi vào giữa các tấm đệm sofa hay giữa bạn và mặt sau của ghế sofa rất nguy hiểm

6. Sử dụng chăn riêng

Để giữ ấm cho trẻ khi nằm điều hòa hoặc khi thời tiết quá lạnh, mẹ nên sử dụng chăn nhẹ riêng cho bé, và hạn chế nó để tránh làm bé bị nóng quá hoặc nghẹt thở nhất là với bé 3 tháng tuổi. Mẹ cần thường xuyên kiểm tra chăn để đảm bảo rằng bé không luồn xuống hay chăn phủ lên đầu bé.

Cách để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc khi chung giường với bố mẹ hoàn toàn dễ dàng, mẹ có thể áp dụng bất kỳ khi nào muốn. Và chuyện cho bé ngủ chung hay riêng là do bạn, nếu muốn đừng ngần ngại mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x