Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vi Vũ
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 2 tuần trước

Đốt vía cho bé có tốt không? Làm thế nào để tránh vía cho bé

Đốt vía cho bé có tốt không? Làm thế nào để tránh vía cho bé
Mẹ đã từng nghe những câu chuyện như cho trẻ đi đêm là phải mang theo tỏi, bé khóc là do gặp người lạ có vía dữ, cần phải đốt vía mới hết chưa? Liệu những mẹo đốt vía cho bé có thật sự hiệu quả không?

Theo lý giải dân gian, nếu gặp vía xấu, vía dữ, trẻ sẽ quấy khóc và khó chịu, thậm chí có thể “hành” bố mẹ suốt đêm. Chỉ khi thực hiện những cách đốt vía cho trẻ sơ sinh, bé mới bình an và đi ngủ trở lại. Vậy, có những cách nào để đốt vía cho bé? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết được 10 cách đốt vía và tránh vía cho trẻ nhỏ.

1. Có nên tin tưởng hoàn toàn vào đốt vía cho bé?

Đốt vía cho bé là một mẹo dân gian có từ thời xa xưa. Cha mẹ thường thực hiện đốt vía khi trẻ nhỏ đột ngột biếng ăn, quấy khóc hơn bình thường.

Thế nhưng, hiện nay, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của mẹo đốt vía cho bé. Chính vì vậy, cha mẹ chỉ nên đốt vía cho bé khi các mẹo ấy không gây hại cho trẻ và khiến cha mẹ cảm thấy yên tâm hơn. Không nên quá mê tín dị đoan mà đốt vía cho bé bất chấp rủi ro, hoặc thỉnh bùa, làm phép…

Đặc biệt, nếu thấy bé có dấu hiệu bất thường như quấy khóc dữ dội, biếng ăn, chán bú… thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám thay vì mù quáng tin vào các mẹo đốt vía nhé.

Cần hiểu rằng, quấy khóc là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi. Theo thống kê, cứ 3 trẻ thì có một trẻ khóc đêm. Các bé thường quấy khóc khi: Chỉ cần khắc phục được những nguyên nhân này, trẻ sẽ không còn quấy khóc nữa.
Đốt vía cho bé là một mẹo dân gian nhằm xua đuổi vía dữ quanh bé.
Đốt vía cho bé là một mẹo dân gian nhằm xua đuổi vía dữ quanh bé.

2. Đốt vía cho bé là gì? Dấu hiệu trẻ bị mất vía

Ban đầu, đốt vía được hiểu là hành động đốt một ngọn lửa xung quanh trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang bị vía xấu quấy nhiễu. Về sau, có thể hiểu rộng hơn, đốt vía cho bé là các mẹo giúp giải trừ vận đen, âm khí, xua đuổi vía dữ quanh bé.

Theo quan niệm dân gian, nếu một em bé đang khỏe mạnh bỗng thay đổi tâm tính, quấy khóc liên tục thì đó có nghĩa là trẻ đang bị “phải vía”.

Cũng theo dân gian, bé bị phải vía sẽ rơi vào 2 trường hợp:

  • Trẻ bị phải vía do đi ra ngoài vào buổi đêm: Trường hợp này là do cha mẹ bế bé ra ngoài khi trời tối và bị tà ma trêu chọc làm bé quấy khóc không ngừng.
  • Trẻ bị phải vía do gặp người có vía nặng: Trẻ sẽ bị phải vía khi được người có vía nặng bế hoặc đôi khi chỉ do tiếp xúc gần bé làm cho bé sợ hãi, giật mình…

Khi đó, cha mẹ thường thực hiện những cách đốt vía dưới đây để mang lại giấc ngủ ngon như trước cho bé.

3. Bật mí những cách đốt vía cho trẻ sơ sinh

3.1. Đốt vía cho bé bằng thanh tre

Cách đốt vía cho bé bằng đũa tre được nhiều gia đình áp dụng bởi nguyên liệu dễ tìm. Để thực hiện, cha mẹ hãy:

  • Bẻ một cây đũa tre thành các đoạn nhỏ: 7 đoạn với bé trai và 9 đoạn với bé gái.
  • Đốt hết các đoạn đũa tre ở trước cửa phòng mà bé ngủ.
Cách đốt vía cho bé ngủ ngon là lấy đũa bẻ làm 9 hoặc 7 đoạn rồi mang đi đốt.
Cách đốt vía cho bé ngủ ngon là lấy đũa bẻ làm 9 hoặc 7 đoạn rồi mang đi đốt.

3.2. Đốt vía cho bé bằng quả bồ kết

Cách đốt vía cho trẻ sơ sinh bằng bồ kết được thực hiện như sau:

  • Đốt chậu than hoa và cho 3-4 quả bồ kết vào chậu, xông hết âm khí, khí độc trong nhà và đuổi vong đi, giúp trẻ ngủ ngon hơn.
  • Kết hợp treo giữa cửa sổ hoặc cửa ra vào 1 chùm gai bồ kết và 3 cây dứa gai.

Lưu ý

Để đảm bảo an toàn cho trẻ, khi đốt vía cho bé bằng bồ kết, cha mẹ nên:
  • Thực hiện vào buổi tối hay đêm khuya.
  • Trước khi đốt, cho trẻ sang phòng khác để bé không hít phải khói bồ kết.
Chỉ khi chắc chắn không còn khói, phòng đã thông thoáng, dễ chịu thì mới bế trẻ về.

3.3. Đốt vía cho bé bằng cách đốt nón rách

Đốt nón rách thường được áp dụng ở vùng nông thôn để đốt vía cho bé. Cách thực hiện khá đơn giản:

  • Đốt nón lá cũ, rách cho thành tro.
  • Bế bé bước qua bước lại. Nếu là bé trai thì bước 7 lần, bé gái thì 9 lần.
  • Vừa đốt vía cho bé bằng nón rách, vừa đọc nhỏ câu “thần chú”: “Vía lành thì ở, vía dữ thì đi” để linh nghiệm hơn.

3.4. Đốt vía cho bé bằng giấy

Đốt vía cho bé bằng giấy là một mẹo phổ biến hiện nay.
Đốt vía cho bé bằng giấy là một mẹo phổ biến hiện nay.

Lấy giấy đốt vía (còn gọi là đốt phong long) là một trong những cách đốt vía được thực hiện từ xa xưa. Đây là một cách đốt vía đơn giản, hiệu quả, được nhiều mẹ áp dụng.

Để đốt vía cho bé bằng giấy, người lớn trong nhà chỉ cần:

  • Xoắn một tờ giấy lại.
  • Đốt lửa hơ khắp phòng và hơ xung quanh trẻ.
  • Khi hơ lửa quanh người bé, người đốt đọc câu “thần chú” để xua đuổi âm khí đi: “Ba hồn bảy vía, bảy vía ba hồn, vía lành thì ở, vía dữ thì đi” hoặc “Đốt vía, đốt van, đốt gan, đốt ruột, vía lành thì ở, vía dữ thì đi”.

4. Cách tránh vía cho trẻ sơ sinh

Làm thế nào để tránh vía cho trẻ sơ sinh? Nhiều cha mẹ không an tâm khi cho bé ra ngoài vì lo rằng bé sẽ bị “phải vía”. Vì vậy, MarryBaby sẽ gợi ý một số cách tránh vía trong dân gian để giúp bé luôn vui vẻ, thoải mái khi đi ra ngoài dưới đây:

4.1. Để dao, kéo đầu giường

Dao, kéo được xem là những vật mang nhiều dương khí, có thể giúp cân bằng lại âm khí đang đeo bám bé.

Để đảm bảo an toàn, ba mẹ nên lựa chọn loại dao kéo có bao ở bên ngoài, hoặc nếu không có thì lấy giấy bọc kỹ phần sắc nhọn. Sau đó đặt ở dưới gối bé hoặc ở đầu giường. Nếu có tủ phụ ở đầu giường thì cất vào trong tủ càng tốt.

4.2. Treo tỏi trước cửa

Tỏi thường được dùng để bài trừ âm khí.
Tỏi thường được dùng để bài trừ âm khí.

Theo dân gian, tỏi mang dương khí, có thể làm suy giảm đáng kể sức mạnh của ma quỷ. Do đó, để xua đuổi tà khí và giúp bé ngủ ngon, ba mẹ có thể:

  • Treo tỏi trước cửa phòng bé.
  • Đặt tỏi ở đầu giường.
  • Đặt tỏi trong người bé.

Ngoài ra, khi cho bé ra ngoài, ba mẹ cũng cần mang theo một nhánh tỏi để tránh vía xấu bám theo bé.

4.3. Treo dâu tươi trước cửa phòng

Theo dân gian, ma quỷ rất sợ dâu tằm. Bên cạnh những cách đốt vía cho bé đã đề cập, để duy trì sự bình an cho con, ba mẹ có thể áp dụng một trong những cách tránh vía sau:

  • Treo cành dâu tươi trước cửa phòng bé.
  • Đeo vòng tay dâu tằm cho bé.
  • Đặt cành dâu ở đầu giường.
  • Trồng một chậu dâu tằm trước cửa phòng.

Ngoài ra, nếu bé khóc đêm, hãy vụt cành dâu vào không khí xung quanh, vừa vụt vừa dọa, đến khi vụt ra tận ngoài cửa thì thôi. Cách này có thể giúp bé ngủ ngon giấc hơn.

4.4. Đánh vong và đọc câu thần chú đốt vía cho trẻ khóc đêm

Trẻ quấy khóc xuyên đêm rất có thể đang bị "ma trêu".
Trẻ quấy khóc xuyên đêm rất có thể đang bị “ma trêu”.

Khi trẻ bị “phải vía”, người âm sẽ quấy phá vào ban đêm khiến con không ngủ được. Những lúc bé giật mình quấy khóc đêm chính là lúc bị ma trêu chọc, hù doạ. Vì thế cần đánh đuổi để vong không dám “bén mảng” lại gần trẻ nữa.

Để đánh vong, mẹ hãy dùng roi dâu hoặc roi mây đánh vào xung quanh không khí nơi bé nằm. Vừa đánh vừa đọc “Ba hồn bảy vía, bảy vía ba hồn, vía lành thì ở, vía dữ thì đi”.

>>> Tìm hiểu thêm: Mách nhỏ mẹ 7 câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon xuyên đêm không khóc

4.5. Rải muối và gạo

Theo phong thuỷ, gạo và muối đại diện cho sự may mắn, sức khỏe, tài lộc, giúp xua đuổi năng lượng xấu. Cách rải muối gạo để tránh vía cho con như sau:

  • Trộn đều muối và gạo.
  • Ném gạo qua vai theo hướng dẫn:

    • Bé trai thì để bé dùng tay trái nắm muối gạo, ném qua vai trái.
    • Bé gái thì để bé nắm bằng tay phải rồi ném muối gạo qua vai trái.

Mẹ lưu ý là để con ném muối qua vai mới đúng, không ném ngược lại.

Ném gạo và muối để tránh vía cho con.
Ném gạo và muối để tránh vía cho con.

4.6. Những cách tránh vía cho trẻ sơ sinh khác

Bên cạnh đó, có một số cách tránh vía cho trẻ sơ sinh khác, tuy không phổ biến, nhưng cha mẹ hãy tham khảo thử nhé:

  • Chấm son đỏ lên trán bé.
  • Treo quần đen của người lớn tuổi trong nhà ở gần đầu giường của bé.
  • Lấy tóc rối ai đó chải đầu đem vuốt lên người trẻ.
  • Giữ lại cuống rốn của bé để treo lên cửa sổ tránh âm khí.

>>> Tham khảo thêm: 14+ mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh theo tâm linh

5. Câu “thần chú” khi đốt vía cho bé

Cha mẹ nên nói gì khi đốt vía cho trẻ sơ sinh? Khi thực hiện đốt giấy và đưa giấy đi vòng quanh người bé, cha mẹ hãy đọc thầm các câu “thần chú” dưới đây:

  • Ba hồn bảy vía, bảy vía ba hồn. Vía lành thì ở, vía dữ thì đi.
  • Đốt vía, đốt van, đốt gan, đốt ruột. Vía lành thì ở, vía dữ thì đi.
  • Đốt vía, đốt vận. Vía lành thì ở, vía dữ thì đi.
  • Vía lành thì ở, vía dữ thì đi.
  • Đốt vía, đốt van. Vía lành thì ở vía dữ thì đi. Đàn ông 3 hồn 7 vía, đàn bà 3 hồn 9 vía độc mồm thối miệng trêu quở.

Ngoài ra, dân gian còn truyền miệng bài văn khấn đốt vía cho bé rất hiệu quả. Cha mẹ hãy viết ra một tờ giấy rồi vừa khấn vừa đốt vía cho bé nhé.

Bài văn khấn đốt vía cho bé:

Ba hồn bảy vía, bảy vía ba hồn. Vía lành thì ở, vía dữ thì đi. Đốt vía, đốt van, đốt gan, đốt ruột. Vía lành thì ở, vía dữ thì đi. Đốt vía, đốt vận. Vía lành thì ở, vía dữ thì đi. Vía lành thì ở, vía dữ thì đi. Đốt vía, đốt van. Vía lành thì ở vía dữ thì đi. Đàn ông 3 hồn 7 vía, đàn bà 3 hồn 9 vía độc mồm thối miệng trểu quở. Đốt vía, đốt van. Buông tha cho cháu ăn ngon nằm ngủ, lành như cũ, mềm như lạt, mát như nước. Họ Hồ, họ Đỗ, họ Phạm, họ Nguyễn, họ Lê, họ Dương, họ nào trêu quở thì buông cháu ra. Độc mồm thối miệng có đường có nẻo séo séo bước bước.

6. FAQs – Một số câu hỏi thường gặp

Đốt vía cho bé có thật sự hiểu quả không?

6.1. Vì sao trẻ sơ sinh bị nặng vía?

Theo quan niệm xa xưa, người ta tin rằng trẻ bị nặng vía là do tiếp xúc với vía dữ, như ma quỷ hoặc những nơi có âm khí mạnh. Vì vậy, các cụ thường kiêng kỵ cho em bé đi chơi sau khi mặt trời lặn. Cả em bé và mẹ phải ở cữ tới 3 tháng 10 ngày.

Lý giải theo hướng khoa học, hiện tượng nặng vía ở trẻ sơ sinh thực chất là do sức đề kháng của bé còn yếu nên cơ thể dễ bị virus xâm nhập, khiến bé khóc nhiều về đêm.

6.2. Làm thế nào để trẻ hết quấy khóc?

Để trẻ hết khóc đêm, ngoài những cách đốt vía cho bé, mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian như:

  • Tắm cho bé bằng thảo mộc, thảo dược như hoa cúc, oải hương…
  • Đặt búp chè non đã rửa sạch vào rốn bé và dùng gạc y tế băng lại (không áp dụng khi bé chưa rụng rốn hoặc rốn bé đang chảy dịch).
  • Lén đặt 3 đoạn của thân cây trúc (trúc đùi gà, trúc quan âm) ở chỗ con ngủ.
  • Hơ lá trầu không qua lửa cho ấm rồi đặt vào rốn bé, băng lại.
  • Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ hãm gừng tươi và đường, chắt lấy nước cho bé uống. Với trẻ nhỏ hơn, mẹ ăn gừng hoặc uống trà gừng rồi cho bé bú.

Mẹo dân gian có thể giúp bé ngủ ngon trong một số trường hợp, nhưng hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh tính hiệu quả của và an toàn của các mẹo này. Một số mẹo nếu áp dụng không đúng cách còn có thể gây nguy hiểm cho bé như dị ứng

6.3. Có mẹo nào giúp bé ngủ ngon, sâu giấc không?

Trẻ sơ sinh ở giai đoạn đầu cần khoảng 14-17 tiếng mỗi ngày để ngủ. Khi ngủ đủ và sâu giấc, sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ sẽ phát triển rất mạnh mẽ.

Mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian dưới đây để giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc nhé:

  • Trộn đinh lăng cùng với bông gòn để làm ruột gối cho bé kê đầu.
  • Đặt vỏ cam, quýt ở đầu giường để bé cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn.
  • Xông phòng với bồ kết hoặc tinh dầu.

Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm hiểu thêm về những mẹo khác giúp bé dễ ngủ, thì hãy nhấn vào đây nhé.

6.4 Trẻ sơ sinh quấy khóc: Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Nếu mẹ đã cố gắng tìm nguyên nhân nhưng bé vẫn quấy khóc liên tục, đó có thể là hiện tượng khóc dạ đề. Theo Bệnh viện Từ Dũ, cho đến nay vẫn chưa có minh chứng khoa học giải thích nguyên nhân của khóc dạ đề.

Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bé có những dấu hiệu như khóc kéo dài gần 4 giờ kèm theo sốt, nôn ói, tiêu chảy, “sình” bụng… thì hãy đưa bé đi khám ngay lập tức.

Kết luận

Đốt vía cho bé là một mẹo dân gian để xua đuổi âm khí, mang lại giấc ngủ ngon và tinh thần khỏe mạnh cho bé. Tuy nhiên, mẹ không nên đặt niềm tin tuyệt đối vào phương pháp này. Rất có thể, bé quấy khóc là do vấn đề thiếu canxi hoặc bệnh lý. Mẹ hãy tìm đến bác sĩ Nhi khoa nếu tình trạng này kéo dài nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Soothing a crying baby

https://www.nhs.uk/conditions/baby/caring-for-a-newborn/soothing-a-crying-baby/

Ngày truy cập: 19/3/2025

Responding To Your Baby’s Cries

http://healthychildren.org/English/ages-stages/baby/crying-colic/Pages/Responding-to-Your-Babys-Cries.aspx

Ngày truy cập: 19/3/2025

Why do babies cry?

https://www.unicef.org/parenting/child-care/why-babies-cry

Ngày truy cập: 19/3/2025

Crying baby: What to do when your newborn cries

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/art-20043859

Ngày truy cập: 19/3/2025

Sleep and Your 1- to 3-Month-Old

https://kidshealth.org/en/parents/sleep13m.html:

Ngày truy cập: 14/3/2025

Is Your Newborn Baby’s Immune System Strong Enough?

https://health.clevelandclinic.org/is-your-newborn-babys-immune-system-strong-enough

Ngày truy cập: 14/3/2025

Khóc dạ đề: làm sao để vượt qua nỗi ám ảnh này? 

https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-tre-so-sinh/khoc-da-de-lam-sao-de-vuot-qua-noi-am-anh-nay/

Ngày truy cập: 14/3/2025

Good Luck- Bad Luck

https://www.ktb.gov.tr/EN-98566/good-luck–bad-luck.html

Ngày truy cập: 14/3/2025

Feng Shui Your Child’s Bedroom for More Peaceful Living

https://chadd.org/attention-article/feng-shui-your-childs-bedroom-for-more-peaceful-living/

Ngày truy cập: 14/3/2025

x