Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/12/2022

Thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh có nên không, có an toàn không?

Thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh có nên không, có an toàn không?
Khi trẻ nhỏ bị táo bón, cha mẹ thường lo lắng và không biết giúp con bằng cách nào. Tuy nhiên, về mặt y khoa hiện nay cha mẹ đã có thể sử dụng phương pháp thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh, để kích thích làm mềm phân của trẻ.

Thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh là biện pháp đưa một lượng dịch qua trực tràng, vào đại tràng, nhằm kích thích làm mềm phân và hỗ trợ nhu động ruột. Thụt hậu môn còn để kích thích phần ruột nở rộng, tăng co bóp để nhanh chóng đào thải phân ra ngoài.

Cách này giúp cho hậu môn của trẻ không bị đau đớn như nứt. hoặc rách hậu môn do trẻ bị táo bón.

1. Thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh có an toàn không?

Bơm hoặc thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh có an toàn không? Theo các chuyên gia y tế, bơm thuốc hoặc thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh là một cách khá an toàn để giúp làm mềm phân của trẻ.

Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp ưu tiên nhất. Vì thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh có thể gây ra tác dụng phụ. Thế nên, cha mẹ chỉ áp dụng cách này khi những cách khác không mang lại hiệu quả trị táo bón cho trẻ.

Một vài tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc bơm hoặc thụt hậu môn cho trẻ:

  • Chảy máu hậu môn.
  • Phụ thuộc vào thuốc.
  • Mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên.
  • Gây cảm giác bỏng rát và tổn thương thành hậu môn. Do hậu môn của bé còn mỏng và non nớt.

2. Thuốc thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh là những loại nào?

Cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh

Thuốc thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh là một loại thuốc nhuận tràng được điều chế dưới dạng gel hoặc dung dịch. Mục đích chính là để làm mềm phân mà không gây đau đớn; hoặc gây tổn thương cho hậu môn.

Với trẻ nhỏ, có 3 loại thuốc thụt hậu môn cho bé được sử dụng khá phổ biến đó là:

  • Thuốc bơm hậu môn cho bé có chứa muối.
  • Thuốc có chứa dầu khoáng (như dầu paraphin).
  • Thuốc có chứa phốt phát. Với các loại thuốc bơm hậu môn cho bé có chứa phốt phát, mẹ nhớ lưu ý liều lượng khi sử dụng; bởi nếu không; việc bơm hậu môn cho trẻ có thể gây hại.

>> Táo bón ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

3. Cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh an toàn

Thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh không phải dễ dàng. Nếu có thể, cha mẹ nên hỏi và xin hướng dẫn từ các bác sĩ về cách thực hiện. Hoặc cha mẹ có thể áp dụng theo quy trình các bước sau đây.

3.1 Chuẩn bị dụng cụ cần thiết

  • Băng, gạc.
  • Giấy vệ sinh.
  • Bồn hạt đậu.
  • Găng tay sạch.
  • Chất bôi trơn tan trong nước.
  • Dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, nhiệt độ 37,8ºC.
  • Một ống bơm thụt có đầu cao su mềm. Ống thông hậu môn (ống sonde đưa vào hậu môn) có độ dài tùy thuộc độ tuổi của trẻ: Trẻ nhũ nhi dưới 10kg: 2,5 – 3,75cm.
  • Lượng nước thụt tháo: Nếu là trẻ sơ sinh non tháng: 5 – 20ml, trẻ dưới 1 tuổi: 50 – 100ml, trẻ dưới 2 tuổi: 100 – 150ml.

3.2 Tư thế của trẻ trước khi thụt hậu môn

Cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh

  • Tư thế 1: Đặt trẻ nằm nghiêng trái, 2 đầu gối hướng lên ngực.
  • Tư thế 2: Để trẻ nằm ngửa, 2 chân giơ lên cao và để lộ hậu môn (tư thế tốt nhất cho trẻ sơ sinh).
  • Tư thế 3: Nằm nghiêng trái, đùi phải cong khoảng 45 độ so với trục cơ thể, nằm sát mép giường.
  • Tư thế 4: Còn gọi là tư thế gối – ngực, tức là trẻ được giữ thăng bằng với đầu gối, cánh tay và đầu đặt lên một cái gối làm sao cho mông sẽ tạo một góc hướng lên so với giường; tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thụt tháo.

3.3 Các bước thực hiện

  • Bước 1: Để trẻ nằm ở tư thế con thấy thoải mái (1 trong 4 tư thế trên).
  • Bước 2: Bôi chất bôi trơn vào đầu ống thụt hậu môn.
  • Bước 3: Mở nắp hộp thuốc thụt hậu môn, đưa thuốc vào trực tràng qua đường hậu môn. Để thụt hậu môn cho trẻ, bóp mạnh hộp thuốc thụt hậu môn để tạo lực cho thuốc được đưa hết vào cơ thể.
  • Bước 4: Khi thuốc bơm hậu môn cho trẻ đã vào trong trực tràng, mẹ rút tuýp thuốc ra khỏi hậu môn và dùng tay bóp nhẹ hậu môn để thuốc không tràn ra ngoài.
  • Bước 5: Đặt bé nằm nguyên vị trí cho đến khi con muốn đi “ị”. Thường là từ 2 – 5 phút sau khi bơm hậu môn cho bé.
  • Bước 6: Sau khi bé “ị” xong, mẹ dùng nước ấm vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé và dụng cụ.

Cách thụt hậu cho trẻ sơ sinh vừa nêu trên là một quy trình chuẩn tại bệnh viện. Tuy nhiên, khi thực hiện tại nhà, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh tay thật kỹ cũng như đeo găng y tế; để bảo an toàn cho con tránh bị nhiễm trùng.

>> Xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

4. Những lưu ý khi thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh tại nhà

cách bơm hậu môn cho trẻ sơ sinh

Nhiều cha mẹ lựa chọn cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh tại nhà khi con bị táo bón. Song, khi làm việc này, cha mẹ cần lưu ý tới những vấn đề sau:

  • Chất lỏng được bơm vào ruột sẽ khiến bé khó chịu, muốn đi vệ sinh ngay lập tức. Lúc này, bạn cần xoa dịu bé. Đối với bé lớn, bạn có thể yêu cầu bé thở sâu để giảm căng thẳng và trì hoãn thời gian đi tiêu vài phút để làm mềm phân giúp đại tiện dễ hơn.
  • Thuốc thụt thường dùng cho bé trên 2 tuổi. Với những bé nhỏ hơn, khi dùng biện pháp này phải có chỉ định của bác sĩ và nên tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn.
  • Đối với trẻ dưới 6 tuổi: cha mẹ nên theo dõi kỹ tình trạng táo bón của bé. Trường hợp đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần nhưng con vẫn chơi; ăn uống bình thường; không khó chịu và phân không cứng thì bạn chưa phải can thiệp bằng thuốc thụt hay thuốc nhuận tràng.
  • Mẹ không nên lạm dụng cách này thường xuyên khi trẻ bị táo bón. Thuốc thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh nếu dùng tùy tiện, sẽ dễ khiến bé bị lệ thuộc vào thuốc; thậm chí khiến hậu môn dễ bị kích thích và gây tổn thương các mô.
  • Nếu bé bị táo bón, buồn nôn, nôn mửa, sưng đau hậu môn kéo dài mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ, thay vì tìm cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh.

>> Mẹ xem thêm: Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Phòng ngừa thế nào?

5. Cách chữa táo bón không cần thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh

Phòng ngừa táo bón ở trẻ

Trường hợp mẹ không muốn áp dụng cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể cải thiện thói quen ăn uống của con như sau:

  • Cho con uống nhiều nước.
  • Xây dựng thói quen đi vệ sinh đúng giờ.
  • Các loại trái cây như: chuối, thanh long, cam,..
  • Mẹ hãy cho con ăn các loại sữa chua, bổ sung men vi sinh.
  • Hoặc các loại rau giàu chất xơ như: rau mồng tơi, rau dền, rau lang, rau ngót, rau đay,..

Cách dân gian giúp kích thích làm mềm phân cho trẻ mà KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC:

  • Bôi mật ong vào hậu môn của bé bởi mật ong có tính nóng sẽ kích thích bé đi ngoài dễ dàng.
  • Dùng tăm bông sạch tẩm mật ong và ngoáy nhẹ nhàng vào hậu môn cho bé (sâu khoảng 1cm); làm như vậy vài lần là bé có thể đi được.
  • Dùng cọng mồng tơi sạch, tước bỏ vỏ rồi tẩm mật ong ngoáy nhẹ nhàng vào hậu môn trẻ (vào khoảng 1cm) để kích thích bé đi ngoài.

Nội dung trên là những gì mẹ cần biết về cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh vừa an toàn vừa ít bị tác dụng phụ. Hoặc mẹ cũng có thể thay đổi thói quen ăn uống của con để hạn chế tình trạng con bị táo bón.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. How to give a child an enema at home
https://www.childrenscolorado.org/doctors-and-departments/departments/colorectal/colorectal-procedures/enemas-at-home/
Ngày truy cập: 03/07/2022

2. How to Give Your Child an Enema
https://patient.uwhealth.org/healthfacts/5960
Ngày truy cập: 03/07/2022

3. 10 Simple Steps To Give Enema For Children And Dosage
https://www.momjunction.com/articles/how-to-give-enema-for-child-types-dosage_00787276/
Ngày truy cập: 03/07/2022

4. Enema Administration
https://www.cincinnatichildrens.org/health/e/enema
Ngày truy cập: 03/07/2022

5. Infant and toddler health
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/infant-constipation/faq-20058519
Ngày truy cập: 03/07/2022

x