Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Dân gian có vô số cách gọi khác nhau về lông đẹn. Nơi thì gọi là lông tơ, lông măng vùng lại kêu lông cáy, lông quắm. Gọi là gì không quan trọng cấp thiết nhất với mẹ bỉm sữa vẫn là cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh nhanh, hiệu quả vì mẹ tin rằng đây là lý do trẻ ngủ không yên giấc sau khi sinh.
Hầu hết em bé sơ sinh khi lọt lòng đều có rất nhiều lông tơ. Lông bao phủ khắp người, chân, tay thậm chí là mặt của bé. Theo các bác sĩ đây là lớp bảo vệ làn da non nớt trong những tháng đầu đời. Còn theo kinh nghiệm dân gian nếu không làm lớp lông tơ này rụng đi sẽ gây cho bé ngủ hay vặn mình và tỏ ra khó chịu. Xem ngay để biết cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh có tốt không mẹ nhé.
Theo các chuyên gia, từ tuần thứ 20 của thai kì cơ thể thai nhi đã mọc lông tơ (lông đẹn), càng vào cuối thai kỳ thì lông càng mọc nhiều. Loại lông này khi kết hợp cùng lớp vernix sẽ giúp bảo vệ da của bé tránh bị va chạm với nước ối và tử cung.
Đa phần lông đẹn sẽ tự rụng trước khi các bé chào đời, tuy nhiên có nhiều trẻ lông đẹn lại không rụng mà vẫn còn nguyên vẹn, vì thế khi sinh ra sẽ nhìn thấy rõ, mức độ lông ít hay nhiều sẽ tuỳ thuộc vào từng bé. Nói cách khác thì lông đẹn thường hình thành do cơ địa của từng trẻ hoặc là do bị di truyền từ ba mẹ.
Đặc biệt nếu trong quá trình mang bầu mẹ lại ăn quá nhiều các loại thực phẩm có tính chất kích thích phát triển lông, tóc như các loại măng, sữa, thực phẩm có nguồn gốc từ sữa, thức ăn có chứa nhiều đường, khoai lang, rau xanh, cá hồi,… cũng có khả năng tác dụng kích thích các nang lông phát triển và gây ra lông đẹn ở trẻ.
>> Mẹ có thể tham khảo: Vòng hổ phách có tác dụng gì với trẻ em? Liệu có tốt như lời đồn không?
Lông đẹn trẻ sơ sinh nghe thì có vẻ hơi đáng sợ một chút nhưng thực ra đó là lớp lông mềm, mịn bao phủ khắp lưng của bé. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường. Thực tế, lông đẹn xuất hiện trong từ rất sớm và biến mất một phần ở tuần thai thứ 36-40 của thai kỳ.
Sau sinh, không nhiều trẻ ngoan ngoãn ngủ thẳng giấc mà thường hay vặn mình, thức giấc nhiều lần. Như một thói quen nhiều mẹ đổ lỗi ngay cho lớp lông tơ mỏng manh kia. Mẹ đã quên đi rằng rất có khả năng bé bị thiếu canxi và cần cho bé tắm nắng vào buổi sáng sớm để bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Tuy nhiên việc tắm nắng cần đúng cách và vitamin D có thể bổ sung qua đường uống để giúp trẻ có đủ vitamin D cần thiết.
Lớp lông đẹn thường rụng khi bé được 4-5 tháng tuổi. Nhưng nếu chúng tiếp tục mọc nhiều trong thời gian này, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Trường hợp đặc biệt nếu phát hiện bé có một túm lông ở xương sống thì không nên chủ quan đây có thể là dấu hiệu trục trặc ở hệ thần kinh. Vậy cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh là gì? Trẻ sơ sinh nhiều lông măng phải làm sao?
>> Mẹ có thể tham khảo: Bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường?
Mạng xã hội là kênh thông tin hàng đầu với các mẹ bỉm sữa hiện nay. Chỉ cần một thắc mắc đưa ra sẽ có hàng loạt các kinh nghiệm khác nhau chia sẻ. Thông thường là do tự thân mẹ trải nghiệm cùng con và không có dẫn chứng khoa học.
Chuyện lông đẹn cũng vậy. Cách trị lông có vô vàn:
Mẹ cũng có thể trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh bằng cách nhổ cho trẻ. Vậy nhổ lông lưng trẻ sơ sinh bằng gì?
Bà mẹ bỉm sữa nào cũng nghe tới cách dân gian nhổ lông măng (lông lưng) cho bé để bé bớt giật mình như: tắm lá cây đậu ván, nhổ bằng cách bôi bột mì nhão lên da, tắm nước lá, dùng khăn bọc lá trầu không chà vào da của bé để tẩy lông măng.
Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh là cách làm theo kiểu truyền miệng, không có cơ sở thực tiễn về mặt khoa học. Trong thuật ngữ chuyên ngành nhi khoa hiện đại vốn chưa có bệnh nào mang tên “lông đẹn”.
Các bác sĩ có chuyên môn cao cũng cho rằng việc tẩy lông tơ bằng lòng trắng trứng hay các loại cây cỏ khác không hề tốt cho trẻ. Trứng gà sống dùng cho trẻ sơ sinh không đảm bảo an toàn, thậm chí rất có thể trứng gà sống có thể mang mầm bệnh của cúm gia cầm. Nước cốt chanh lại chứa nhiều axit không tốt cho làn da non nớt của trẻ…
Nếu trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, vẫn tăng cân theo chuẩn WHO thì không có vấn đề gì cả và trẻ sẽ tự hết. Rướn mình, vặn mình ở trẻ sơ sinh là chuyện hết sức bình thường, chỉ khi nào trẻ có kèm theo các triệu chứng bất thường khác như ăn kém, ngủ không được, sút cân, tiêu chảy, rụng tóc… thì cần đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám điều trị kịp thời.
>> Mẹ có thể tham khảo: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: 5 mẹo trị cứt trâu cho trẻ đơn giản và hiệu quả
Việc tìm cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh là điều không cần thiết. Ngay cả các thói quen tắm cho trẻ hoặc đắp rốn bằng những loại lá cây, thuốc nam, thuốc Đông y… không rõ nguồn gốc có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của các bé. Tốt nhất, nếu có bất kỳ băn khoăn nào mẹ cần hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp thắc mắc.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Baby Body Hair In Newborn: Reasons & Diagnosis
https://parenting.firstcry.com/articles/hair-on-newborn-baby-body-lanugo-is-it-normal/
Truy cập ngày: 06/10/2023
2. Hirsutism
https://www.texaschildrens.org/health/hirsutism
Truy cập ngày: 06/10/2023
3. Excessive Hair Growth (Hirsutism)
https://www.childrenshospital.org/conditions-and-treatments/conditions/e/excessive-hair-growth-hirsutism
Truy cập ngày: 06/10/2023
4. Hair loss or alopecia
https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/hair-loss
Truy cập ngày: 06/10/2023
5. Your Hair (for babies)
https://kidshealth.org/en/kids/hair.html
Truy cập ngày: 06/10/2023