Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/02/2022

Sử dụng dầu gió cho trẻ sơ sinh có an toàn không?

Sử dụng dầu gió cho trẻ sơ sinh có an toàn không?
Có thể xem dầu gió là một trợ thủ đa chức năng của các bà mẹ: bôi vết côn trùng đốt, giữ ấm, giảm nghẹt mũi... Nhưng liệu đây có phải là lựa chọn khôn ngoan khi chăm sóc bé?

Dầu gió chiết xuất từ các loại thảo mộc, hoa và các loại thực vật khác. Nhiều mẹ muốn tận dụng lợi ích của tinh dầu cho đứa con của mình. Nhưng sử dụng dầu gió cho trẻ sơ sinh có an toàn không? Mẹ đọc tiếp để nắm thông tin và biết cách chăm sóc con tốt hơn nhé!

Thành phần trong dầu gió chứa gì?

Dầu gió là một loại chất lỏng được tạo ra bằng cách pha trộn nhiều loại tinh dầu thiên nhiên khác nhau. Các loại dầu gió thường được dùng như thuốc thoa ngoài da, có thể tạo cảm giác nóng ấm ngay tại chỗ.

Thành phần phổ biến của các loại dầu gió thường bao gồm: dầu khuynh diệp, dầu tràm, hồi, quế… với dược chất chính là methyl salicylate và menthol. Methyl salicylate là thành phần của nhiều thuốc trị đau, kháng viêm. Còn menthol, một chất thường được chiết xuất trong cây bạc hà giúp tạo cảm giác mát lạnh, gây tê tại chỗ.

Với những thành phần như vậy, chắc chắn, dầu gió sẽ mang lại nhiều lợi ích. Trước khi hiểu thoa dầu gió cho trẻ sơ sinh có tốt hay không; mẹ cần hiểu thêm về cấu tạo sinh lý da của trẻ.

>> Mẹ có thể muốn biết Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt: Là hiện tượng gì?

thành phần của dầu gió

Cấu tạo sinh lý da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá đặc biệt

Trước khi tìm hiểu dầu gió cho trẻ sơ sinh, mẹ cần biết được cấu tạo da bé để biết cách chọn được sản phẩm phù hợp.

1. Cấu tạo sinh lý da trẻ sơ sinh

Nếu xét về cấu tạo của đối tượng trẻ em thì có sự khác biệt về hệ vi sinh ở da trẻ sinh thường với trẻ sinh mổ, cụ thể:

  • Khi được sinh mổ, trẻ mang hệ vi sinh vật ở da tương tự ở da mẹ là Staphylococcus, Propionibacterium, Corynebacterium.
  • Trường hợp sinh thường, trẻ sẽ mang hệ vi khuẩn tương tự như đường âm đạo của mẹ chủ yếu là Lactobacillus, Prevotella và Sneathia.
  • Trẻ sơ sinh, bề mặt da có tính kiềm nhẹ và cũng phụ thuộc vào vị trí mổ. Điều này là do da trẻ tiếp xúc với dịch ối có tính kiềm trong suốt quá trình thai nhi. Việc đánh giá tính pH nhằm giải thích về vấn đề bong tróc da của trẻ trong những ngày đầu:

  • Khi pH kiềm sẽ dẫn đến hoạt động của enzim serine proteases tăng mạnh.
  • Do đó, làm thoái hóa các desmosome giữa các tế bào sừng dẫn đến sự bong vảy da trong những ngày đầu đời.
  • Ngoài ra, khi mới sinh ra, da trẻ thường cứng và khô hơn so với người lớn. Trong vòng 30 ngày đầu; da trẻ mềm dần do sự tăng hydrat hóa da. Tình trạng này sẽ giảm dần ở tuổi trưởng thành.

    Nguy cơ nhiễm độc qua da khi dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh

    Một điều cần phải lưu ý đó là nguy cơ nhiễm độc qua da cũng tăng lên ở trẻ sơ sinh; đặc biệt là trẻ sinh non. Trẻ có thể hấp thu độc tính qua da theo 2 con đường chính:

    • Thông qua tế bào sừng và thượng bì.
    • Thứ hai là hấp thu qua lỗ nang lông, tuyến bã.

    Vậy dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh cần phải thận trọng vì các thành phần bên trong có thể gây hại cho da trẻ.

    Có nên dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh? Vì sao?

    dầu gió cho trẻ sơ sinh

    Từ lâu dầu gió được biết đến với công dụng nổi bật như:

  • Giúp giảm đau nhức.
  • Dầu gió cũng giúp giảm ngứa.
  • Bố mẹ cần lưu ý rằng tất cả các loại tinh dầu đều không thể dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi. Thậm chí ngay cả với trẻ lớn, làn da các bé đôi khi vẫn rất nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng so với người lớn.

    Ngoài ra, với hoạt chất methyl salicylate khi xuất hiện trong dầu gió có thể dẫn đến các tình trạng như:

  • Cảm giác nóng, gây rộp da.
  • Gây xuất hiện xung huyết da.
  • Với Menthol có thể làm tăng tiết mồ hôi và làm thân nhiệt bé bị hạ thấp.
  • Dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh có thể dẫn đến nguy cơ gì?

    Không thể phủ nhận các tác dụng phổ biến của dầu gió như giảm đau nhức, giảm ngứa… nhưng mẹ có biết rằng tất cả các loại tinh dầu đều không dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi? Giới hạn tuổi còn được tăng lên đối với các loại tinh dầu có menthol.

    Ngay cả với trẻ lớn, làn da các bé đôi khi vẫn rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng so với người lớn. Trong khi đó, hoạt chất methyl salicylate có thể làm nóng, gây rộp, xung huyết da. Menthol còn làm tăng tiết mồ hôi và làm thân nhiệt bé bị hạ thấp. Một tác dụng phụ nguy hiểm khác là ức chế khả năng hô hấp của bé.

    Nếu dùng các loại dầu gió để bôi lên mũi, các hoạt chất trong dầu có thể gây rách màng nhầy mũi, họng. Menthol ức chế cơ trơn hô hấp, tuần hoàn. Một thành phần khác có trong một số loại dầu là camphor (long não) ức chế tuần hoàn, gây suy hô hấp dẫn đến ngưng tim, ngưng thở.

    Những lưu ý về độ tuổi, khi nào nên dùng, cách xoa dầu và nồng độ của dầu gió cho trẻ sơ sinh

    Khi muốn dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh, mẹ nên lưu ý về độ tuổi, khi nào nên dùng, cách xoa dầu và nồng độ tinh dầu.

    • Độ tuổi của bé: Độ tuổi nhỏ nhất sử dụng được tinh dầu nói chung là 3 tháng tuổi. Những loại tinh dầu chứa methyl salicylate và menthol cần được dùng cẩn thận cho trẻ trên 2 tuổi.
    • Nồng độ: Tinh dầu nguyên chất thường được pha với dầu nền để tạo thành một hỗn dịch. Mẹ cần chú ý nồng độ không vượt quá 2%. Không bao giờ được để tinh dầu nguyên chất dính lên da vì nó có thể gây phỏng nặng.
    • Khi nào có thể dùng dầu gió: Một số triệu chứng như nghẹt mũi, nhức đầu, ho nhẹ, đau bụng, đầy hơi, đau cơ, bong gân, côn trùng cắn ngứa ngáy… có thể được làm dịu bớt với các loại dầu gió.
    • Cách dùng tinh dầu: Dầu gió chỉ có thể dùng ngoài da. Mẹ không thoa dầu gió lên vùng da trầy xước, không cho bé uống dầu vì có thể gây tổn thương niêm mạc ruột. Luôn dùng một lượng vừa đủ, chỉ dùng lúc đau và chấm dứt ngay khi cơn đau đã hết.

    >> Mẹ xem thêm Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

    Bảng tham khảo tên các loại tinh dầu có thể dùng theo từng độ tuổi

    • Bé từ 3 tháng tuổi: tinh dầu cúc la mã, cỏ thi, lavender, thì là
    • Bé từ 6 tháng tuổi: bergamot, quế, chanh, nho, sả, rau mùi, kim linh sam, thông, quýt, bưởi, phong lữ, một lượng nhỏ tinh dầu thông…
    • Bé từ 2 năm tuổi: húng quế, tiêu đen, đinh hương, basalm, trầm hương, tỏi, sả chanh, hoắc hương, cây trà, kinh giới, bạc hà…
    • Bé từ 6 năm tuổi: hồi, tràm, bạch đậu khấu, dầu cây bạc hà, nhục đậu khấu, nguyệt quế…
    • Bé từ 10 tuổi: rosemary, khuynh diệp.

    Mỗi bé sẽ có thể trạng sinh lý khác nhau; nếu mẹ không chắc chắn về việc sử dụng dầu gió cho trẻ sơ sinh; mẹ hãy tham khảo với bác sĩ để nhận được sự tư vấn phù hợp cho nhu cầu của con nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Comparative Effect of the Smells of Amniotic Fluid, Breast Milk, and Lavender on Newborns’ Pain During Heel Lance

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27315487/

    Ngày truy cập: 30/01/2022

    The effectiveness of aromatherapy massage using lavender oil as a treatment for infantile colic

    https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/j.1440-172X.2012.02015.x

    Ngày truy cập: 30/01/2022

    Effect of olive and sunflower seed oil on the adult skin barrier: implications for neonatal skin care

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22995032/

    Ngày truy cập: 30/01/2022

    Massage Therapy Research Review

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5467308/

    Ngày truy cập: 30/01/2022

    Chamomile: A herbal medicine of the past with bright future

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2995283/

    Ngày truy cập: 30/01/2022

    x