Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 4 tuần trước

10 cách chăm con tháng đầu sau khi sinh

10 cách chăm con tháng đầu sau khi sinh
Chúc mừng mẹ đã vượt cạn thành công và mẹ tròn con vuông. Chặng đường tiếp theo là quá trình nuôi và chăm sóc con. Có thể mẹ vừa vui những cũng có phần lo lắng nếu đây là đứa con đầu tiên của mẹ.

Hiểu được đó, cũng như tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho mẹ. Marrybaby gợi ý cho mẹ 10 cách chăm con tháng đầu, để cùng mẹ trải qua giai đoạn thú vị này.

1. Đừng mong đợi sự hoàn hảo ở bản thân và em bé

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một công việc không hề dễ dàng. Và chăm con tháng đầu còn nằm ở một mức độ khó hơn.

Chính vì thế, mẹ nên nhớ rằng 90% những gì mẹ đang làm để chăm sóc con tháng đầu đã là rất tốt rồi. Cứ tiếp tục duy trì và cùng con cưng tiếp bước trong những tháng thú vị tiếp theo.

2. Đơn giản hóa mọi việc khi chăm con tháng đầu

Đơn giản hóa mọi việc khi chăm con tháng đầu
Mẹ càng giỏi đơn giản và tối ưu sức lực của mẹ thì mẹ càng thoải mái để chăm con tháng đầu sau sinh.

Để đơn giản hóa những công việc cùng lúc mẹ phải chăm con tháng đầu sau sinh, mẹ có thể áp dụng những mẹo sau đây:

  • Mẹ hãy chọn một chiếc ghế ngồi khiến mẹ cảm thấy thoải mái nhất khi cho con bú.
  • Mẹ nhớ đặt chiếc nôi của con ở gần mẹ nhất, để khi con khóc là mẹ kịp thời có mặt mà không phải mất công di chuyển.
  • Mẹ hãy đặt những đồ vật, dụng cụ mà mẹ thường xuyên sử dụng để chăm con tháng đầu vào đúng 1 vị trí. Hoặc mẹ có thể đóng gói mọi vật dụng vào trong 1 chiếc balo.
  • Bên cạnh việc chăm con tháng đầu, mẹ cũng cần chăm sóc chính mình sau khi sinh. Đây là những sản phẩm có thể mẹ sẽ cần: Thuốc Preparation H, gạc vệ sinh, Tylenol hoặc Motrin.

3. Mẹ tranh thủ nghỉ ngơi khi con ngủ

Kinh nghiệm của nhiều mẹ bỉm khi chăm con tháng đầu chính là không được thiếu ngủ. Mẹ hãy tranh thủ nghỉ ngơi khi con yêu đã vào giấc.

  • Khi bé ngủ trên tay mẹ, mẹ hãy đặt con vào lại chiếc nôi ở tư thế ngửa. Đồng thời mẹ cũng lấy các món đồ chơi của con ra xa, và đặt gần con một tấm chăn mỏng.
  • Trường hợp nếu con ngủ quá nhiều; hoặc hơn 16 tiếng mỗi ngày, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng này của con.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé dễ như trở bàn tay

4. Mẹ cần xây dựng một thói quen sinh hoạt mới

Có thể trong giai đoạn chăm con tháng đầu, mẹ cũng đã chuẩn bị cho mình một lịch trình nghỉ thai sản cụ thể, nếu mẹ có đi làm trước đó.

Lúc này, mẹ sẽ cần thay đổi một chút về thói quen sinh hoạt, và đồng hồ sinh hoạt của mình để luôn sẵn sàng thích nghi với giờ sinh hoạt của con.

Mẹ có thể thử làm những điều sau:

  • Dọn dẹp nhà, ăn uống, nghỉ ngơi cửa khi con ngủ.
  • Mẹ hãy tạo cho con một lịch trình mang tính chu kỳ nhất quán. Cụ thể là, thay quần áo cho con, cho con bú, chơi với con, cho con ngủ theo một khung giờ cố định.

>> Xem thêm: Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc mẹ nào cũng nên biết

5. Chuẩn bị tâm lý cho những rối loạn cảm xúc sau sinh

Lưu ý những rối loạn cảm xúc sau sinh
Chăm con tháng đầu có thể gây ra những rối loạn cảm xúc mẹ cần lưu tâm

Mẹ cần để ý tâm trạng khi chăm con tháng đầu, đặc biệt là đang điều trị, hồi sức sau phẫu thuật hoặc nhận hỗ trợ sau sinh. Hơn 50% phụ nữ trải qua nhiều cảm xúc như thường khóc, mệt mỏi, buồn bã và thiếu minh mẫn vào ngày thứ ba hoặc thứ tư sau sinh.

Có thể là do sự sụt giảm hóc môn đột ngột sau sinh; hoặc do hội chứng Baby Blue. Đừng giấu đi những triệu chứng này và bất cứ cảm xúc buồn bã hay tội lỗi nào, mẹ nên tâm sự với ai đó gần gũi hoặc những người thân trong gia đình.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trầm cảm sau sinh – Điều mẹ cần biết!

6. Nhận sự giúp đỡ từ người khác

Nếu có điều kiện, mẹ cũng nên thuê người giúp việc, dù chỉ là một hoặc hai lần mỗi tuần. Thuê người trông trẻ nếu mẹ cần nghỉ ngơi khi chăm con tháng đầu.

Mẹ cũng có thể chia sẻ với anh chồng cách chăm sóc con tháng đầu, để mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi. Rất có thể, anh chồng cũng sẽ muốn thay tã và chăm con như mẹ.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?

7. Địu bé khi mẹ đi lại trong nhà hoặc bên ngoài

Xe đẩy cũng tốt nhưng có thể mẹ sẽ thấy giữ con trước ngực sẽ thuận tiện hơn ngay cả lúc bạn đang nấu ăn. Đi dạo sẽ giúp hai mẹ con thư thái hơn khi mẹ địu con theo cùng.

Gần gũi với mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và vui vẻ, và đương nhiên là việc sẽ có lợi cho mẹ khi chăm con tháng đầu.

>> Mẹ có thể xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối không?

8. Theo chế độ ăn uống mới khi chăm con tháng đầu

Sau 9 tháng ăn uống theo “tiêu chuẩn”, giờ là lúc bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn quay trở lại lượng calo thông thường. Sẽ mất một đến hai tuần để điều chỉnh lại thói quen này.

Mẹ hãy lên kế hoạch ăn ba bữa mỗi ngày và linh hoạt bổ sung bữa ăn nhẹ cho đến khi cơ thể lấy lại được thói quen ăn uống. Sau khi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh cho phép, bạn nên bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng.

Nếu có thể, nên đến phòng tập thể hình. Bạn sẽ không chỉ được tiếp xúc với không gian mới mà còn cảm thấy có động lực để mặc vừa những bộ quần áo trước kia. Mẹ cũng đừng quên uống đủ nước và uống vitamin tổng hợp có chất lượng.

>> Mẹ xem ngay: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn dành cho phụ nữ

9. Chăm con tháng đầu là cơ hội mở rộng mối quan hệ

Cân bằng các mối quan hệ xã hội khi chăm con tháng đầu
Cân bằng các mối quan hệ xã hội khi chăm con tháng đầu giúp mẹ có tinh thần lạc quan, vui vẻ hơn!

Bên cạnh những mối quan hệ như ông bà, cha mẹ và người thân, trong giai đoạn này, mẹ cũng có thể làm mới mối quan hệ của mình bằng cách kết bạn với các mẹ bỉm khác.

Trên mạng xã hội ngày nay, mẹ có thể dễ dàng tìm đến các cộng đồng mẹ bỉm để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm chăm con tháng đầu; hoặc thậm chí là chia sẻ cảm xúc chuyện gia đình.

Để tiện cho mẹ, mẹ cũng có thể thử tham gia vào cộng đồng mẹ bỉm của Marrybaby. Vừa có kiến thức, vừa có quà thưởng hàng tuần, hàng tháng.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cắt tóc cho bé gái: Gợi ý 6 kiểu tóc cực xinh thịnh hành năm 2022

10. Luôn vì con và mạnh mẽ đối diện mọi vấn đề

Khi chăm con tháng đầu, mẹ đừng quá lo nếu bé bị sụt cân vài ngày sau sinh; cân nặng sẽ quay trở lại như cũ sau bảy đến mười ngày. Và mẹ có thể hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi để kiểm tra sức khỏe cho cả mẹ và bé. Đồng thời mẹ cũng cần nhớ thời điểm cho bé tiêm phòng.

Trên đây là 10 cách để mẹ có thể chăm sóc trẻ tháng đầu dễ dàng hơn. Hy vọng, mẹ sẽ có những trải nghiệm thật vui và thú vi với bé cưng của mình trong giai đoạn này.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. The New Mother: Taking Care of Yourself After Birth
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=the-new-mother-taking-care-of-yourself-after-birth-90-P02693
Ngày truy cập: 28/12/2022

2. A Guide for First-Time Parents
https://kidshealth.org/en/parents/guide-parents.html
Ngày truy cập: 28/12/2022

3. Parental Depression: How it Affects a Child
https://www.yalemedicine.org/conditions/how-parental-depression-affects-child
Ngày truy cập: 28/12/2022

4. Parental depression and child well-being: young children’s self-reports helped addressing biases in parent reports
https://www.jclinepi.com/article/S0895-4356(15)00154-7/fulltext
Ngày truy cập: 28/12/2022

5. Caregiver Burnout
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9225-caregiver-burnout
Ngày truy cập: 28/12/2022

x