Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 11/11/2022

Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh? Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh

Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh? Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh
Khi thấy bé có gỉ mũi mẹ thường muốn cố gắng vệ sinh cho thật sạch sẽ để mũi con thông thoáng và thở dễ dàng hơn.

Mẹ có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không? Trường hợp nào nên lấy và trường hợp nào không? Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau mẹ nhé!

1. Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không?

có nên ngoáy mũi cho trẻ sơ sinh
Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không? Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn là như thế nào?

Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không? Câu trả lời là CÓ. Lẩy gỉ mũi sẽ giúp trẻ loại bỏ các chất nhầy, bụi bẩn, vi khuẩn có trong lỗ mũi. Điều này nhằm giúp trẻ dễ dàng hơn trong quá trình hô hấp

Trên thực tế, gỉ mũi khô hoặc ướt được hình thành từ nước mũi. Nước mũi được sản sinh bởi các mô ở trong mũi, miệng, xoang, cổ họng và đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh.

Nước mũi giúp ngăn cản bụi, đất, những tác nhân có hại trong môi trường như phấn hoa, vi-rút và vi trùng. Thông thường, nước mũi sẽ trôi xuống cổ họng; nhưng một ít nước mũi sẽ đọng lại trong mũi và tạo thành gỉ mũi.

Quá nhiều gỉ mũi có thể khiến trẻ sơ sinh khó thở hơn. Vì vậy. Mẹ nên vệ sinh và lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách. Mẹ cần lưu ý cách vệ sinh mũi, lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn (sẽ được chia sẻ trong nội dung bên dưới).

>> Mẹ xem thêm: Bé bị sổ mũi phải làm sao? Trẻ bị sổ mũi có cần uống thuốc?

Vậy mẹ đã biết câu trả lời khi được hỏi có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh; và có nên ngoáy mũi cho bé rồi đúng không. Nội dung tiếp theo chỉ mẹ cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và những sai lầm dễ mắc phải.

2. Sai lầm thường gặp khi lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh

Ngoài câu hỏi có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hay không; đôi khi mẹ sẽ gặp vấn đề trong việc lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không đúng cách. Mẹ nên biết để tránh nhé:

  • Sử dụng que bông gòn để ngoáy mũi cho trẻ sơ sinh: Vì lỗ mũi của trẻ sơ sinh rất hẹp. Sử dụng que bông gòn để ngoáy mũi trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến lớp niêm mạc mũi và mạch máu bên dưới.
  • Dùng chung một que bông gòn để ngoáy, vệ sinh hai bên mũi: Thói quen này có thể dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo virus, vi khuẩn từ mũi này sang mũi kia và làm tăng nhiễm khuẩn.
  • Không rửa tay, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ngoáy mũi cho trẻ sơ sinh: Nếu không vệ sinh, sát khuẩn tay trước khi vệ sinh mũi cho trẻ, có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn vào mũi trẻ.
  • Rửa mũi cho trẻ sơ sinh quá nhiều lần: Thường xuyên rửa mũi cho trẻ sơ sinh hoặc rửa quá nhiều lần không phải là cách tốt nhất để phòng ngừa trẻ bị nhiễm khuẩn hay viêm mũi. Việc này có thể làm tổn thương lớp niêm mạc mũi và khiến trẻ bị viêm mũi nặng hơn. Rửa mũi thường xuyên còn làm mất đi lớp chất nhầy bảo vệ mũi trước bụi bẩn và duy trì độ ẩm trong trong mũi, làm khô mũi từ đó dễ dẫn đến viêm mũi.
  • >> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị ho, sổ mũi có tiêm phòng được không?

    3. Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn

    Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh quyết định liệu mẹ có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hay không. Vì mẹ cần nắm vững cách vệ sinh mũi an toàn cho bé.

    Một trong nguyên tắc khi lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh tốt nhất đó là giúp cho bé xì mũi nhẹ nhàng; để đẩy gỉ mũi ra ngoài. Ba cách phổ biến nhất đó là sử dụng bóng hút mũi; dùng máy xông mũi và họng; và dùng thuốc xịt mũi.

    3.1 Dụng cụ lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh

    Để đảm bảo việc có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh trở nên hiệu quả, an toàn, mẹ nên sử dụng các dụng cụ lấy gỉ mũi cho trẻ như sau:

    • Dùng bóng hút mũi
    • Dùng dụng cụ hút mũi
    • Dùng thiết bị xịt rửa mũi chuyên dụng

    >> Mẹ có thể tham khảo: Dụng cụ hút mũi cho bé nên chọn loại nào? Cách sử dụng mẹ cần biết!

    3.2 Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng bóng hút mũi (Bulb spring)?

    Bóng hút mũi thường được sử dụng để hút nhẹ nước mũi ra khỏi mũi của bé. Dụng cụ này phù hợp nhất khi trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

    Hướng dẫn lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng bóng hút mũi:

    • Nếu gỉ mũi của bé bị khô, mẹ hãy nhỏ 1-2 giọt nước muôi sinh lý để làm mềm trước khi hút mũi của bé.
    • Làm sạch bóng hút mũi bằng nước ấm; hoặc xà phòng. Mẹ rửa bằng cách bóp và thả bóng hút mũi liên tục.
    • Bóp hết không khí ra khỏi quả bóng, và giữ tay bóp chặt.
    • Nhẹ nhàng đặt đầu hút mũi vào mũi của trẻ sơ sinh.
    • Từ từ thả bóng để tạo lực hút giúp loại bỏ gỉ mũi, nước mũi cho bé.

    Như vậy, mẹ không chỉ biết có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hay không; giờ mẹ cũng nắm vững cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng bóng hút mũi.

    có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh
    Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng bóng hút mũi (bulb spring)? Có chứ, nhưng phải đúng cách mẹ nhé.

    3.3 Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng máy hút mũi (Nasal aspirator)

    Nếu có máy hút mũi, chắc chắn là mẹ nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ này. Dụng cụ này đã trở nên khá phổ biến trong những năm gần đây; vì nhiều bậc cha mẹ cảm thấy chúng hiệu quả; và dễ sử dụng hơn so với bóng hút mũi truyền thống.

    Thông thường, máy hút mũi sẽ có một ống ngậm; và một ống như ống tiêm với một đầu mở hẹp.

    Hướng dẫn cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng máy hút mũi:

    • Tương tự với bóng hút mũi, nếu gỉ mũi của bé bị khô. Mẹ hãy nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý để làm mềm.
    • Vệ sinh sạch sẽ máy hút mũi trước khi sử dụng cho trẻ sơ sinh.
    • Đặt ống ngậm vào miệng của mẹ.
    • Đặt ống còn lại lên trên cạnh mũi của bé. Mẹ đừng thụt ống sâu vào bên trong, mẹ chỉ cần áp vào lỗ mũi là được.
    • Mẹ hút ống ngậm, nhưng đừng hút quá mạnh.

    Những máy hút mũi cũng đi kèm với bộ lọc dùng một lần; vì vậy mẹ không cần phải lo lắng mẹ sẽ vô tình hút quá mạnh; hay hút phải nước mũi của bé.

    >> Mẹ xem thêm: Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài do đâu? Cách xử trí thông minh dành cho mẹ!

    3.4 Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước nhỏ mũi?

    Nước nhỏ mũi là cách lấy gỉ mũi khô cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ tin dùng. Một số trường hợp khi mẹ không thể dễ dàng làm sạch mũi vì nước mũi quá đặc hoặc khó lấy bằng hai phương pháp kể trên.

    Mẹ có thể mua nước nhỏ mũi tại nhà thuốc; hoặc pha 1 cốc nước ấm với 1/4 thìa muối để xịt cho bé. Lưu ý, mẹ không được sử dụng thuốc xịt mũi cho trẻ sơ sinh mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.

    • Mẹ bắt đầu bằng cách đặt bé nằm ngửa.
    • Với ống nhỏ mũi, nhỏ 3 đến 4 giọt vào mỗi lỗ mũi.
    • Chờ một phút để nước nhỏ có thời gian phát huy tác dụng.
    • Mẹ nhớ giữ đầu con nằm ngửa trong thời gian này.
    • Đôi khi chỉ cần nhỏ thuốc là đủ để làm lỏng và làm sạch gỉ mũi; đặc biệt là nếu bé hắt hơi.

    Nếu xịt nước mũi vẫn không hiệu quả; mẹ có thể dùng thêm bóng hút mũi và máy hút mũi để lấy gỉ mũi cho bé. Vậy không chỉ biết có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không; mẹ cũng biết các phương pháp lấy gỉ mũi cho con rồi.

    3.5 Cách ngăn ngừa gỉ mũi cho trẻ sơ sinh

    Để không phải bận tâm nhiều đến vấn đề có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hay không; hoặc đâu là cách lẩy ghỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn. Mẹ nên biết cách ngăn ngừa bé bị đóng gỉ mũi bằng các cách sau:

    • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Mẹ có thể để máy chạy cả ngày hoặc lúc trẻ sơ sinh ngủ. Nếu gia đình chưa kịp sắm máy tạo độ ẩm; mẹ có thể tắm vòi sen nước nóng để tạo hơi nước và ngồi trong phòng tắm với con trong vài phút.
    • Tắm cho bé: Khi bé bị nghẹt mũi, bác sĩ thường chỉ định tắm nước ấm. Nước ấm có thể giúp giảm nghẹt mũi.
    • Sử dụng máy lọc không khí: Nếu mẹ nghĩ rằng chất lượng không khí trong nhà kém có thể là thủ phạm gây ngạt mũi cho trẻ sơ sinh; mẹ có thể thường xuyên sử dụng máy lọc không khí hoặc thay đổi bộ lọc trong hệ thống sưởi và làm mát. Nếu gia đình có nuôi thú cưng, hãy hút bụi thường xuyên hơn để giảm thiểu lông và bụi của vật nuôi.

    >> Mẹ xem thêm Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

    Những lưu ý khi lấy gỉ mũi cho bé

    Mặc dù có rất nhiều cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần lưu ý một số điểm sau để có thể đảm bảo an toàn cho niêm mạc mũi của bé như sau:

    • Thực hiện mọi thao tác thật nhẹ nhàng; không tác dụng lực quá mạnh hoặc đưa dụng cụ lấy gỉ mũi quá sâu làm tổn thương niêm mạc mũi cũng như gây đau rát mũi cho bé.
    • Nếu mẹ không vệ sinh, sát khuẩn tay trước khi vệ sinh mũi cho trẻ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn vào mũi trẻ.
    • Nên thực hiện lấy gỉ mũi, rửa mũi cho bé khoảng 2-3 lần/ tuần, không nên quá lạm dụng bởi có thể làm mất hoàn toàn chất nhầy có trong mũi trẻ khiến mũi trẻ bị khô, bụi bẩn, vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập gây ra những bệnh về đường hô hấp nguy hiểm.
    • Lựa chọn các sản phẩm nước muối sinh lý, nước muối ưu trương chính hãng tại các cơ sở uy tín.
    • Nên đưa bé đến bệnh viện nếu bé có tình trạng nhiều gỉ mũi, chất nhầy khiến bé khó thở, khò khè để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị kịp thời.

    Qua bài viết, hy vọng mẹ đã biết có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh. Và những cách an toàn để lấy gỉ mũi cho bé cưng của mình.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. 5 Fun Facts About Boogers
    https://www.scripps.org/news_items/6831-5-fun-facts-about-boogers
    Ngày truy cập: 11/11/2022

    2. Suctioning the Nose with a Bulb Syringe
    https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/health-wellness-and-safety-resources/helping-hands/suctioning-the-nose-with-a-bulb-syringe
    Ngày truy cập: 11/11/2022

    3. Suctioning Your Childs Nose and Mouth
    https://www.chkd.org/Patients-and-Families/Health-Library/Way-to-Grow/Suctioning-Your-Childs-Nose-and-Mouth/
    Ngày truy cập: 11/11/2022

    4. What to Do For Your Baby’s Stuffy Nose
    https://www.uhhospitals.org/Healthy-at-UH/articles/2019/01/what-to-do-for-a-babys-stuffy-nose
    Ngày truy cập: 11/11/2022

    5. How To Help Your Baby or Toddler Clear Their Stuffy Nose
    https://health.clevelandclinic.org/how-to-help-your-baby-or-toddler-clear-a-stuffy-nose/
    Ngày truy cập: 11/11/2022

    x