Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/05/2018

Con đẹp nhất khi con cười

Con đẹp nhất khi con cười
Thực tế, bé yêu của bạn đã biết cười ngay từ lúc còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, ý nghĩa của nụ cười lúc này đơn giản chỉ là phản xạ tự nhiên của bé, tương tự như tay, chân chuyển động lúc nhận kích thích từ bên ngoài. Chẳng bao lâu khi ra đời, bé sẽ nở nụ cười đúng nghĩa đầu tiên, nụ cười của cảm xúc và yêu thương. Lúc này, hẳn mẹ sẽ không thể kiềm nổi sự xúc động đâu!
Khi nao be biet cuoi
Nụ cười của con chính là liều thuốc bổ của mẹ

1/ Nụ cười: Dấu hiệu của sự phát triển

Mẹ có biết nụ cười đầu tiên cũng là một trong những cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé? Dấu hiệu này cho thấy bé đã phát triển tốt về khả năng nhìn và quan sát. Đồng thời, bé đã có thể nhận ra gương mặt thân thương của ba, mẹ. Lúc này, bộ não và hệ thần kinh của bé vừa đủ “lớn” để loại bỏ kiểu cười phản xạ, bé dần nhận ra cười là cách để kết nối cảm xúc với mọi người xung quanh.

Bé con cũng biết rằng cảm xúc của mình ảnh hưởng như thế nào đến ba, mẹ. Vì thế, mẹ nên hiểu nụ cười của bé luôn mang nghĩa tích cực. Đó là biểu hiện của niềm vui, sự hứng thú và phấn khích. Khi bé cười với mẹ, mẹ nên biết là bé đang cho mẹ điểm 10 của chất lượng đấy!

2/ Khi nào bé cười thực sự?

Đến khoảng 2-3 tháng tuổi, bé sẽ thôi cười theo phản xạ. Mẹ dễ dàng bắt gặp bé cười vì thích thú bắt đầu từ khoảng thời gian này. Tuy nhiên, khi bé ngủ hoặc mệt mỏi, mẹ thấy bé hay cười. Đây vẫn là những nụ cười phản xạ mẹ nhé!

Nếu bé vẫn chưa cười “đúng nghĩa”, có một vài mẹo giúp bé nhích môi lên đấy! Tip cho mẹ: Nói chuyện với bé thường xuyên hơn, đừng quên trao đổi bằng ánh mắt với bé và luôn mỉm cười. Mẹ cũng có thể làm mặt hề, chơi ú òa, giả tiếng động vật, thổi vào bụng bé… Tuy nhiên, mẹ nhớ đừng lạm dụng quá nhé. Nếu bé thuộc dạng “nghiêm túc”, khó cười, mẹ cứ từ từ thôi, cho con chút thời gian, cảm xúc mà mẹ ơi!

3/ Cười, cười nữa, cười mãi

Một khi bé đã biết cười thực sự, sẽ không có gì khó hiểu nếu mẹ thấy bé thường xuyên tỏ thái độ phấn khích và tươi cười. Nhờ lần đầu tiên, bé quan sát được niềm vui trong mắt mẹ, thái độ và cử chỉ của mẹ đầy cảm xúc và tình yêu thương. Từ đó, bé nhận ra rằng nụ cười của mình quan trọng, hữu dụng như thế nào. Vì vậy, bé sẽ chăm cười hơn để làm mẹ vui.

Lúc kỹ năng quan sát được phát triển, bé sẽ để ý hơn đến âm thanh xung quanh và dần dần cười ra tiếng. Ban đầu, đó có thể chỉ là tiếng thì thầm, dần thành khúc khích và cuối cùng là cười lớn. Khoảng 5 tháng tuổi, mẹ sẽ bất ngờ với tràng cười phát ra từ bụng của bé đấy.

4/ Dấu hiệu cảnh báo

Mẹ luôn mong ngóng được thấy nụ cười thiên thần, nhưng đừng quá lo lắng nếu bé ít cười. Điều này không đồng nghĩa bé đang khó chịu hay bất mãn chuyện gì đó. Chỉ khi đã qua 3 tháng tuổi nhưng bé vẫn không nhích môi lên tươi tắn, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn nhé.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x