Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hầu như mẹ nào có con nhỏ cũng không xa lạ với dầu tràm. Theo kinh nghiệm dân gian, dầu tràm được dùng với rất nhiều công dụng cho bé như chữa ho, chữa côn trùng cắn… Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng nên thận trọng. Cơ thể nhạy cảm và non nớt của bé có thể bị tác động tiêu cực khi mẹ lạm dụng bất cứ sản phẩm gì, kể cả những loại tinh dầu hoàn toàn tự nhiên như dầu tràm. Để dùng dầu tràm cho bé đúng cách, mẹ nhớ ghi chú những điều sau nhé.
Rất nhiều mẹ dùng dầu tràm cho trẻ sơ sinh theo kinh nghiệm của ông bà để lại mà không kiểm chứng các nghiên cứu khoa học gần đây. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên dùng dầu tràm cho các bé mới sinh và các bé dưới 10 tuổi. Ngay cả trong trường hợp mẹ đã dùng dầu tràm để chăm sóc bé mà không có phản ứng nào đáng lo, vẫn nên chú ý áp dụng những lưu ý an toàn khi dùng dầu tràm cho bé.
Thành phần chính của tinh dầu tràm là 1,8-cineole, một hoạt chất có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh. Nếu bé lỡ nuốt phải tinh dầu tràm, con có thể gặp các phản ứng phụ như tiêu chảy, đau bụng, nôn… Các trẻ có bệnh hô hấp, hen suyễn hay dễ bị dị ứng có thể gặp các phản ứng phụ bao gồm khò khè và khó thở. Trường hợp nghiêm trọng nhất khi các bé bị phản ứng quá mức với dầu tràm là gây động kinh.
Chính vì vậy, việc sử dụng dầu tràm cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần được tiến hành thận trọng. Nếu mẹ không chắc chắn cách dùng dầu tràm cho bé, nhất là với các bé đang còn nhỏ so với độ tuổi khuyến nghị, nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có câu trả lời chính xác.
Dầu tràm có hoạt tính khá mạnh, có thể gây kích ứng những vùng da nhạy cảm như vùng da mặt, đầu, cổ… Chính vì vậy, khi dùng dầu tràm cho bé, mẹ không nên thoa trực tiếp lên những vùng da này. Đặc biệt, mẹ tuyệt đối không thoa dầu tràm lên mũi của con vì tinh dầu có thể gây kích ứng và tổn thương niêm mạc phía trong mũi.
Những vị trí thoa dầu tràm lý tưởng nhất là ở lưng, ngực hay lòng bàn chân trong trường hợp cảm lạnh và khi massage cho bé sơ sinh.
Để tránh những nguy cơ dị ứng và ảnh hưởng đến làn da còn mỏng manh của bé, mẹ nên theo dõi kỹ càng sau khi thoa dầu tràm cho con. Nếu nhận thấy những dấu hiệu như da bị đỏ, sưng, ngứa hay nổi mẩn thì nên ngưng ngay việc sử dụng dầu tràm.
Mẹ ơi, vì con còn rất bé bỏng, chỉ một vòng tay của mẹ thôi cũng đã có thể nâng cả cơ thể con, con sẽ chỉ cần một lượng tinh dầu rất ít. Dưới đây là liều lượng được khuyến cáo khi dùng dầu tràm cho các bé nhỏ:
Cũng giống như các loại dược liệu khác, dầu tràm không nên được sử dụng mọi lúc, mọi nơi mà chỉ trong những trường hợp cụ thể. Cụ thể, mẹ chỉ nên dùng dầu tràm khi các bé bị cảm lạnh, bị ho, hay bị côn trùng cắn. Trong trường hợp bé cưng hoàn toàn khỏe mạnh, mẹ nên tạm cất dầu tràm vào hộc tủ. Bôi dầu tràm vào lúc con đang khỏe, vận động liên tục và ra mồ hôi nhiều có thể khiến làn da của con bị kích ứng.
Với rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe, dầu tràm đã, đang và sẽ tiếp tục được các mẹ truyền tay nhau để chăm sóc bé yêu. Tuy nhiên, để việc dùng dầu tràm cho bé đạt được hiệu quả và giữ an toàn cho con, mẹ luôn cần thận trọng, kỹ càng kiểm soát cả về cách dùng lẫn số lượng dầu tràm được sử dụng.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.