Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Một trong những phiền toái mẹ gặp phải là tình trạng trẻ sơ sinh khóc dạ đề, khóc mãi không nín. Tình trạng này không chỉ khiến người lớn phiền lòng mà còn cảm thấy lo lắng. Vậy khóc dạ đề bao lâu thì hết? Nếu bé cưng nhà bạn đang ở trong trường hợp này, hãy cùng đọc bài viết của MarryBaby để bỏ túi những mẹo chữa khóc dạ đề hiệu quả nhé.
Khóc dạ đề hay còn gọi là hội chứng quấy khóc, là hiện tượng trẻ sơ sinh (trong giai đoạn từ 2-3 tuần đến 3 tháng tuổi) quấy khóc nhiều giờ liền và khóc thét theo từng cơn. Hiện tượng này thường xuất hiện vào các khung giờ như buổi chiều, tối hoặc ban đêm và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Theo một nghiên cứu, ở các nước phương tây, trẻ em khóc dạ đề xảy ra với tỷ lệ 1/5. Hiện tượng này kéo dài không chỉ làm cha mẹ phiền lòng mà thậm chí còn khiến nhiều người cảm thấy bất lực, thậm chí trầm cảm vì trẻ khóc không nín.
Làm sao để mẹ biết rằng bé yêu đang khóc dạ đề chứ không phải là quấy khóc thông thường do đói, khó ngủ, hoặc bị đau ở một chỗ nào đấy? Trẻ khóc dạ đề bao lâu? Một số dấu hiệu sau đây giúp mẹ có thể nhận biết:
Theo các chuyên gia về trẻ em, cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có minh chứng khoa học nào giải thích nguyên nhân của chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh.
Trên thực tế, một số trẻ ban ngày rất ngoan, chịu ăn và chịu chơi. Nhưng cứ đến chiều tối bé bắt đầu khóc và cho dù mẹ làm cách nào con cũng không nín. Điều này làm cho nhiều mẹ thắc mắc rằng tại sao con ngoan mà tới tối lại quấy như vậy. Một số người tâm linh còn nghĩ rằng con bị ma quỷ trêu nên khóc. Vậy nguyên nhân do đâu trẻ khóc dạ đề?
Nhiều người cho rằng hiện tượng khóc dạ đề là do trẻ hệ tiêu hóa còn non yếu nên thường xảy ra các vấn đề như nhu động ruột dẫn tới đau bụng từng cơn. Khi trẻ lên cơn đau bụng sẽ khóc thét lên và hết cơn thì ngừng.
Một số trẻ khóc dạ đề có thể do hệ thần kinh của bé phát triển chưa ổn định. Vậy nên việc bị kích thích quá mạnh như ban ngày nô đùa nhiều có thể khóc dạ đề.
Trường hợp khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh cũng xảy ra với những bé còi xương, suy dinh dưỡng. Bởi vì với những trẻ như thế này khả năng thích ứng còn yếu, dễ bị những kích thích bên ngoài làm cho sợ hãi.
Mẹ lưu ý rằng một số trẻ có thể khóc đêm không phải là chứng khóc dạ đề mà do một số lý do khác như:
Trẻ sơ sinh khóc dạ đề không những ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ và sức khỏe của trẻ, mà còn làm cho các thành viên trong gia đình cảm thấy mệt mỏi, bực bội, thậm chí stress (đặc biệt là người mẹ). Vậy cách chữa khóc dạ đề như thế nào để cho bé ngoan và ngủ ngon mỗi đêm?
Đây là những mẹo chữa khóc dạ đề mà ông bà chúng ta đã áp dụng từ rất lâu. Mặc dù những cách làm này chưa được khoa học chứng minh tính hiệu quả, nhưng nhìn chung chúng vô hại. Vì vậy, tiếc gì mẹ không thử cho con.
Lưu ý: Thực hiện chữa mẹo bằng búp lá chè non người mẹ phải tự tay mình đặt nhúm trà ấy vào rốn bé. Sau một vài ngày thực hiện cách chữa khóc dạ đề này mẹ sẽ thấy hiện tượng con khóc đêm giảm hẳn và chấm dứt.
Dùng lá trầu không chữa khóc dạ đề trẻ sơ sinh cũng được cha ông ta áp dụng nhiều. Vì loại lá quen thuộc này rất lành tính và có thể sát khuẩn, kháng viêm.
Mẹ hãy lấy một nắm lá trầu không và hơ ấm qua lửa, sau đó đặt vào rốn trẻ và băng lại.
Lưu ý: Mẹ chỉ hơ ấm và kiểm tra nhiệt độ bằng cách đặt vào mặt trong của cánh tay để kiểm tra nhiệt độ. Tuyệt đối không hơ nóng có thể gây bỏng da non của trẻ. Chỉ áp dụng với rốn đã rụng và không có dấu hiệu nhiễm trùng rốn.
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh bạn cũng có thể dùng loại lá cỏ mọc thấp xung quanh giếng, hoặc một ít gốc rơm rạ dùng để lót ổ gà, sau đó đặt dưới chiếu chỗ giường mẹ và bé nằm.
Lưu ý: Chữa mẹo bằng cỏ hoặc rơm rạ như thế này người thực hiện không được để mẹ đứa trẻ biết, nếu không sẽ mất tác dụng chữa khóc dạ đề trẻ sơ sinh. Theo kinh nghiệm dân gian, thực hiện cách này 1–2 lần là con sẽ hết chứng khóc đêm.
Cây trúc, một số nơi có thể gọi theo những cách khác như trúc đùi gà trúc hoặc quan âm, mẹ dùng 3 đoạn thân cây lén đặt chỗ bé ngủ.
Lưu ý: Lúc làm việc này mẹ tuyệt đối không để cho trẻ hoặc bất kỳ ai biết nhé. Việc này sẽ hiệu quả nếu áp dụng đúng từ 1-2 lần.
Để tình trạng trẻ sơ sinh khóc dạ đề có thể khắc phục và được cải thiện, mẹ hãy chú ý một số vấn đề nhỏ sau:
Hy vọng bài viết khóc dạ đề bao lâu thì hết sẽ giúp bố mẹ cải thiện tình trạng này ở trẻ, giúp bé ngủ ngon và lớn nhanh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.