Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/06/2014

Giặt tã vải đúng cách (P.1)

Giặt tã vải đúng cách  (P.1)
Tã vải có thể sử dụng nhiều lần, và giữa các lần sử dụng đó, chúng luôn cần được giặt thật sạch sẽ. Khó khăn lớn nhất mẹ sẽ gặp phải là số lượng tã bé thay ra khá nhiều và bạn có cảm giác mình cứ phải giặt liên tục

Việc tìm kiếm một dịch vụ xử lý tã bẩn gần như là nhiệm vụ bất khả thi cho bạn. Vì vậy, ngay từ khi mới trở về nhà từ bệnh viện, mẹ đã phải dần tập quen với vai trò mới, bao gồm cả việc giặt tã bẩn cho bé.

Có rất nhiều sản phẩm tã vải khác nhau. Việc đầu tiên bạn cần làm là đọc hướng dẫn sử dụng trên nhãn mác hoặc bao bì. Một số loại tã yêu cầu cần được xử lý đặc biệt. Ví dụ như tã làm bằng len nên giặt bằng tay cùng với dầu lanolin và để khô tự nhiên. Tuy vậy, hầu hết tã đều được sản xuất bằng những chất liệu thông thường như cotton, nên bạn có thể áp dụng những hướng dẫn dưới đây cho hầu hết các sản phẩm.

Giặt tã vải đúng cách h1
Ở vùng nhiệt đới, mẹ nên chọn cho bé loại tã vải bằng cotton mềm mại và mỏng nhẹ

>> Tham khảo thêm: Chọn lựa tã đúng cách và phương pháp chống hăm cho bé

Bước 1: Ngâm trước khi giặt

Bạn nên phân loại và ngâm tã bẩn một vài tiếng trước khi giặt để giúp loại bỏ vết bẩn. Nếu tã có lớp chống thấm, bạn không nên ngâm. Trừ trường hợp này, nhìn chung, bạn có thể bỏ thẳng tã bẩn hoặc tã ướt vào trong nước giặt.

Một số ông bố bà mẹ ngâm tã trong những xô lớn và để nhiều giờ. Điều này không hẳn đã tốt vì ngâm quá lâu có thể tạo ra những vết bẩn mới. Đó là chưa kể, những bé nhỏ mới biết đi có thể bị ngã vào xô nước.

Bước 2: Chọn chất giặt tẩy

Bạn nên chọn loại bột giặt hoặc nước giặt không chứa hương liệu, không chất xúc tác và không có các thành phần phụ khác như chất làm trắng sáng, v.v.

Bên cạnh đó, hãy tránh sử dụng chất làm mềm vải và tấm chống tĩnh điện vì chúng có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé và làm giảm khả năng thấm hút của tã.

Có thể bạn cần dùng đến thuốc tẩy để tránh gây nhiễm trùng hay hăm tã cho bé nhưng đừng quá lạm dụng. Thuốc tẩy phá vỡ các sợi trong tã vải, làm cho chúng nhanh hư và còn có thể làm hỏng lớp bọc bên ngoài tã.

Để giúp loại bỏ mùi hôi, các mẹ thường thêm khoảng nửa cốc bột baking soda vào nước giặt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng khoảng 1 cốc giấm trắng. Bên cạnh việc khử mùi, giấm còn giúp làm mềm tã.

Nếu thấy tã không sạch hoặc bị dính bết bột giặt, có thể bạn đã cho quá ít hoặc vượt mức bột giặt cần thiết. Các chuyên khuyến nghị khi giặt tã bạn chỉ chỉ cho khoảng một nửa lượng chất giặt tẩy so với giặt quần áo bình thường.

>> Tham khảo thêm: Mẹ đã giặt quần áo cho bé đúng cách?

Trong phần 2 của bài viết, bạn sẽ tiếp tục được tìm hiểu về những lưu ý cụ thể khi giặt tã vải, chẳng hạn như số lượng tã cho một lần giặt, cách sấy khô và nhiệt độ giặt. Đừng bỏ lỡ nhé.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x