Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Giang Trần
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 08/12/2023

Gợi ý cho mẹ sinh mổ chăm con khỏe hơn khi không thể da kề da với bé ngay từ đầu

Gợi ý cho mẹ sinh mổ chăm con khỏe hơn khi không thể da kề da với bé ngay từ đầu
Phương pháp tiếp xúc da kề da (skin-to skin contact) là phương pháp thường được sử dụng để chăm sóc trẻ sau sinh. Việc tiếp xúc da kề da cũng được chứng minh mang lại nhiều lợi ích thiết thực, đặc biệt là đối với những trẻ sinh mổ [2]. Thế nhưng, trong trường hợp mẹ và bé không thể tiếp xúc da kề da sớm sau sinh thì đâu là cách giúp mẹ chăm sóc bé sinh mổ tốt nhất?

Theo đánh giá điều tra của Tổng cục Thống kê Việt Nam (MICS) năm 2020 – 2021, các ca sinh mổ chiếm tới 34,4% trên tổng số ca sinh trong nước và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Tỷ lệ sinh mổ tăng cao cũng làm dấy lên mối quan tâm đặc biệt về việc chăm sóc trẻ sau sinh mổ [1].

Phương pháp tiếp xúc da kề da mang đến nhiều lợi ích cho bé sau sinh mổ

Mặc dù ngày nay việc sinh mổ đã trở nên an toàn hơn nhờ vào sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, thế nhưng, trẻ sinh mổ vẫn chịu khá nhiều “thiệt thòi” so với trẻ sinh thường. Thách thức mà trẻ phải đối mặt sau sinh mổ đó là hệ miễn dịch kém phát triển. Việc bị xâm nhập bởi những vi khuẩn có hại trong môi trường bệnh viện, chứ không phải là lợi khuẩn có trong âm đạo mẹ như quá trình sinh nở bình thường khiến hệ vi sinh đường ruột của trẻ phải mất tận 6 tháng để hồi phục. Điều này khiến sức đề kháng của trẻ trong giai đoạn này kém và dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm hơn [2], [5].

Ngoài ra, trong khi sinh thường qua đường âm đạo của mẹ, cả người bé sẽ bị ép bên trong ống sinh để đẩy hết dịch nhầy trong phổi ra ngoài thì ngược lại với các bé sinh mổ, do không được trải qua quá trình trên nên trẻ có nguy cơ khó thở, thở khò khè hoặc gặp một số vấn đề khác về hô hấp trong vài ngày đầu sau sinh [2].

Bên cạnh những tác động ngắn hạn, nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sinh mổ còn có tỷ lệ mắc một số bệnh cao hơn trẻ sinh thường như [5], [6]:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Rối loạn tiêu hoá
  • Béo phì
  • Hen suyễn
  • Dị ứng
  • Đái tháo đường type 1
  • chăm sóc trẻ sau sinh

    Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải các bất thường về sức khỏe, trẻ sinh mổ sẽ cần một chế độ chăm sóc và theo dõi phù hợp, trong số đó phương pháp da kề da là cách thường được khuyến khích áp dụng ngay sau khi sinh. Theo đó, với phương pháp này, em bé sẽ được lau khô người và đặt trực tiếp lên ngực trần của mẹ. Cả hai sẽ được đắp chăn ấm và để yên như vậy trong ít nhất 1 giờ đồng hồ hoặc đến khi cho bú xong lần đầu tiên [7].

    Theo nhiều nghiên cứu, việc thực hiện phương pháp này sẽ đem lại một số lợi ích cho cả mẹ và bé như [7], [8], [9]:

    • Giúp các vi khuẩn có lợi từ da mẹ tiếp xúc với da bé, bảo vệ bé chống lại các tác nhân gây hại bên ngoài và phát triển hệ miễn dịch.
    • Giúp cơ thể mẹ và bé cùng giải phóng oxytocin – một loại hormone có tác dụng xoa dịu, giảm các cơn đau ở mẹ sinh mổ, đồng thời giúp bé bình tĩnh, ngủ sâu và ít quấy khóc.
    • Giúp tăng mối liên kết và gắn bó tình cảm giữa mẹ và con.
    • Điều chỉnh nhiệt độ, giữ ấm cho cơ thể trẻ.
    • Điều hoà nhịp tim, nhịp thở và nồng độ oxy, giúp bé thích nghi tốt hơn với môi trường bên ngoài bụng mẹ.
    • Kích thích mẹ tăng tiết sữa và dễ cho con bú thành công hơn.
    • Giúp bé tăng hấp thu dinh dưỡng và tăng cân tốt hơn.

    Dù mang đến nhiều lợi ích nhưng thực tế, không phải lúc nào mẹ cũng có thể da kề da với bé sau sinh, chẳng hạn mẹ gặp tình trạng nguy hiểm cần cấp cứu, bé sinh non quá yếu hoặc bị suy giảm hô hấp cấp tính cần phải được chăm sóc đặc biệt [9]. Trong những trường hợp này, mẹ cũng không cần quá lo lắng vì vẫn còn rất nhiều cách giúp cải thiện sức khỏe của bé.

    Mẹo giúp mẹ chăm trẻ sóc bé sau sinh mổ dù mẹ không thể sớm kề da với con

    chăm sóc trẻ sau sinh

    Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt

    Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh nên được cho bú sớm và bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu [12]. Bởi sữa mẹ chứa chất dinh dưỡng tự nhiên, phong phú được “thiết kế” đặc biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh, trong đó chứa nhiều đại dưỡng chất cùng các vi chất dễ tiêu hoá, cần thiết cho sự phát triển của hệ miễn dịch [10], [11].

    Đối với trẻ sinh mổ, điều này lại càng quan trọng hơn vì sữa mẹ sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh trong thời gian hệ miễn dịch còn đang xáo trộn. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ bú mẹ sẽ ít bị mắc các chứng bệnh về đường ruột, hô hấp và viêm tai giữa hơn [12].

    Với một số mẹ thiếu sữa hoặc tình trạng sức khoẻ không đủ khả năng để cho bé bú, mẹ có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm công thức sữa gần nhất với tiêu chuẩn vàng để có thể bổ sung cho bé.

    Tuân thủ lịch tiêm phòng

    Tiêm phòng là biện pháp miễn dịch chủ động giúp bé yêu của bạn phòng ngừa hiệu quả các bệnh nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, phế cầu, sởi… Vì vậy, bố mẹ hãy chú ý đưa con đi tiêm vaccine định kỳ đầy đủ theo lịch của bác sĩ để vừa giúp bảo vệ sức khoẻ trẻ, vừa hạn chế mầm bệnh lây lan trong cộng đồng [16].

    Theo dõi cột mốc phát triển ở trẻ

    Cũng giống như các bé sinh thường, khi chăm sóc bé sinh mổ, ba mẹ cũng cần chú ý theo dõi các cột mốc phát triển ở trẻ, Việc theo dõi này sẽ giúp ba mẹ có cái nhìn tổng quan hơn đối với sức khỏe của bé. Đồng thời, đối với những trẻ chưa biết đi biết nói, việc này còn giúp bố mẹ phát hiện ra những bất thường ở trẻ để sớm tìm ra giải pháp điều trị kịp thời [17].

    Nhìn chung, do có một số khác biệt về hệ miễn dịch nên việc chăm sóc bé sinh mổ sẽ cần được chú ý nhiều hơn so với bé sinh thường. Sau sinh mổ, nếu mẹ không có cơ hội tiếp xúc da kề da với bé thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi còn có rất nhiều phương pháp khác có thể giúp trẻ “bắt nhịp” và làm quen với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Bố mẹ nên chú ý hỏi ý kiến bác sĩ về việc kết hợp những phương pháp này để đem lại hiệu quả chăm sóc tốt nhất cho bé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Việt Nam SDGCW 2020-2021 Chăm sóc trước sinh https://www.unicef.org/vietnam/media/8776/file/Ch%C4%83m%20s%C3%B3c%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc%20sinh.pdf Ngày truy cập: 22/05/2023

    2. What to Know About Babies Born by C-section – And What You Can Do https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/what-to-know-about-babies-born-by-c-section-and-what-you-can-do Ngày truly cập: 22/05/2023

    3. Caesarean section https://www.nhs.uk/conditions/caesarean-section/ Ngày truy cập: 22/05/2023

    4. Risks of Having a Caesarean Birth https://www.nbt.nhs.uk/maternity-services/labour-birth/caesarean-birth/risks-having-a-caesarean-birth Ngày truy cập: 22/05/2023

    5. Cesarean versus Vaginal Delivery: Long term infant outcomes and the Hygiene Hypothesis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3110651/ Ngày truy cập: 22/05/2023

    6. Pediatrics Consequences of Caesarean Section-A Systematic Review and Meta-Analysis https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33142727/ Ngày truy cập: 22/05/2023

    7. Skin-to-skin contact https://www.unicef.org.uk/babyfriendly/baby-friendly-resources/implementing-standards-resources/skin-to-skin-contact/ Truy cập ngày: 22/05/2023

    8. Skin to Skin Caesarean Birth – Information for new parents and families https://elht.nhs.uk/application/files/3616/1123/9906/SkintoSkin_Csectionbirth_Jan2021_V2.pdf Truy cập ngày: 22/05/2023

    9. The importance of skin-to-skin with baby after delivery https://news.sanfordhealth.org/childrens/the-importance-of-skin-to-skin-after-delivery-you-should-know/ Truy cập ngày: 22/005/2023

    10. Human Milk Composition: Nutrients and Bioactive Factors https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3586783/ Truy cập ngày: 23/05/2023

    11. The Importance of Breastfeeding https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK52687/ Truy cập ngày: 23/05/2023

    12. Breastfeeding – deciding when to stop https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/breastfeeding-deciding-when-to-stop Truy cập ngày: 23/05/2023

    13. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/ Truy cập ngày: 23/05/2023

    14. Nucleotides: an updated review of their concentration in breast milk https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0271531721000737 Ngày truy cập: 23/05/2023

    15. Dietary nucleotides and fecal microbiota in formula-fed infants: a randomized controlled trial https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18541569/ Ngày truy cập: 23/05/2023

    16. Vaccinations and newborn screening tests https://www.nhs.uk/start4life/baby/vaccinations-and-newborn-screening-tests/ Ngày truy cập: 23/05/2023

    17. Using developmental milestones to track and encourage your baby’s progress https://www.chrichmond.org/blog/developmental-milestones-tracking-and-encouraging-your-babys-progress Ngày truy cập: 23/05/2023

    18. Reverri et al 2018

    19. Effect of dietary ribonucleotides on infant immune status. Part 2: Immune cell development https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15496603/   Ngày truy cập: 4/3/2022

    20. Evaluation of the effects of a nucleotide-enriched formula on the incidence of diarrhea. Italian multicenter national study https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11268927 /  Ngày truy cập: 4/3/2022

    21. The Science behind the Probiotic Strain Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12® https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5029483/ Ngày truy cập: 4/3/2022

    * Khảo sát Mintel 3/2023 trên cơ sở dữ liệu GNPD

    22. Reverri et al (2018)

    23. Rousseaux et al (2021)

    24. Merolla et al (2000)

    25. Yau et al (2003)

    26. Pickering et al (1998)

    27. Mohan et al (2006)

    x