Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Tường Vi
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật Tuần trước

Massage cho bé ngủ ngon và kết nối tình mẹ con

Massage cho bé ngủ ngon và kết nối tình mẹ con
Massage cho bé mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, không chỉ giúp bé thư giãn mà còn tăng cường sự gắn bó tình cảm giữa hai mẹ con.

Vậy massage cho bé nên được thực hiện như thế nào? Trong bài viết này, MarryBaby sẽ hướng dẫn mẹ chi tiết từng bước massage đúng cách, giúp bé ngủ ngon hơn và phát triển khỏe mạnh nhé.

Massage cho bé có lợi ích gì?

Từ khi mới chào đời, bé yêu luôn thích được bế ẵm, ôm ấp và vuốt ve. Những cử chỉ yêu thương này không chỉ thể hiện tình cảm của ba mẹ mà còn ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển toàn diện của bé.

Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ), tiếp xúc da kề da giữa ba mẹ và bé không chỉ hỗ trợ phát triển thể chất mà còn giúp trẻ hình thành cảm xúc tích cực. Việc massage đều đặn mỗi ngày còn mang lại những lợi ích sau:

  • Giảm căng thẳng và thư giãn cho bé: Massage giúp kích thích giải phóng oxytocin – hormone mang lại cảm giác thoải mái, đồng thời giảm cortisol – hormone gây căng thẳng, giúp bé thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa và giảm táo bón: Massage vùng bụng kích thích nhu động ruột, giúp bé tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, giảm đầy bụng, táo bón,và khó tiêu
  • Gắn kết tình cảm gia đình: Thông qua massage, bé sẽ cảm nhận được tình yêu thương từ ba mẹ, đồng thời tạo dựng mối liên kết sâu sắc giữa các thành viên trong gia đình.
  • Kích thích hệ thần kinh: Massage kích thích hệ thần kinh, hỗ trợ bé phát triển kỹ năng vận động và tăng cường kết nối giữa các tế bào thần kinh.
  • Cải thiện giấc ngủ: Massage trước giờ ngủ giúp bé thư giãn, kích thích sản xuất melatonin – hormone điều hòa giấc ngủ, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Massage giúp kích thích dây thần kinh phế vị, làm tăng kích thích nhu động ruột. Điều này có nghĩa là hệ tiêu hóa của bé sẽ tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Từ đó khiến bé muốn bú nhiều hơn và lợi ích thứ cấp là giúp bé phát triển và tăng cân đều đặn.
    Massage là cơ hội để ba mẹ tạo dựng mối liên kết sâu sắc hơn với bé.
    Massage chính là cơ hội để ba mẹ gắn kết và tạo dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với bé.

    Khi nào nên massage cho bé?

    Khuyến cáo từ Hiệp hội Massage Trẻ sơ sinh Quốc tế (IAIM) cho biết mẹ nên thực hiện vuốt ve da nhẹ nhàng với bé ngay từ khi bé vừa chào đời. Nhiều người còn hay gọi là chăm sóc da kề da hoặc phương pháp Kangaroo. Mẹ có thể bắt đầu vuốt ve nhẹ nhàng từ chân, lưng rồi dần chuyển sang các vùng khác của cơ thể bé.

    Khi bé đã quen với việc vuốt ve, mẹ có thể thực hiện massage cho bé vài tuần sau đó. Tuy nhiên, mẹ phải đảm bảo bé ở trạng thái bình tĩnh, tỉnh táo và thoải mái trước khi tiến hành massage. Tuyệt đối không thực hiện bất kỳ kỹ thuật massage nào khiến bé cảm thấy khó chịu.

    Tần suất thực hiện massage cho bé hợp lý

    Để giúp bé phát triển tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên thực hiện massage ít nhất một lần mỗi ngày. Thực hiện massage cho bé vào buổi sáng khi bắt đầu ngày mới hoặc vào ban đêm trước khi đi ngủ sẽ giúp bé thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ.

    Hãy chú ý đến những dấu hiệu của bé để xác định thời điểm massage phù hợp. Tuyệt đối không massage ngay trước hoặc sau bữa ăn, vì dễ gây khó chịu cho bé dẫn đến nôn mửa.

    Massage giúp bé ngủ ngon hơn
    Massage cho bé giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ.

    Các bước thực hiện massage cho bé

    Chuẩn bị vật dụng

    • Tinh dầu dừa massage hoặc dầu tự nhiên dịu nhẹ.
    • Phòng kín, nhiệt độ phòng khoảng 27–28°C.
    • Chèn khăn xô to ở dưới để bé nằm thoải mái.

    Bước 1: Vuốt ve bé nhẹ nhàng

    • Trước khi bắt đầu, bạn đặt tay lên vùng cơ thể sắp massage và nói chuyện với bé để kết nối và ra hiệu cho bé là đã sắp đến giờ massage.
    • Sau đó, xoa hai tay đã thoa dầu vào nhau và bắt đầu tiến hành massage nhẹ nhàng.
    • Ban đầu, bé có thể chưa quen và tỏ ra không thoải mái khi được massage, nên đó là lý do cần có bước vuốt ve nhẹ nhàng để bé làm quen với việc này.

    Bước 2: Massage chân và bàn chân (mỗi bên một lần)

    • Xoa vài giọt dầu lên lòng bàn tay rồi bắt đầu massage bàn chân bé. Nhẹ nhàng miết từ gót chân đến các ngón chân rồi tạo thành hình chữ C bằng ngón tay cái.
    • Sau đó, nâng một chân của bé và nhẹ nhàng vuốt dọc từ mắt cá chân lên đùi.
    • Kết thúc massage chân bằng cách nhẹ nhàng nắm đùi bằng cả hai tay rồi vuốt chậm từ đùi trở xuống.
    Massage chân giúp kích thích các dây thần kinh dưới chân của bé hiệu quả.
    Tránh kéo ngón chân như massage cho người lớn. Thay vào đó, massage nhẹ nhàng từ gót đến đầu ngón chân để kích thích các đầu dây thần kinh dưới chân bé.

    Bước 3: Massage bụng

  • Bạn hãy bắt đầu từ phần dưới ngực vuốt dần xuống dưới xương sườn.
  • Sau đó, nhẹ nhàng di chuyển tay theo chiều kim đồng hồ xung quanh rốn.
  • Đối với những bé mới rụng rốn, bạn nên tránh chạm vào rốn để không làm đau bé.
  • Lưu ý không dùng lực quá mạnh lên bụng vì đây là phần khá nhạy cảm.

    Bước 4: Massage ngực và vai

    • Di chuyển tay từ ngực lên vai bé, thực hiện các chuyển động gõ nhẹ từ vai về giữa ngực.
    • Sau đó, nhẹ nhàng miết tay từ giữa ngực về hai bên phía cánh tay.
    • Thực hiện các cử động nhẹ nhàng từ phía dưới xương ức, xương ngực, qua ngực, tạo thành hình trái tim.

    Bước 5: Massage tay và bàn tay

    • Cầm bàn tay bé, rồi miết ngón cái của bạn theo các chuyển động tròn nhỏ trong lòng bàn tay. Nhẹ nhàng massage các ngón tay từ gốc đến đầu ngón.
    • Lật tay bé lại, massage mặt sau bàn tay bằng các chuyển động thẳng. Xoa nhẹ nhàng cổ tay theo hình tròn rồi tiến dần lên phần cánh tay.
    • Massage toàn bộ cánh tay như thể đang vắt khăn chậm chậm.

    Bước 6: Massage đầu và mặt

    • Đặt các ngón tay duỗi thẳng lên trán bé (lưu ý không che mắt hoặc mũi) rồi nhẹ nhàng vuốt từ trán xuống hai bên mặt vài lần.
    • Dùng ngón cái vuốt nhẹ lông mày của bé, sau đó vuốt nhẹ từ hai bên mũi lên sống mũi, gò má, và dùng đầu ngón tay xoay tròn quanh hàm.
    • Cuối cùng, vuốt qua sau tai rồi xuống dưới cằm bé. Lặp lại các động tác.

    Bước 7: Massage lưng

    • Bạn đặt bé nằm sấp xuống nhẹ nhàng sau đó đặt tay lên lưng bé ở vị trí gần cổ. Uốn tay theo cơ thể bé và massage nhẹ nhàng qua lại, xuống hai bên cột sống
    • Tiếp tục massage xuống mông và trở lại. Xoay tròn bằng đầu ngón tay trên lưng bé, nhưng nhớ là tránh vị trí cột sống.
    • Cuối cùng, dùng đầu ngón tay “chải” nhẹ nhàng từ vai xuống lưng dưới.
    Massage là cơ hội để ba mẹ tạo dựng mối liên kết sâu sắc hơn với bé.
    Massage là cơ hội để ba mẹ tạo dựng mối liên kết sâu sắc hơn với bé.

    Những lưu ý khi massage cho bé

    Những lưu ý ba mẹ cần biết khi massage cho bé để tránh gây nguy hiểm:

    • Massage nhẹ nhàng, chậm rãi và đúng kỹ thuật. Sử dụng phần thịt ở ngón tay để massage cho bé thay vì dùng toàn bộ bàn tay. Lực tác động quá mạnh sẽ không phù hợp với làn da mỏng manh của bé.
    • Vệ sinh tay thật sạch sẽ. Trước khi bắt đầu, bạn cần rửa sạch tay để tránh lây vi khuẩn cho bé. Đồng thời, tháo hết trang sức để tránh làm trầy xước làn da nhạy cảm của trẻ.
    • Đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp. Nhiệt độ lý tưởng để massage cho bé thường nằm trong khoảng 28–29°C. Đồng thời cửa phòng và cửa sổ cũng cần đóng kín gió.
    • Không massage khi da bé bị tổn thương. Nếu da bé có vết xước hoặc tổn thương hở, hãy tránh massage vào những vùng này để không làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
    • Không cần thiết phải sử dụng dầu massage cho bé. Thay vào đó, bạn có thể dùng loại dầu có tính chất dịu nhẹ an toàn như dầu dừa để massage cho trẻ.
    • Nên massage cho trẻ sau khi tắm cho bé bằng nước ấm. Nước ấm sẽ làm bé cảm thấy dễ chịu. Bạn có thể trò chuyện âu yếm cùng bé trong khi thực hiện massage, giúp con thư giãn và ngủ ngon hơn.
    • Quan sát các dấu hiệu khó chịu của bé. Trong quá trình massage, nếu thấy bé có dấu hiệu như nhíu mày, nhăn nhó, giật mình, tiểu tiện hay xòe bàn tay đột ngột, bạn nên dừng lại ngay. Điều này cho thấy bé không cảm thấy thoải mái.

    Dùng dầu massage cho bé có an toàn không?

    Sử dụng các loại dầu tự nhiên, dịu nhẹ như dầu dừa hoặc các loại kem dưỡng da không chứa hóa chất giúp bạn dễ dàng xoa lên da bé. Tuyệt đối không sử dụng dầu massage của người lớn, kem dưỡng da tay hay dầu chiết xuất từ các loại hạt, vì những sản phẩm này có thể gây kích ứng hoặc dị ứng cho bé.

    Kết luận

    Massage không chỉ giúp bé thư giãn, ngủ ngon mà còn tăng cường mối liên kết giữa bé và ba mẹ. Thông qua bài viết này, MarryBaby hy vọng mẹ đã nắm được những lợi ích và cách thực hiện massage đúng kỹ thuật để mang lại điều tốt đẹp nhất cho bé yêu.

    Bạn có thể quan tâm:

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    The Benefits of Baby Massage

    https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/the-benefits-of-baby-massage.aspx

    Ngày truy cập: 13/12/2024

    FAQ’S FOR PARENTS | IAIM

    FAQs for Parents

    Ngày truy cập: 13/12/2024

    ​​Baby massage: tips and benefits

    https://www.nct.org.uk/information/baby-toddler/caring-for-your-baby-or-toddler/baby-massage-tips-and-benefits

    Ngày truy cập: 13/12/2024

    Effects of Infant Massage: A Systematic Review

    https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9179989/

    Ngày truy cập: 13/12/2024

    The importance of touch in development

    https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC2865952/

    Ngày truy cập: 13/12/2024

    Gassy baby? Here’s how to help your little one

    https://www.babycenter.com/health/conditions/gassy-tummy_10393850

    Ngày truy cập: 13/12/2024

    The Effectiveness of Baby Massage in Increasing Infant’s Body Weight

    https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9309640/

    Ngày truy cập: 13/12/2024

    x