Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
1/ Do di truyền
Nếu cha mẹ có làn da mỏng và xuất hiện nhiều các mạch máu nhỏ dưới da khiến da mắt bị thâm quầng, nhiều khả năng sẽ di truyền lại cho con cái. Điều này không đáng lo và cũng không cần liệu pháp điều trị, chỉ cần bổ sung cho bé thêm vitamin và các khoáng chất cần thiết khác là được. Bên cạnh đó, xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khoa học và hợp lý.
2/ Do chấn thương
Nếu ở mắt trẻ xuất hiện những vết đen thâm có thể là bé va chạm với vật cứng khiến mạch máu dưới da bị vỡ. Trong trường hợp này, cha mẹ cần xem xét mức độ nặng nhẹ để đưa bé đến bệnh viện.
3/ Do vấn đề về mũi
Quầng thâm mắt cũng có liên quan đến các vấn đề về mũi. Nếu trẻ hắt xì, chảy nước mũi trong thời gian dài sẽ khiến tĩnh mạch phía dưới mắt bị chảy máu làm xuất hiện quầng thâm. Do đó, nếu mũi trẻ quá mẫn cảm, dễ bị viêm sẽ rất dễ làm xuất hiện quầng thâm mắt.
4/ Do dị ứng hoặc chàm eczema
Bất cứ yếu tố gì khiến trẻ dị ứng đều có thể là nguyên nhân tạo nên quầng thâm dưới mắt. Chưa kể, một số thức ăn gây dị ứng cho cơ thể cũng có thể khiến dưới mắt bé xuất hiện quầng thâm.
5/ Do dùng các loại dược phẩm
Một số thuốc trị bệnh của bé có thể làm giãn nở mạch máu khiến vùng da dưới mắt bị sẫm màu. Vùng da dưới mắt rất mỏng manh, vì thế, mọi thay đổi ở mạch máu dưới da đều dễ bị nhìn thấy.
6/ Do thiếu ngủ
Giấc ngủ với trẻ rất quan trọng, nếu thiếu ngủ, dấu hiệu đầu tiên là mệt mỏi và kéo theo sự xuất hiện quầng thâm dưới mắt. Một khi tình trạng mất ngủ kéo dài mẹ nên xem lại chế độ ăn của bé, sắp xếp lại phòng ngủ, nếu cần thiết nên cho trẻ đi khám để được tư vấn điều trị sớm.
7/ Do thiếu máu, thiếu sắt
Trẻ thiếu máu do thiếu sắt da sẽ xuất hiện những vết thâm tím, rõ nhất là ở đôi mắt. Vì thế khi trẻ có dấu hiệu này, cha mẹ cần cho trẻ đi xét nghiệm máu để có giải pháp chữa trị hoặc phòng ngừa một số căn bệnh khác. Bên cạnh đó, cha mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt
8/ Do trẻ hấp thu dinh dưỡng kém
Chế độ ăn của bé không đa dạng, bé ăn nhiều nhưng chỉ ăn những thứ mình thích hoặc ăn quá nhanh khiến dạ dày không thể hấp thu hết các dưỡng chất, dẫn đến tình trạng thiếu chất. Khi thiếu chất da trẻ sẽ bị tím tái, xanh xao, cũng khiến cho mắt bé bị thâm quầng.
9/ Do bị giun sán
Trong một số trường hợp vết quầng thâm dưới mắt trẻ có thể báo hiệu trong cơ thể trẻ có nhiều giun, sán. Do vậy mẹ nên chú ý tẩy giun sán cho bé theo định kỳ và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
10/ Do trẻ mệt mỏi và căng thẳng
Với những trẻ đang độ tuổi đến trường, khi phải học tập quá nhiều dẫn đến quá tải cũng sẽ khiến trẻ mệt mỏi và căng thẳng. Tình trạng đó kéo dài gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của trẻ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến mắt bé bị thâm quầng.
11/ Do trẻ có vấn đề về thận
Thận bị suy yếu khiến cho mắt bị thiếu sinh khí, ánh nhìn không linh hoạt nên xuất hiện những quầng thâm.
12/ Do gan không được khoẻ
Nếu trên khuôn mặt bé xuất hiện quầng thâm màu nâu thẫm thì đây là biểu hiện bên ngoài của bệnh gan mãn tính. Vết quầng thâm xuất hiện là do chức năng gan bị suy giảm hoặc phù gan gây ra.
>> Thảo luận có chủ đề liên quan:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.