Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi thấy làn da mỏng manh trắng hồng của con yêu bị những nốt mẩn đỏ xâm chiếm, chắc hẳn mẹ nào cũng cảm thấy xót xa và lo lắng. Thay vì hốt hoảng, bạn nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân làm trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt để nhanh chóng giúp bé “hô biến” những nốt mẩn đỏ khó chịu.
Loại bệnh này thường xuất hiện khi trẻ sơ sinh được khoảng 3 tuần tuổi. Vị trí xuất hiện mẩn đỏ có thể là ở vùng trán, má hay thái dương. Khi quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy những nốt sưng tấy trên khuôn mặt bé giống như những cái nhọt do muỗi đốt. Nếu không can thiệp kịp thời, những nốt mẫn này sẽ ngày càng đỏ hơn và lan rộng sang các khu vực lân cận trên da bé.
Trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ này không phải do bụi bẩn. Vì vậy, mẹ không nên tự ý bôi thuốc cho trẻ. Thay vào đó, mẹ nên giữ mát cho con yêu, vệ sinh cơ thể bé mỗi ngày, tránh chà xát mạnh vào da. Sau 3 tháng, nếu vẫn thấy tình trạng của con không chút thuyên giảm, mẹ cần đưa ngay bé đến bác sĩ để có những biện pháp can thiệp phù hợp.
Cũng tương tự như mụn kê, hiện tượng bé bị chàm cũng khá phổ biến, đặc biệt những trẻ sở hữu làn da khô. Chàm thường xuất hiện khi các thiên thần nhỏ được khoảng từ 1 đến 5 tháng tuổi. Dấu hiệu của loại bệnh này là xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở các vùng da như hai má, vùng quanh miệng, tai sau hay mu bàn tay. Một số trường hợp có thể kèm theo các triệu chứng dị ứng của bệnh hen xuyễn hoặc viêm mũi. Phần lớn nguyên nhân khiến trẻ mắc loại bệnh này là do dị ứng với sữa. Tuy nhiên, những nốt mẩn đỏ này sẽ tự biến mất khi bé lớn hơn và thường không để lại sẹo.
Nếu đang cho con bú mẹ, bạn cũng cần lưu tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày và tránh những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, đậu nành, cá, tôm cua, sữa bò, và lòng trắng trứng. Đồng thời, khi tắm cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên chọn những loại sữa tắm làm mềm da và không có mùi thơm.
Nếu quan sát thấy những nốt mẩn đỏ chỉ xuất hiện ở khu vực quanh miệng hay mặt, thiên thần nhỏ của bạn có thể đã bị các vi trùng nấm men (Candida) làm phiền. Vì hệ miễn dịch còn quá non yếu nên nguy cơ mắc bệnh này ở trẻ sơ sinh là rất cao, đặc biệt là những bé sinh non (dưới 37 tuần tuổi), bé bị suy dinh dưỡng khi mới sinh hoặc nhẹ cân.
Khuẩn nấm không gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu không được chữa trị đúng cách có thể làm trẻ khó chịu, quấy khóc và gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống. Với những trường hợp da nổi mẩn đỏ do khuẩn nấm, mẹ nên lau sạch khóe miệng mỗi khi cho bé bú xong hoặc có thể rửa miệng cho con yêu với một ít muối. Nếu những nốt đỏ vẫn không có dấu hiệu biến mất, bạn cần đưa ngay bé đến bác sĩ.
>>> Bạn có thể tham khảo: Cảnh giác với biến chứng từ bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Lý do cho thấy muỗi vằn ngày càng thích hút máu người là do sự đa dạng của vi khuẩn trên da làm hấp dẫn những con muỗi. Lý do chúng đốt bạn là do chúng cần những bữa ăn giàu đạm từ máu để sản xuất trứng và sinh sôi nảy nở.
Khi muỗi đốt thì chúng sẽ tiết ra chất từ vòi vào trong máu để làm giãn mạch máu sau đó hút vào cơ thể, Đồng thời cơ thể cũng tự miễn dịch bằng cách tạo ra các histamin khiến da xung quanh vết đốt bị ngứa.
Lúc này bạn thường có phản ứng gãi để giảm cơn ngứa từ đó khiến vùng da bị muỗi đốt bị sưng và đỏ lên, đôi khi nếu bạn không để ý đến vết muỗi đốt thì chúng sẽ tự biến mất sau 1 khoảng thời gian ngắn.
Nếu bạn xác định được tình trạng trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt thật sự là muỗi thì cách đơn giản là thoa dầu hoặc những loại thuốc bôi muỗi cắn. Tuy nhiên nếu việc da nổi nốt đỏ như muỗi đốt từ những nguyên nhân khác thì mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám.
Sau đây là những cách xử lý khi trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt đối với từng trường hợp:
Nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do dị ứng thuốc kháng sinh với những triệu chứng đi kèm như đau bụng, tiêu chảy, ngứa cổ họng,…thì mẹ nên tạm thời ngưng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ để được kê đơn khác phù hợp hơn.
Nếu nguyên nhân là do côn trùng cắn thì mẹ cũng không nên quá lo lắng, mẹ có thể chườm khăn mát lên các vùng da nổi mẩn đỏ để cải thiện hiện tượng sưng nóng và sử dụng 1 số loại thuốc bôi da an toàn cho làn da trẻ để giảm nhanh vết sưng tấy.
Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là do mề đay mẩn ngứa và lan nhanh chóng lan sang các vùng khác và cơn ngứa càng trở nên dữ dội thì mẹ nên cho trẻ tắm nước mát để làm sạch da, giảm ngứa ngáy và viêm đỏ, đồng thời cho vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước tắm giúp sát trùng và giảm viêm. Song song đó là sử dụng những loại thuốc bác sĩ kê đơn để trẻ mau khỏi bệnh.
>>> Bạn có thể tham khảo: Từ A-Z những điều cần biết về viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Nếu nguyên nhân là do trẻ bị viêm da dị ứng thì mẹ nên dặn dò trẻ không được gãi cào lên vùng da tổn thương, an toàn nhất là cắt móng tay cho trẻ. Sau đó mẹ áp dụng chế độ ăn uống thanh mát để giảm dị ứng, cho trẻ mặc các bộ trang phục rộng rãi, chất liệu cotton và thấm hút tốt để hạn chế da tiết nhiều mồ hôi và giảm ma sát lên các mẩn đỏ.
Với những trẻ bị rôm sảy và trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt thì mẹ nên thay tã và quần áo cho trẻ thường xuyên, dùng phấn rôm để giảm mồ hôi gây ngứa hoặc sử dụng những kem dưỡng có thành phần dịu nhẹ, an toàn, kết cấu mềm mượt và dễ thẩm thấu để làm dịu đi những vết rôm sảy khó chịu.
Để tránh trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
>>> Bạn có thể tham khảo: Viêm da ở trẻ sơ sinh: Con yêu dễ gặp biến chứng nếu mẹ không chữa sớm
Nếu đang trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần cẩn trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Kiêng những thực phẩm có khả năng gây dị ứng và các món ăn quá mặn. Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, bạn tránh chọn những loại sữa tắm có tính tẩy mạnh kèm theo mùi hương nồng vì có khả năng sẽ làm tình trạng của con yêu trầm trọng hơn.
Qua đây, hi vọng mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt rồi, nếu thấy da trẻ nổi mẩn đó và có dấu hiệu bất thường thì mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được khám, chẩn đoán và chữa trị sớm nhất nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Cradle Cap (Seborrheic Dermatitis) in Infants
https://kidshealth.org/en/parents/cradle-cap.html
Truy cập ngày 10/1/2022
2. Atopic Dermatitis in Children
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=atopic-dermatitis-in-children-90-P01675
Truy cập ngày 10/1/2022
3. Eczema (Atopic Dermatitis)
https://kidshealth.org/en/parents/eczema-atopic-dermatitis.html
Truy cập ngày 10/1/2022
4. Eczema
https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/eczema
Truy cập ngày 10/1/2022
5. Atopic eczema
https://www.nhs.uk/conditions/atopic-eczema/
Truy cập ngày 10/1/2022