Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/02/2016

Nhận biết dấu hiệu đói, no khi cho bé ăn dặm

Nhận biết dấu hiệu đói, no khi cho bé ăn dặm
Để bé bắt đầu quá trình ăn dặm một cách hào hứng, tăng niềm yêu thích với thực phẩm, mẹ cần lưu ý tôn trọng cảm giác đói, no của bé. Chỉ cần tinh ý một chút, mẹ sẽ phát hiện ra ngay khi nào bé muốn ăn và khi nào bé đủ no

Tuy chưa biết nói, bé vẫn luôn cần mẹ lắng nghe mình. Việc lắng nghe và hồi đáp những tín hiệu từ bé, bao gồm cả dấu hiệu thèm ăn đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất và xã hội của bé.

Tuy có rất nhiều cách ăn dặm khác nhau: ăn bột nghiền, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm bé tự chỉ huy… nhưng mục tiêu chung vẫn là bổ sung dinh dưỡng, tạo cho bé niềm yêu thích với những món ăn mới. Do đó, khi cho bé ăn dặm, mẹ hãy để ý những dấu hiệu dưới đây để tránh việc cho con ăn không đúng lúc, cho con ăn quá nhiều dẫn đến bé không còn hứng thú với thực phẩm.

Dấu hiệu đói bụng

-Đập đồ chơi và tỏ ra bực tức, cáu bẳn.

-Dùng âm thanh, từ ngữ, cử chỉ đôi tay để gây sự chú ý của mẹ nhằm thông báo rằng “con đói bụng”.

-Háo hức tìm thức ăn để bỏ vào miệng.

-Các bé lớn sẽ diễn tả những loại thức ăn cụ thể bằng từ ngữ hoặc cử chỉ, điệu bộ.

-Bé khóc hoặc la hét.

Cho bé ăn dặm 1
Tìm kiếm thức ăn, liên tục cho thức ăn vào miệng là một tín hiệu đói điển hình nhất của bé

Dấu hiệu no

Cùng với nỗ lực để trở nên độc lập, bé sẽ tỏ rõ cho mẹ biết rằng mình đã ăn xong và muốn rời đi. Bé sẽ thay đổi thái độ, giảm dần hứng thú sau mỗi thìa thức ăn. Khi cho bé ăn dặm, mẹ cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu no bụng này. Chỉ cho bé ăn khi đói để bé cảm nhận trọn vẹn vị ngon của thực phẩm. Một số dấu hiệu giúp mẹ “đọc” được thông điệp no bụng của bé bao gồm:

-Quay đi chỗ khác hoặc lắc đầu thay cho việc nói “con không ăn nữa” hoặc “con ăn xong rồi”.

-Nghịch hoặc ném thức ăn. Khi bé không muốn ăn nữa, thức ăn sẽ biến thành đồ chơi và bé muốn thỏa sức nặn, nhào, ném những món “đồ chơi” này tứ tán.

-Các bé lớn cũng biết lấy tay che miệng hoặc che mặt.

-Khoanh tay lại nhằm tỏ ý phản đối nếu mẹ cố gắng cho bé ăn thêm.

-Nhai rất chậm và tỏ ra lơ đãng, không còn nhìn chằm chặp vào thức ăn nữa.

-Bé lè thức ăn ra, ngay cả những món mà bé thích nhất cũng vậy.

Khi nhận biết được và tôn trọng những tín hiệu đói, no của bé, mẹ sẽ thấy rằng mỗi bữa ăn đối với bé chính là một niềm vui không thể chối từ. Đồng thời, mẹ cũng tìm thấy niềm vui cho chính mình mỗi khi cho con ăn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x