Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 25/08/2016

Nuôi dạy bé nhạy cảm, mẹ phải ra tuyệt chiêu!

Nuôi dạy bé nhạy cảm, mẹ phải ra tuyệt chiêu!
Đa số con trẻ đều có một cách tiếp nhận và xử lí thông tin một cách bình thường, tuy nhiên cũng có một bộ phận trẻ nhạy cảm với những thứ mà chúng tiếp xúc. Cha mẹ có một vai trò quan trọng giúp trẻ cân bằng trong suy nghĩ và hành động, tránh những biểu hiện tiêu cực và hướng đến những suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn

Nhạy cảm là sự biểu lộ cảm xúc mãnh liệt hơn bình thường, có thể được tạo ra do ảnh hưởng hay va chạm một sự kiện hay tình huống trước đó nhưng đa phần, nhạy cảm là trạng thái cảm xúc được hình thành tự nhiên từ khi trẻ ra đời. Có nhiều người coi nhạy cảm là một trạng thái cảm xúc “thiên bẩm”, mang nhiều yếu tố tích cực, có người lại nghĩ ngược lại. Với những nhóc tỳ nhạy cảm, mẹ nên tìm hiểu những cách để giúp con trẻ cân bằng cảm xúc, tránh những tác động xấu mà trạng thái nhạy cảm mang lại, hướng trẻ tới những ý nghĩ lạc quan, tích cực hơn trong cuộc sống.

Bé càng nhạy cảm, vai trò của cha mẹ lại càng quan trọng
Bé càng nhạy cảm, vai trò của cha mẹ lại càng quan trọng

1/ Chú ý cảm xúc của trẻ

Đầu tiên cha mẹ nên chú ý hơn tới những biểu hiện của trẻ trước những vấn đề xảy ra xung quanh để góp phần giúp trẻ phòng tránh chúng. Cụ thể, trẻ cảm thấy buồn bã, ủ rũ khi cha mẹ không “cơm lành canh ngọt với nhau” hay trốn vào một góc nào đó trong nhà khi bị cha mẹ mắng. Tìm cách gần gũi và yêu thương con trẻ nhiều hơn, từ đó có những thái độ ứng xử và cách dạy con theo tình huống phù hợp để không gây ảnh hưởng đến trẻ.

Nhiều trường hợp trẻ nhạy cảm khi tiếp xúc với tình huống đã diễn ra trước đó hoặc tình huống thương tâm, vui mừng đột ngột, cha mẹ nên an ủi và giúp trẻ cân bằng trạng thái tâm lí bằng cách tạo cho trẻ một không gian mở và chuyện trò để trẻ quên đi.

Cha mẹ hãy hiểu rằng, mọi thứ đang diễn ra trong cuộc sống sẽ định hình suy nghĩ và hành động của trẻ sau nà. Đặc biệt, với trẻ nhạy cảm, việc hỗ trợ từ phía cha mẹ lại càng quan trọng hơn.

2/ Hiểu cho cảm xúc của con

Hãy hiểu và thông cảm cho con. Nhiều cha mẹ vô tình hiểu sai biểu hiện trẻ nhạy cảm thể hiện, cho rằng đó là những tính xấu, cần phải răn dạy để trẻ không mắc phải. Điều này tạo cho trẻ nhạy cảm càng trở nên bức bối và có biểu hiện muốn ở một mình, xa lánh và ít tâm sự với cha mẹ hơn. Do đó, việc quan sát và hỗ trợ trẻ là điều nên được cha mẹ chú tâm hơn vì chính gia đình sẽ giúp trẻ hòa nhập và đối đầu với những sự việc diễn ra xung quanh theo chiều hướng hoàn toàn khác so với những biểu hiện của trẻ nhạy cảm.

Ngoài những chăm sóc về mặt vật chất, tinh thần cũng là điều mà con trẻ muốn có từ cha mẹ. Hãy là những người hiểu biết và chia sẽ với con trẻ nhiều hơn thông qua việc quan sát và thấu hiểu trẻ. Hãy cho trẻ hiểu: “Đừng lo lắng, đã có cha mẹ ở bên!”

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x