Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Theo khuyến cáo của các chuyên gia tại bệnh viện Mayoclinic (Mỹ), cách quấn tã cho trẻ sơ sinh đúng và thoải mái nhất là “thả tự do” cho hai chân của bé cưng, để bé có thể thoải mái hoạt động. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị trật khớp háng.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tã khác nhau, từ các loại tã giấy, tã quần đến các loại tã vải, miếng lót sơ sinh. Tùy theo loại tã mẹ chọn cho bé sau khi sinh thì cách quấn tã cũng khác nhau.
Nếu với các loại tã giấy, tã quần, mẹ chỉ cần tháo miếng dán 2 bên đã có thể dễ dàm g mặc cho trẻ. Với tã vải, mẹ phải thực hiện nhiều thao tác hơn, nhưng cũng không quá phức tạp đâu mẹ nhé! Mẹ có thể dễ dàng thực hiện chỉ trong 3 bước dưới đây.
Mẹ có thể chọn loại tã chéo, hoặc tã xô. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chọn chất liệu vải sợi bông cũng như ưu tiên loại có thể thấm nước tốt.
Khi đã chọn được loại tã phù hợp, mẹ gấp tã thành hình tam giác cân sao cho nếp gấp 2 bên chồng lên nhau.
Đặt bé tại trung tâm miếng tã, đỉnh tam giác hướng xuống dưới, hai cạnh ở hai bên. Mẹ nên lưu ý đặt phần mông của trẻ nằm gọn trong miếng tã. Với các bé trai, mẹ nên chú ý hướng “cậu nhỏ” của con xuống, tránh để bé “làm bậy” lên rìa miếng tã.
Cố định 2 đầu hai bên bằng nút thắt. Lưu ý, buộc nút thắt ngay trước bụng bé. Với những bé chưa rụng rốn, nút thắt phải nằm dưới rốn. Dùng đầu tã dưới che bộ phận sinh dục của trẻ, cột lại với phần vãi dư của nút trên, hoặc mẹ có thể dùng kim băng để cố định.
Sau khi quấn tã cho trẻ xong, mẹ nên nâng bé thẳng lên một chút để chắn chắn tã không quá lỏng hoặc chật, gây khó chịu.
Sử dụng tã vải có thể giúp mẹ tiết kiệm được chi phí đáng kể do có thể tái sử dụng nhiều lần. Hơn nữa, tã vải cũng thông thoáng, có thể giảm nguy cơ hăm tã, dị ứng. Khi sử dụng tã vải, mẹ nên lưu ý một số điều sau để tránh ảnh hưởng xấu đến bé cưng:
Bên cạnh rất nhiều lợi ích tuyệt vời của tã vải, tã giấy với công nghệ cải tiến đã nhanh chóng khắc phục những khuyến điểm vốn có như hầm bí, dễ gây hăm tã, dị ứng. Tã vải tuy tiết kiệm được chi phí, nhưng bù lại, việc giặt giũ rất mất thời gian, không phù hợp nếu gia đình bạn ít người.
Hơn nữa, tã giấy nếu chịu khó “gom hàng” ở những dịp giảm giá, hoặc áp dụng các chương trình khuyến mãi cũng sẽ tiết kiệm được một ít chi phí. Mẹ có thể cân nhắc để lựa chọn loại tã phù hợp nhất cho bé, cũng như gia đình mình.
Lần đầu làm mẹ, hẳn bất cứ điều gì cũng có thể làm bạn lo lắng. Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh cũng không ngoại lệ. “Trăm hay không bằng tay quen”, mẹ có thể thực tập trước, đảm bảo tới khi thực sự quấn tã cho bé, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Mẹ cũng đừng quên lôi kéo anh xã cùng thực tập chung với mình nhé. Đó sẽ là người trợ thủ đắc lực của mẹ khi bé cưng chào đời.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.