Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 18/05/2022

Trẻ có gân xanh ở mũi có làm cho bé yếu đi?

Trẻ có gân xanh ở mũi có làm cho bé yếu đi?
Trẻ có gân xanh ở sống mũi thường khiến nhiều mẹ lo lắng. Liệu điều này là bình thường hay đáng lo ngại với sức khỏe của bé?

Để giải đáp những thắc mắc của các mẹ, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ có gân xanh ở mũi với thông tin chia sẻ dưới đây.

Gân xanh ở mũi của trẻ là gì?

Trẻ có gân xanh ở mũi (sugar bug) là tình trạng trẻ sơ sinh có một hoặc vài đường kẻ màu xanh lam mỏng như tóc (từ 1-2 milimet) xuất hiện trên sống mũi của bé; và nằm giữa hai mắt bé. Tên khoa học của hiện tượng này là “prominent dorsal nasal vein” (tức tĩnh mạch trên sống mũi nổi rõ).

Gân xanh ở mũi của trẻ thường sẽ nhạt dần khi trẻ sơ sinh lớn lên. Đây là một tình trạng không cần can thiệp y tế hoặc điều trị. Do đó, mẹ không cần phải quá lo lắng.

Trẻ có gân xanh ở mũi có phải bé sẽ bị yếu không?

Nhiều mẹ thắc mắc trẻ có gân xanh ở mũi thì sức khỏe bé yếu đi có đúng không? Câu trả lời là không, nhận định rằng gân xanh của trẻ sơ sinh khiến bé bị yếu về mặt thể chất là không có cơ sở lý luận và bằng chứng khoa học cho đến thời điểm hiện nay.

Trẻ sơ sinh có đường gân xanh là hoàn toàn bình thường. Trên thực tế, tất cả chúng ta đều có tĩnh mạch; nhưng không phải ai cũng lộ rõ trên da.

Trẻ có gân xanh ở mũi: Khi nào sẽ hết?

Thông thường, gân xanh ở sống mũi của trẻ sẽ cải thiện theo thời gian mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị nào. Các bác sĩ không hoàn toàn hiểu lý do tại sao; nhưng có thể là do hệ thống thoát nước của các tĩnh mạch mặt thay đổi khi đầu phát triển; khiến gân xanh có vẻ ít đầy đặn hoặc nổi rõ hơn. Da của bé cũng dày lên một cách tự nhiên theo tuổi tác, khiến trẻ ít có khả năng bị nổi tĩnh mạch.

Đối với nhiều trẻ sơ sinh, gân xanh ở sống mũi có xu hướng ít nhìn thấy hơn và thậm chí có thể biến mất khi được 1 tuổi.

Vì sao trẻ có gân xanh ở mũi?

nguyên nhân trẻ có gân xanh ở sống mũi

Gân xanh về cơ bản là các đường tĩnh mạch ở dưới da; có tác dụng vận chuyển máu từ các bộ phận trên cơ thể về tim. Tùy thuộc vào cơ địa và sắc tố da của mỗi bé; mà gân xanh có các màu khác nhau như xanh lá, xanh biển, xanh tím.

Nguyên nhân trẻ có gân xanh ở sống mũi bao gồm:

  • Màu sắc của da: Các đường gân của trẻ có da trắng nổi rõ hơn.
  • Độ dày của da: Làn da bé còn mỏng nên gân xanh xuất hiện rõ. Da của một số trẻ sơ sinh có thể trong suốt hơn những da khác; điều này cho phép ánh sáng truyền qua dễ dàng hơn. Những yếu tố này làm cho các tĩnh mạch của bé lộ rõ hơn.
  • Kích thước của các tĩnh mạch: Kích thước của các tĩnh mạch con cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của các tĩnh mạch bọ đường.

Vậy nên, đối với trường hợp này, mẹ có thể cải thiện chế độ ăn uống cho trẻ nhằm cải thiện tình trạng trẻ có gân xanh ở sống mũi.

Khi nào cần gọi bác sĩ về gân xanh của trẻ

Hầu hết các loại gân xanh là hoàn toàn bình thường và không cần bác sĩ kiểm tra. Tuy nhiên, mẹ nên đến gặp bác sĩ nhi khoa của con nếu thấy:

  • Da bé trông sưng tấy.
  • Xung động của tĩnh mạch.
  • Thay đổi màu sắc xung quanh sống mũi của con.
  • Các bất thường khác như sẹo, lúm đồng tiền hoặc búi tóc ở khu vực này.
  • Một khối u bất thường, có thể là một u nang.

Trẻ có gân xanh ở mũi đôi khi là dấu hiệu đầu tiên của u máu – một vết bớt phổ biến; không phải ung thư do sự phát triển bất thường của các mạch máu. U máu thường mềm, nổi lên và có màu đỏ. Trẻ sơ sinh có thể bị u máu bẩm sinh, nhưng chúng thường xuất hiện trong sáu tháng đầu đời và thường tự khỏi khi trẻ từ 5 đến 10 tuổi.

Cách chăm sóc sức khỏe để trẻ sơ sinh phát triển toàn diện

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ

điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ có gân xanh ở sống mũi

Đối với trẻ có gân xanh ở sống mũi thì mẹ bỉm sữa cũng đừng quá lo lắng. Thay vào đó hãy tập trung bổ sung dưỡng chất để tăng cường sức khỏe thể chất cho con. Nếu trẻ ăn uống không lành mạnh, bé sẽ bị mất cân bằng dinh dưỡng; làm suy giảm chức năng của cơ quan trong cơ thể và khiến da dẻ không hồng hào; dẫn đến trẻ có gân xanh ở sống mũi.

Chính vì thế, mẹ nên điều chỉnh chuyện ăn uống của bé trước tiên.

  • Nếu trẻ vẫn còn đang uống sữa bột, mẹ nên chọn sữa công thức dễ tiêu hóa và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Còn với trẻ đã bắt đầu ăn dặm và trẻ lớn hơn, mẹ nên chế biến các món có tác dụng kiện tỳ và an dưỡng dạ dày như cháo loãng, cà rốt hầm…
  • Mặt khác, mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn vặt, nếu có thì chỉ nên ăn những thực phẩm có thành phần càng đơn giản càng tốt.
  • Đặc biệt trong quá trình cho trẻ ăn, mẹ không nên quá thúc ép hoặc có thái độ đánh mắng khi trẻ kén ăn hoặc ăn chậm.

2. Tăng cường massage cho trẻ

Trẻ có gân xanh ở sống mũi thường do làn da bé bị quá mỏng. Thông qua bài massage dành cho trẻ nhỏ sẽ giúp cải thiện được tình trạng này tích cực hơn.

Cách thực hiện massage:

  • Đầu tiên, mẹ dùng tay trái đỡ lấy một tay của trẻ, sau đó đặt 4 ngón tay (trừ ngón cái) của tay phải ở mặt lưng ngón tay cái của trẻ.
  • Trong khi đó, ngón cái của mẹ đặt ở mặt xoáy và nhẹ nhàng “đẩy” từ góc trong ra đến đầu ngón tay cái của trẻ.
  • Kiên trì bài tập này thường xuyên để cải thiện chức năng tỳ vị cho trẻ. Qua đó sẽ cải thiện tình trạng gân xanh nổi trên sống mũi trẻ.

massage cho trẻ có gân xanh ở sống mũi

3. Tích cực cho trẻ vận động ngoài trời

Trẻ có gân xanh ở sống mũi cần thúc đẩy hoạt động thể chất để tăng cường sức khỏe thể chất. Để cải thiện tình hình, mẹ nên đưa bé ra ngoài vui chơi và khuyến khích trẻ hoạt động thể chất vừa sức.

Theo các chuyên gia, trẻ thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên, được trao đổi bầu không khí trong lành sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, đồng thời tinh thần vui tươi cũng khiến trẻ sống năng động, tích cực hơn khi trưởng thành.

Tình trạng trẻ có gân xanh ở sống mũi thường gặp nhiều ở các bé sơ sinh. Mũi trẻ mới sinh ra mà nổi gân xanh thì bình thường, không đáng lo ngại và sẽ dần biến mất theo thời gian.

Nếu trong trường hợp thứ hai “hậu thiên” thì mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, cũng như sử dụng biện pháp massage và cho bé vận động phù hợp thì tình trạng sẽ được cải thiện rõ rệt.

Ngọc Hoa

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Baby Birthmarks & Rashes
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/bathing-skin-care/Pages/Your-Newborns-Skin-Birthmarks-and-Rashes.aspx
Ngày truy cập: 10.05.2022

2. How Your Newborn Looks
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/How-Your-Newborn-Looks.aspx
Ngày truy cập: 10.05.2022

3. Looking at Your Newborn: What’s Normal
https://kidshealth.org/en/parents/newborn-variations.html
Ngày truy cập: 10.05.2022

4. Classification & Structure of Blood Vessels
https://training.seer.cancer.gov/anatomy/cardiovascular/blood/classification.html
Ngày truy cập: 10.05.2022

5. Skin findings in newborns
https://medlineplus.gov/ency/article/002301.htm
Ngày truy cập: 10.05.2022

x