Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nội dung được tài trợ
Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng tìm hiểu thêm tại trang chính sách của MarryBaby.
Hãy cùng Marry Baby xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường có gì khác biệt cũng như biết cách chăm sóc trẻ sinh mổ tốt nhất nhằm giúp bé lớn nhanh và khỏe mạnh nhé!
Nếu nhìn từ bên ngoài, trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường dường như không có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy trẻ sinh thường có thể nhận được nhiều vi sinh vật có lợi hơn trẻ sinh mổ [2].
Âm đạo của mẹ là nơi “cư ngụ” của hàng trăm tỷ vi sinh vật, trong quá trình sinh thường, bé sẽ đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ nên có có cơ hội “tiếp xúc” với hệ vi sinh vật trong âm đạo của mẹ [3], [4]. Và chính sự tiếp xúc này là yếu tố quan trọng đối với sự hình thành và phát triển hệ vi sinh đường ruột của bé sau sinh.
Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ nói chung và của hệ miễn dịch nói riêng [5]. Bởi đối với trẻ nhỏ, ruột chính là cơ quan miễn dịch lớn nhất cơ thể và sức khỏe đường ruột lại được quyết định bởi hệ vi sinh đường ruột. Trẻ sinh thường sẽ có khởi đầu thuận lợi hơn vì bé có cơ hội tiếp xúc với hệ vi sinh đa dạng của mẹ nên sẽ có một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, cân bằng hơn. Và đây chính là nền tảng để hệ miễn dịch phát triển tốt, giúp bảo vệ cơ thể bé trước mầm bệnh ngay từ khi chào đời [3].
Ngược lại, trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến vi khuẩn gây hại gia tăng trong khi vi khuẩn có lợi giảm đi. Một số nghiên cứu cho thấy, các chủng vi khuẩn được tìm thấy ở đường ruột khỏe mạnh bị giảm đi rất nhiều ở trẻ sinh mổ so với trẻ sinh thường [3].
Các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nhiều nghiên cứu và nhận thấy trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ có miễn dịch kém hơn so với trẻ sinh thường [6]. Do không được tiếp xúc với hệ vi sinh của mẹ và một số yếu tố khác nên trẻ sinh mổ thường thiếu hụt các vi sinh vật quan trọng khiến trẻ có nguy cơ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trong khi đó, hệ vi sinh đường ruột lại được mệnh danh là “trung tâm của hệ miễn dịch” khi chứa đến 70 – 80% tế bào miễn dịch của cơ thể [7]. Khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng thì chức năng và sự phát triển của hệ miễn dịch ở trẻ cũng bị ảnh hưởng theo. Điều đó giải thích vì sao trẻ sinh mổ thường có nhiều khả năng gặp một số vấn đề như: [8].
1000 ngày đầu đời là thời gian “đặt nền móng” quan trọng đối với sức khỏe của một đứa trẻ trong tương lai [11]. Trong giai đoạn này, sức khỏe đường ruột của bé phát triển nhanh chóng, bao gồm việc thành lập hệ vi sinh đường ruột. Hệ vi sinh vật này cũng thay đổi theo thời gian để thích ứng với môi trường và dinh dưỡng bên ngoài [12].
Dù vậy, nếu trẻ sinh mổ bỏ lỡ cơ hội nhận được sự bảo vệ từ hệ vi sinh vật từ đường sinh của mẹ thì vẫn có cách để giúp bé có được một hệ vi sinh khỏe mạnh, giúp hệ miễn dịch sớm hoàn thiện và giảm nguy cơ mắc bệnh nhờ vào sữa mẹ [13].
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng ‘vàng’ với trẻ sơ sinh vì các thành phần chứa đạm (protein) và chất béo tự nhiên, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Đặc biệt, đạm sữa mẹ mềm, nhỏ,con dễ tiêu hóa và ít gặp các vấn đề như tiêu chảy, táo bón [18]. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn như Bifidobacterium, Staphylococci, Streptococci, Corynebacterium… cùng hàm lượng cao chất xơ prebiotic giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn tại đường ruột. Qua đó, giúp trẻ được tăng cường đề kháng tự nhiên từ bên trong [19], [20].
Chính vì điều này, nên cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt, nhất là bé sinh mổ và nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn. Nhưng nếu vì một lý do nào đó mà mẹ không thể cho bé bú hoặc bị ít sữa, hoặc sữa chậm về do cơ thể trải qua nhiều áp lực sau ca sinh, mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để tìm các phương pháp hỗ trợ thích hợp. Để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và tăng cường đề kháng cho trẻ sinh mở, mẹ có thể cân nhắc các công thức có hệ dưỡng chất nâng cao miễn dịch, điển hình là hệ dưỡng chất BIOPRO+ gồm:
Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn những sản phẩm sữa phù hợp với trẻ sơ sinh như:
Qua những chia sẻ trên, Marry Baby hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về những khác biệt giữa trẻ sinh thường và sinh mổ. Dù trẻ sinh mổ có thể bị “thua thiệt” hơn trẻ sinh thường về hệ vi sinh đường ruột và sự phát triển của hệ miễn dịch nhưng nếu biết cách chăm sóc và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, trẻ sinh mổ vẫn có thể lớn nhanh và khỏe mạnh!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Delayed establishment of gut microbiota in infants delivered by cesarean section. https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fmicb.2020.02099/full Ngày truy cập: 25/4/2022
2. Birth mode is associated with earliest strain-conferred gut microbiome functions and immunostimulatory potential. https://www.nature.com/articles/s41467-018-07631-x Ngày truy cập: 25/4/2022
3. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/Ngày truy cập: 25/4/2022
4. The Female Vaginal Microbiome in Health and Bacterial Vaginosis https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33898328/
5. Microbial Colonization From the Fetus to Early Childhood—A Comprehensive Review https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fcimb.2020.573735/full Ngày truy cập: 25/4/2022
6. Sevelsted et al. (2015)
7. Nutrient tasting and signaling mechanisms in the gut. II. The intestine as a sensory organ: neural, endocrine, and immune responses. https://journals.physiology.org/doi/full/10.1152/ajpgi.1999.277.5.G922 Ngày truy cập: 25/4/2022
8. Pediatrics Consequences of Caesarean Section—A Systematic Review and Meta-Analysis https://www.mdpi.com/1660-4601/17/21/8031 Ngày truy cập: 25/4/2022
9. Association between cesarean section and constipation in infants: the Japan Environment and Children’s Study (JECS) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6291958/
10. Caesarean section and gastrointestinal symptoms, atopic dermatitis, and sensitisation during the first year of life https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15499049/ Truy cập ngày 10/09/2024
11. Importance of Maternal Nutrition in the First 1,000 Days of Life and Its Effects on Child Development: A Narrative Review https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9640361/ Ngày truy cập: 07/06/2023
12. Gut microbiota and aging https://www.europeanreview.org/wp/wp-content/uploads/7404-7413.pdf Ngày truy cập: 07/06/2023
13. Breastfeeding restored the gut microbiota in caesarean section infants and lowered the infection risk in early life. BMC Pediatrics, 2020(1). https://bmcpediatr.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12887-020-02433-x Ngày truy cập: 25/4/2022
14. Scientific rationale and benefits of nucleotide supplementation of infant formula https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12410863/#:~:text=Nucleotides%2C%20believed%20to%20play%20an,and%20repair%20of%20the%20gut. Ngày truy cập: 07/06/2023
15. Isolation of Bifidobacteria from Breast Milk and Assessment of the Bifidobacterial Population by PCR-Denaturing Gradient Gel Electrophoresis and Quantitative Real-Time PCR https://journals.asm.org/doi/10.1128/AEM.02063-08 Ngày truy cập: 07/06/2023
16. Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12 in reducing the risk of infections in early childhood https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26372517/ Ngày truy cập: 07/06/2023
17. Acidified Milk Formula Supplemented With Bifidobacterium lactis: Impact on Infant Diarrhea in Residential Care Settings https://journals.lww.com/jpgn/fulltext/2004/03000/acidified_milk_formula_supplemented_with.11.aspx Ngày truy cập: 07/06/2023
18. Breastfeeding vs. Formula Feeding https://kidshealth.org/en/parents/breast-bottle-feeding.html Truy cập ngày 10/09/2024
19. Lactobacillus Bacteria in Breast Milk https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7764098/ Truy cập ngày 10/09/2024
20. The Interplay between the Gut Microbiome and the Immune System in the Context of 21. Infectious Diseases throughout Life and the Role of Nutrition in Optimizing Treatment Strategies https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8001875/ Truy cập ngày 10/09/2024
21. Functional effects of human milk oligosaccharides (HMOs) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10026937/ Ngày truy cập: 09/09/2024
22. Effects of dietary fibers or probiotics on functional constipation symptoms and roles of gut microbiota: a double-blinded randomized placebo trial https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10120550/ Ngày truy cập: 09/09/2024
23. Supplementation with galacto-oligosaccharides in early life persistently facilitates the microbial colonization of the rumen and promotes growth of preweaning Holstein dairy calves https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9207549/ Ngày truy cập: 09/09/2024