Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Lác sữa em bé rất dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ sơ sinh bị chàm sữa và điều trị như thế nào? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ những thông tin về bệnh này cho các mẹ nhé.
Lác sữa em bé còn có nhiều tên gọi khác như chàm sữa, viêm da cơ địa, eczema. Đây là căn bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh khi trẻ từ 3 đến 24 tháng tuổi. Dù chàm sữa không phải là căn bệnh dễ lây lan nhưng lại rất khó để điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát.
Tthạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Đình Huấn (Bệnh viện Nhi đồng 1 – TP. HCM) cho biết, lác sữa là một bệnh viêm da mãn tính; tái đi tái lại nhiều lần nhưng không phải bệnh lây. Có thể hiểu đây là một bệnh rối loạn hễ miễn dịch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Theo một số nghiên cứu khoa học, lác sữa em bé có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Khi bị lác sữa, trẻ sẽ có dấu hiệu ban đầu là xuất hiện những mẩn đỏ; khi chạm vào da bé sẽ có cảm giác thô ráp và nổi những vảy nhỏ li ti.
Ở giai đoạn này, mẹ sẽ thấy bé hay quơ tay lên mặt như kiểu gãi ngứa hoặc chà đầu; mặt vào gối cho đỡ ngứa làm nhiều mụn nước vỡ ra. Trường hợp này nếu không vệ sinh cẩn thận cho bé sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Cụ thể khi mụn nước vỡ sẽ bết dính trên vùng chàm tạo thành một lớp hóa sừng bì cứng.
Sau khoảng 1 tuần, da non tái tạo và bong dần làm cho bé rất ngứa và khó chịu. Thậm chí nếu nứt nẻ lớn có thể dẫn tới rỉ máu và nhiễm trùng máu. Nếu mẹ không điều trị sẽ để lại sẹo sâu trên má của bé. Bên cạnh đó, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên làn da trẻ sơ sinh; ngủ không ngon giấc; thường xuyên quấy khóc và bú kém.
>> Mẹ có thể quan tâm: Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi
Bên cạnh những nguyên nhân như di truyền hoặc cơ địa, ba mẹ có thể điều trị chàm sữa ở trẻ bằng hạn chế những yếu tố như thức ăn, thời tiết. Vì vậy, để điều trị căn bệnh trẻ em này, mẹ nên tham khảo những biện pháp sau:
Mẹ nên tránh cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như đồ biển; trứng; lạc (đậu phộng); cà chua…
Ngoài ra, mẹ cũng nên duy trì cho bé dùng sữa mẹ trong thời gian lâu nhất. Tốt nhất mẹ chỉ nên cung cấp cho bé đa dạng thức ăn từ 6 tháng trở lên.
Khi nhận thấy những dấu hiệu lác sữa em bé, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để khám. Các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân, tình trạng của bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Với mỗi mức độ của da, bác sĩ sẽ có những loại thuốc đặc trị riêng cho trẻ. Bố mẹ tránh tự ý mua thuốc hoặc dùng các loại lá dân gian để đắp lên sẽ khiến bệnh nặng thêm.
Nếu trẻ bị chàm sữa, mẹ nên chú ý những điều sau đây khi chăm sóc cho trẻ để tránh tình trạng bệnh trở nặng:
Đối với trẻ đang bú sữa mẹ mà bị lác sữa em bé thì các mẹ cần kiêng dùng các thực phẩm sau:
Vừa rồi là những câu hỏi thường gặp giúp mẹ giải đáp những thắc mắc về căn bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những thông tin này có thể giúp mẹ bảo vệ sức khỏe của mẹ thật tốt nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Understanding Eczema in Children
https://nationaleczema.org/eczema/children/
Truy cập ngày 14/01/2022
2. Eczema Treatment For Children
https://nationaleczema.org/eczema/children/treatment/
Truy cập ngày 14/01/2022
3. Helping Your Child Cope With Eczema at School
https://nationaleczema.org/eczema/children/child-cope-with-eczema-at-school/
Truy cập ngày 14/01/2022
4. Eczema’s and Mental Health in Children
https://nationaleczema.org/eczema/children/eczema-child-behavior/
Truy cập ngày 14/01/2022
5. Helping Your Child Cope With Eczema
https://nationaleczema.org/helping-child-cope-eczema/
Truy cập ngày 14/01/2022