Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vì vậy, bố mẹ cần giúp con điều chỉnh, thay đổi tư thế để vừa mang đến sự thoải mái lại vừa an toàn cho bé. Vậy, trẻ sơ sinh nằm nghiêng, nằm ngửa hay nằm sấp là tốt nhất?
Đối với trẻ em, giấc ngủ quan trọng như thức ăn, nước uống, hơi thở hay gọi chung là một nguồn dinh dưỡng thiết yếu của trẻ. Bởi vậy, giấc ngủ sâu lại càng quan trọng. Đó là điều kiện cần thiết để trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh mỗi ngày là từ 16 – 18 tiếng, ngủ cả ban ngày và ban đêm. Chính vì thời gian ngủ hằng ngày của bé sơ sinh là rất nhiều; do đó tư thế ngủ của trẻ là vấn đề quan trọng mà cha mẹ cần quan tâm.
Một tư thế ngủ thoải mái và tốt sẽ giúp trẻ ngủ sâu và an toàn hơn. Ngược lại, nếu trẻ ngủ ở tư thế không đúng, không thoải mái con sẽ rất dễ thức giấc, quấy khóc, mệt mỏi, chậm tăng cân, giảm khả năng miễn dịch; hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là dễ rơi vào hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có tốt hay không? Câu trả lời ngắn gọn là KHÔNG. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị rằng việc để trẻ nằm ngủ nghiêng là KHÔNG AN TOÀN cho trẻ sơ sinh; và hầu như không mang lại nhiều lợi ích gì.
Nhiều mẹ nghe đồn rằng nằm nghiêng mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nhưng thực hư như thế nào?
Trẻ sơ sinh nằm nghiêng sẽ hạn chế được tình trạng nôn trớ, sặc sữa; và không bị nghẹt thở. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khẳng định: “Đây là một lầm tưởng. Trẻ sơ sinh ngủ nghiêng KHÔNG giúp ngăn ngừa nôn trớ. Các nghiên cứu khác cũng cho biết, chỉ khi trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ mới giúp hạn chế những điều đó.
Theo Bác sĩ Minh Thư, có chăng một lợi ích nhỏ khi trẻ nằm nghiêng có thể kể đến là khi trẻ nôn trớ sẽ giảm tránh nguy cơ hít sặc vào phổi gây viêm phổi; hoặc gây nghẽn đường thở; do dịch nôn trong khoang miệng có thể chảy theo đường miệng ra ngoài không chảy ngược vào cổ họng.
Trẻ sơ sinh nằm nghiêng cũng tránh được áp lực lên tim. Khi bé bị sổ mũi, nghẹt mũi thì nằm nghiêng chính là cách hay giúp mũi thông thoáng trở lại và dễ thở hơn. Hiện nay CHƯA CÓ bằng chứng thực tế nào cho thấy trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng sẽ giải quyết những vấn đề này.
Nhìn chung, trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ không mang lại lợi ích gì quá đáng kể; ngược lại, còn làm gia tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Nếu bé chưa có khả năng lật, trở mình khi ngủ; việc trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng sẽ có nguy cơ bé bị lật nằm sấp xuống. Và nằm sấp là một trong những yếu tố nguy hiểm dẫn đến SIDS.
Vì vậy, tư thế ngủ nằm nghiêng hay sấp không được khuyên là tư thế được sử dụng thường xuyên đối với trẻ lúc ngủ lâu.
Nếu trẻ sơ sinh nằm nghiêng mình để ngủ không có nhiều lợi ích; mẹ nên cho bé nằm ngủ tư thế nào là tốt nhất?
>> Mẹ xem thêm: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi
Đây có thể sẽ là câu hỏi khó có câu trả lời chính xác nhất bởi vì sự phát triển của trẻ sơ sinh không như người lớn. Cơ thể của trẻ đặc biệt nhất là phần đầu, chính vì nó còn rất mềm nên nếu nằm nhiều ở một bên sẽ khiến bé mắc phải hội chứng đầu phẳng.
Ngoài tư thế cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng còn có thêm tư thế nằm ngửa và nằm sấp, mỗi vị trí đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, cụ thể là:
Nằm ngửa là tư thế ngủ an toàn nhất đối với trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trẻ sơ sinh nằm ngửa có thể có những ưu và nhược điểm như sau.
Ưu điểm: Bé nằm ngủ ngửa giúp các cơ quan như tim, hệ tiêu hoá không bị chèn ép và ở trong trạng thái thoải mái. Khi nằm ngửa, việc vận động tay chân của bé sẽ cũng trở nên dễ dàng hơn. Điều quan trọng nhất là giảm được nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh khi ngủ.
Nhược điểm: nếu mẹ cho trẻ nằm ngửa liên tục trong thời gian dài sẽ gây bẹt đầu; vì vậy cần phải lưu ý thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bé.
Mẹ có thể sử dụng thời gian nằm sấp – “tummy time” để khắc phục hay hạn chế tình trạng bẹt đầu của trẻ. “Tummy time” là thời gian thức trong tư thế nằm sấp, lý tưởng là khoảng 3 lần trong ngày, mỗi lần kéo dài 10-15 phút.
>> Mẹ xem thêm: Tư thế ngủ an toàn của trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Tương tự trẻ sơ sinh nằm nghiêng, mẹ KHÔNG BAO GIỜ được để trẻ sơ sinh ngủ nằm sấp bởi vì tư thế này không an toàn; và có liên quan trực tiếp đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Đây là tư thế không được khuyến khích bởi bé có thể úp mặt xuống gối; nệm và không tự lật trở mình được gây nghẹt thở dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, tập cho trẻ sơ sinh nằm sấp lại có thể mang lại nhiều lợi ích; đặc biệt là trẻ dưới 1 tháng tuổi. Nằm sấp có lợi cho sự phát triển của ngực và phổi, cải thiện dung tích phổi, hệ hô hấp của trẻ. Ngoài ra, nằm sấp còn giúp luyện tập cơ cổ và cơ lưng cũng như tránh được tình trạng bẹp đầu.
Cha mẹ chỉ nên cho con nằm sấp khi thức và phải có người trông chừng để đảm bảo sự an toàn cho bé.
>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm sấp có sao không? Mẹ không nên chủ quan
Những lưu ý sau sẽ đảm bảo bé đi ngủ an toàn; ngay cả khi trẻ sơ sinh nằm nghiêng hay nằm sấp:
>> Mẹ xem thêm: Cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng có tác hại gì không?
Tóm lại, trẻ sơ sinh nằm ngủ như thế nào là tốt nhất? Câu trả lời chính là cho bé ngủ nằm ngửa. Hy vọng với bài viết trên phần nào đó giải đáp cho mẹ những thắc mắc liên quan đến việc cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng cũng như cách nằm như thế nào là tốt nhất, an toàn nhất cho bé cưng.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Myths and Facts About SIDS and Safe Infant Sleep
https://safetosleep.nichd.nih.gov/safesleepbasics/mythsfacts
Ngày truy cập: 15.08.2023
2. SIDS and Other Sleep-Related Infant Deaths: Updated 2016 Recommendations for a Safe Infant Sleeping Environment
https://publications.aap.org/pediatrics/article/138/5/e20162938/60309/SIDS-and-Other-Sleep-Related-Infant-Deaths-Updated
Ngày truy cập: 15.08.2023
3. Research on Back Sleeping And SIDS
https://safetosleep.nichd.nih.gov/research/science/backsleeping
Ngày truy cập: 15.08.2023
4. Safe Positioning for Sleep
https://reflux.org.au/articles/positioning-for-sleep/
Ngày truy cập: 15.08.2023
5. The Safe Sleep Seven
https://www.llli.org/the-safe-sleep-seven/
Ngày truy cập: 15.08.2023