Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 14/03/2023

Tư thế ngủ an toàn của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tư thế ngủ an toàn của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trong một bài báo nghiên cứu được đăng tải trên kênh thông tin Cable News Network (CNN) Hoa Kỳ, nghiên cứu về tư thế nằm ngủ tốt nhất của sơ sinh là tư thế nào. Kết quả nghiên cứu cho biết, tư thế ngủ tốt nhất của trẻ sơ sinh chính là tư thế trẻ nằm ngửa.

Tuy nhiên, tư tuế ngủ của trẻ sơ sinh thông thường là 3 tư thế: Nằm ngửa, nằm nghiêng và năm sấp. Vậy mỗi tư thế ngủ ở trẻ sơ sinh sẽ có những tác hại gì đối với sức khỏe của con? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay mẹ ơi.

1. Tư thế ngủ Nằm ngửa của trẻ sơ sinh

bé nên ngủ như thế nào
Tư thế ngủ an toàn nhất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chính là nằm ngửa

Trong nghiên cứu đã nêu trên, cụ thể là khảo sát trên 3.297 người mẹ, trong đó có 77% mẹ đã thừa nhận rằng, là họ thật sự không biết tư thế ngủ của trẻ sơ sinh như thế nào là tốt; và họ ít khi đặt trẻ nằm ngửa trong lúc ngủ.

Bác sĩ Eve Colson, đồng tác giả của nghiên cứu chia sẻ trên CNN: “cha mẹ sợ rằng nếu trẻ nhỏ nằm ngửa khi ngủ thì trẻ có thể bị nghẹt, và ngủ không ngon so với nằm sấp”.

Bác sĩ nhi Robin Jacobson, Bệnh viện Hassenfeld Children’s (Mỹ), cho rằng: “những niềm tin này là do phụ huynh thiếu kiến thức cũng như do ảnh hưởng văn hóa gia đình”.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), tư thế ngủ nằm ngửa của trẻ sơ sinh không chỉ giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ (SIDS), mà còn giảm nguy cơ tử vong vì các bệnh khác liên quan đến ngủ.

2. Tư thế ngủ “Nằm nghiêng” của trẻ sơ sinh

trẻ sơ sinh ngủ nghiêng có an toàn không
Tư thế ngủ nghiêng của trẻ sơ sinh chỉ an toàn khi bé đã được 4 tháng tuổi trở lên

Theo khuyến nghị của các chuyên gia Nhi khoa, tư thế ngủ nghiêng của trẻ sơ sinh chỉ an toàn khi bé đã lớn và cứng cáp hơn. Độ tuổi thích hợp để trẻ nằm ngủ nghiêng là khi bé được 4 tháng tuổi trở lên.

2.1 Tác hại khi trẻ nằm nghiêng ngủ

Tư thế ngủ nghiêng của trẻ sơ sinh có thể gây ra một số tình trạng, cụ thể là:

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Nguy cơ mắc hội chứng này sẽ gia tăng khi trẻ nằm sấp; và tư thế ngủ nghiêng của trẻ sơ sinh dễ dàng tạo điều kiện để chuyển đổi sang tư thế ngủ sấp. Lẽ di nhiên, tư thế ngủ không phải là yếu tố duy nhất làm gia tăng nguy cơ bị SIDS. Nhưng bố mẹ vẫn cần hiểu mối liên hệ chặt chẽ giữa hội chứng đột tử và giấc ngủ của trẻ.

Chứng vẹo cổ (torticollis)

Tình trạng đầu của trẻ sơ sinh bị nghiêng sang một bên trong khi cằm lại quay sang bên kia. Một số bé mắc phải tình trạng này lúc mới sinh do vị trí nằm trong bụng mẹ; hoặc sau sinh vì bé bị nằm nghiêng.

Hiện tượng “Harlequin color change”

Tình trạng một nửa khuôn mặt và cơ thể của em bé trở thành màu hồng hoặc đỏ; nó hoàn toàn vô hại nên mẹ không cần quá lo lắng. Sự thay đổi màu sắc là tạm thời và nó sẽ tự biến mất sau chưa đầy 2 phút. Tư thế ngủ nghiêng của trẻ sơ sinh thường là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Nếu mẹ muốn tránh hiện tượng này ở con, đừng cho bé nằm nghiêng mẹ nhé!

Những nguy cơ khác

  • Khi nằm nghiêng trẻ sẽ khó cử động, khó cựa mình, dễ bị tê và mệt mỏi khi thức dậy.
  • Khi cho trẻ nằm tư thế này mẹ cần hết sức lưu ý đến trẻ để phòng sự cố ngoài ý muốn.
  • Nằm nghiêng một bên quá lâu sẽ ảnh hưởng xấu và tạo áp lực lên một bên mặt, bụng, vai, tay, tim và có nguy cơ bẹp đầu bên trái.
  • Một số trẻ từ 2 tháng tuổi trở đi đang tập lẫy có nguy cơ từ nằm nghiêng sang nằm úp. Nếu mẹ không kịp thời lật trẻ trở lại có thế nguy hiểm tính mạng

>> Mẹ có thể quan tâm Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu?

2.2 Cách tránh cho trẻ ngủ nằm nghiêng

tư thế ngủ của trẻ sơ sinh
Tư thế ngủ nghiêng của trẻ sơ sinh chỉ an toàn khi bé trên 4 tháng tuổi.

Vì tư thế ngủ nghiêng không an toàn cho trẻ dưới 4 tháng tuổi, sau đây là hướng dẫn từ chuyên gia để bố mẹ có thể ngăn ngừa trẻ sơ sinh ngủ tư thế này:

  • Thử sử dụng túi ngủ. Trường hợp trẻ sơ sinh không chịu quấn; mẹ hãy cho con thử túi ngủ.
  • Sử dụng máy quay theo dõi trẻ sơ sinh. Màn hình này giúp cảnh báo trẻ sơ sinh đang nghiêng mình sang một bên để ngủ.
  • Đảm bảo bé ngủ trên một tấm nệm chắc chắn. Mẹ cần chắc chắn là nôi, cũi của bé có tấm nệm cứng vừa đủ. Có nghĩa là bé sẽ không thể “in mình” hoặc chìm vào chiếc nệm bé đang nằm.
  • Quấn bé đến khi bé có thể lăn được. Việc này giúp bé nằm ngửa và ngủ thoải mái hơn. Mẹ lưu ý quấn vừa phải, không quá chặt để bé có thể di chuyển hông của mình. Nhưng mẹ cũng chú ý đến thời điểm dừng quấn cho bé nhé.

Giường cũi an toàn chỉ nên có một tấm đệm chắc chắn và ra giường vừa khít. Việc sử dụng thêm một chiếc gối hoặc dụng cụ định vị cho đầu của trẻ sơ sinh và giúp trẻ nằm ngửa có thể mang đến nhiều ích lợi.

>> Mẹ xem thêm 6 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh

2.3 Trẻ ngủ nghiêng có giúp con bớt nghẹt thở không?

Theo Học viện Y tế Quốc gia (NIH), tư thế ngủ nghiêng ở trẻ sơ sinh không những thật sự giúp ngăn ngừa tinh trạng nghẹt thở ở trẻ khi ngủ. Ngược lại, một số nghiên cứu còn cho thấy việc trẻ ngủ nghiêng còn dễ khiến trẻ bị mắc nghẹn.

Cha mẹ hãy yên tâm, vì trẻ sơ sinh có khả năng tự thông đường thở rất tốt khi con nằm ngửa. Trẻ có phản xạ tự động khiến bé phát ra một tiếng ho hoặc nuốt, để cân bằng áp suất đường thở.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có nên hay không?

3. Tư thế ngủ “Nằm sấp” của trẻ sơ sinh

trẻ nằm sấp
Trẻ nằm sấp ngủ có thể khiến con dễ chịu, nhưng ngủ giấc dài thì không nên

Mẹ biết không, trẻ ngủ nằm sấp chỉ an toàn khi con đã có thể tự chuyển mình từ nằm sấp sang nằm ngửa. Nhưng khuyến nghị chung dành cho bố mẹ; đó là để trẻ ngủ với tư thế nằm ngửa đến khi trẻ được 12 tháng tuổi; hoặc lớn hơn nếu trẻ sinh non.

3.1 Tác hại khi trẻ nằm sấp ngủ

Nếu trẻ sơ sinh quá nhỏ và ngủ tư thế nằm sấp, bé sẽ mắc những nguy cơ như sau:

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Tư thế ngủ sấp của trẻ sơ sinh được chứng minh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SIDS. Nhất là trong giai đoạn 6 tháng đầu đời khi bé còn non và dễ bị tổn thương.

Dễ nghẹt thở

Trẻ sơ sinh chưa có đủ khả năng kiểm soát đầu. Do đó, khi nằm sếp, bé có thể bị tắc nghẽn đường thở và dẫn đến nguy cơ ngạt thở.

Theo các chuyên gia, bé ngủ hay nằm sấp là không tốt cho sức khỏe bởi vì khi nằm sấp sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của bé. Khi hít vào thở ra lồng ngực và bụng của bé không thể nở ra và co lại như bình thường. Thở không tốt có thể dẫn đến thiếu oxy và tuần hoàn của tất cả các cơ quan khác.

Quá nóng

Việc nằm sấp khi ngủ có thể ức chế khả năng giải phóng nhiệt và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể ở trẻ nhẹ cân. Điều này có thể dẫn đến quá nóng, một yếu tố nguy cơ khác của SIDS.

Những nguy cơ khác

  • Tắc nghẽn đường thở trên.
  • Phần bụng gắn chặt với nệm giường làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, dịch hồ hôi không kịp thời tản ra, gây ra chàm cho trẻ.
  • Tư thế nằm sấp khi ngủ trong một thời gian dài khiến xương mặt dễ bị biến dạng ảnh hưởng đến thẩm mỹ do xương mặt và vòm họng của bé yêu chưa phát triển đầy đủ.

3.2 Cách tránh cho trẻ ngủ nằm sấp

tư thế ngủ của trẻ sơ sinh 1
Cách để tránh trẻ ngủ nằm sấp để đảm bảo an toàn cho con

Bác sĩ nhi khoa Harvey Karp, tác giả của đầu sách: “Happiest Baby on the Block” chia sẻ một số mẹo hữu ích để tránh tư thế nằm ngủ sếp của trẻ sơ sinh:

  • Quấn bé sơ sinh khi ngủ.
  • Sử dụng máy phát âm thanh cho những giấc ngủ ngắn, ngủ trưa của trẻ.
  • Để bé ngủ chung trong phòng nhưng không cùng giường trong năm đầu đời.
  • Lưu ý khi cho trẻ nằm sấp:

    • Nên đảm bảo bé không đói hay quá mệt.
    • Nếu bé vừa ăn xong thì hãy đợi khoảng 1 tiếng sau đó rồi hạy cho bé tập để tránh trường hợp bé bị nôn ói.

    Trên thực tế, tư thế nằm nghiêng và nằm sấp có thể mang lại trải nghiệm dễ chịu cho trẻ sơ sinh. Và nếu trẻ ngủ giấc ngắc ở tư thế này thì vẫn bình thường, nhưng giấc ngủ dài thì hoàn toàn không nên.

    >> Xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm sấp có sao không? Cách giúp bé nằm sấp thoải mái

    4. Tư thế trẻ ngủ ngửa đầu ra sau

    Một số mẹ khi bế con không đúng cách trong lúc ngủ dễ khiến bé ngủ ngửa đầu ra sau. Tư thế này là không tốt bởi bé dễ bị khó thở nếu ngủ ở tư thế này.

    Trường hợp mẹ không bế con mà đặt nằm trong nôi nhưng bé cũng hay ngủ ngửa đầu ra sau thì mẹ nên đưa con đi thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân. Mẹ nên nhớ trẻ sơ sinh hay ngửa cổ ra sau khi ngủ là không tốt.

    Tư thế ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất quan trọng trong việc bảo vệ bé khỏi những tình trạng đe dọa sức khỏe, tính mạng. Chọn đúng tư thế ngủ cho trẻ là cách tốt nhất giúp bé phát triển toàn diện.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Myths and Facts About SIDS and Safe Infant Sleep
    https://safetosleep.nichd.nih.gov/safesleepbasics/mythsfacts
    Ngày truy cập: 14.03.2023

    2. SIDS and Other Sleep-Related Infant Deaths: Updated 2016 Recommendations for a Safe Infant Sleeping Environment
    https://publications.aap.org/pediatrics/article/138/5/e20162938/60309/SIDS-and-Other-Sleep-Related-Infant-Deaths-Updated
    Ngày truy cập: 14.03.2023

    3. Infant Sleep Position and Associated Health Outcomes
    https://jamanetwork.com/journals/jamapediatrics/fullarticle/481332
    Ngày truy cập: 14.03.2023

    4. Do Not Use Infant Sleep Positioners Due to the Risk of Suffocation
    https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/do-not-use-infant-sleep-positioners-due-risk-suffocation
    Ngày truy cập: 14.03.2023

    5. Babies Need Tummy Time!
    https://safetosleep.nichd.nih.gov/safesleepbasics/tummytime
    Ngày truy cập: 14.03.2023

    x