Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 03/03/2016

Vệ sinh tai cho trẻ: 5 nguyên tắc không thể bỏ qua

Vệ sinh tai cho trẻ: 5 nguyên tắc không thể bỏ qua
Khác với suy nghĩ của nhiều mẹ, vệ sinh tai không phải là lấy ráy tai. Nếu bạn quan tâm đến việc làm sạch đôi tai nhỏ nhắn của con, hãy tham khảo những hướng dẫn trong bài viết này nhé

Tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế, việc vệ sinh tai cho trẻ nếu không cẩn thận có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thính giác của bé. Nhưng vệ sinh tai cho bé như thế nào mới đảm bảo an toàn và sạch sẽ? Đừng bỏ lỡ những thông tin sau đây, mẹ nhé!

Vệ sinh tai cho trẻ như thế nào
Việc vệ sinh tai cho bé cần được tiến hành nhẹ nhàng, tạo ra cảm giác thư giãn cho cả mẹ và bé

1/ 90% trẻ em không cần lấy ráy tai

Ráy tai được hình thành từ những tế bào chết, mồ hôi, bã nhờn do các tuyến trong ống tai tiết ra. Ráy tai có tác dụng ngăn cản bụi bẩn, làm ẩm và bôi trơn ống tai cũng như ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai. Hầu hết các trường hợp ráy tai sẽ tự thoát ra ngoài. Vì vậy, khi vệ sinh tai cho bé, mẹ không cần thiết phải lấy ráy tai. Chỉ cần làm sạch vành tai và phần ống tai ngoài cùng là đủ.

2/ Vệ sinh tai cho bé: Khi nào tốt nhất?

Trong quá trình tắm cho bé, mẹ có thể kết hợp việc vệ sinh tai, bởi lúc này tai bé đã ướt sẵn và phần ráy tai cũng mềm, dễ lau chùi hơn. Mẹ dùng khăn mềm thấm nước ấm nhẹ nhàng lau vùng vành tai, tập trung vào những phần có nếp gấp. Sau đó, xoắn nhẹ góc khăn và lau vùng ống tai phía ngoài. Nên vệ sinh tai lúc bé đang thoải mái, tránh những lúc bé quấy khóc hoặc đang khó chịu.

3/ Có nên dùng tăm bông cho trẻ?

Hầu hết các mẹ đều có thói quen sử dụng tăm bông để vệ sinh tai cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này không an toàn cho bé đâu mẹ nhé!

Vùng da bên trong tai của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng manh. Vì vậy, chỉ cần tăm bông hơi cứng hoặc mẹ lỡ hơi mạnh tay, bé cưng cũng có thể bị đau. Thậm chí, nếu tăm bông bị đưa vào quá sâu trong tai, bé có nguy cơ bị thủng màng nhỉ. Ngoài tăm bông, mẹ cũng không nên sử dụng những dụng cụ vệ sinh tai có đầu nhọn hoặc bằng kim loại.

4/ Dùng nước vệ sinh tai

Trong trường hợp ráy tai không tự bong ra ngoài, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dầu ô-liu để làm mềm ráy tai trước khi lau bằng khăn. Để bé nằm nghiêng một bên, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai bé, ngày nhỏ vài lần cho tới khi ráy tai mềm và tự bong ra ngoài. Mẹ cũng có thể sử dụng loại nước chuyên dụng để vệ sinh tai cho trẻ nhỏ, có tác dụng làm sạch ráy tai, tuy nhiên những sản phẩm này chưa phổ biến ở thị trường Việt Nam.

5/ Cẩn thận khi dùng thuốc

Ở các nhà thuốc hiện tại có bán nhiều bộ sản phẩm để vệ sinh tai cho trẻ, bao gồm nước nhỏ tai và dụng cụ để lấy ráy tai cho bé. Tuy nhiên, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, mẹ không nên tự ý mua và sử dụng những sản phẩm này. Nếu ráy tai đóng quá nhiều hoặc cứng, không tự bong ra, mẹ nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để được vệ sinh tai an toàn, đúng cách

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x