Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hầu hết cấu trúc cơ bản của các loại xe tập đi cho bé 6 tháng tuổi trở lên tương đối giống nhau với mục đích nâng đỡ và hỗ trợ cho các vận động của bé. Tùy vào sự phát triển và màu sắc mà bé thích mà mẹ lựa chọn cho phù hợp.
Bố mẹ mua xe tập đi cho bé 6 tháng tuổi thường vì những mục đích như: Giúp con mau biết đi, hỗ trợ bé vận động một cách thoải mái, di chuyển dễ dàng hoặc đỡ phải ẳm bồng con khi đang bận… Thực tế, xe tập đi thường mang lại những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến an toàn và sự phát triển của bé mà bố mẹ thường không để ý.
1. Các bánh xe có tác dụng giúp bé dễ di chuyển nhưng vì còn quá nhỏ chưa thể kiểm soát được tốc độ. Nên đôi khi bé sẽ lao người về phía trước, xe chạy với tốc độ nhanh có thể gặp tai nạn khi cha mẹ không chú ý. Đặc biệt những nơi có cầu thang, bậc thềm, nhiều chứng ngại vật.
2. Khi ngồi xe tập đi, bé được tự do “đi lại” trong nhà và sẽ với lấy tất cả mọi thứ trong tầm với như: Ly, chén, ấm đun nước, nồi cơm điện… Các vật dụng này có thể sẽ khiến bé bị thương.
3. Sự phát triển của bé cần diễn ra một cách tự nhiên, chỉ vì thấy con đang lớn mà cho bé ngồi xe tập đi quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến hệ xương. Do xương của bé lúc này còn rất mềm, tư thế đứng trong xe tập đi lâu ngày làm cho xương bị biến dạng, dị tật chân vòng kiềng. Kết quả là dáng đi của bé khi lớn lên sẽ xấu đi, gây mất thẩm mỹ.
4. Việc di chuyển được là nhờ vào sự giúp đỡ từ xe tập đi do đó, bé không cần cố gắng, tạo nên sự phụ thuộc và điều này sẽ càng khiến bé lười tập đi hơn.
5. Trẻ sẽ không cảm nhận và học hỏi được những kỹ năng làm chủ sự cân bằng và trọng tâm của cơ thể khi ra khỏi xe. Vì vậy, bé chậm biết đi hơn so với những bé không dùng xe tập đi.
Khi được 6 tháng tuổi bé vẫn còn khá yếu và chân chưa có khả năng tự nâng đỡ cơ thể. Cho nên, các nghiên cứu chỉ ra rằng xe tập đi tròn sẽ là lựa chọn thích hợp và an toàn nhất đối với bé so với các loại xe đẩy tập đi khác.
Xe tập đi tròn có thiết kế khung xe hình tròn hoặc hình vuông, gắn thêm ở dưới là các bánh xe để giúp bé dễ di chuyển. Phần trên là nơi cho bé ngồi và tựa lưng được làm từ vải và mút xốp chống va đập. Mỗi loại xe sẽ khác nhau về màu sắc, kiểu dáng và những chi tiết đồ chơi được gắn trên xe nhằm tạo sự thích thú cho bé.
Việc có nên hay không khi sử dụng xe tập đi cho bé 6 tháng tuổi còn tùy thuộc vào sự phát triển của bé cũng như cách mà mẹ sử dụng như thế nào.
Trước tiên bé nhà bạn phải cứng cáp, có thể giữ thẳng cổ và ngồi được vững vàng thì mới nên cho bé dùng xe tập đi. Bởi nếu cho bé đi xe khi chưa biết ngồi sẽ tác động đến xương sống, gây gù lưng ảnh hưởng đến ngoại hình.
Khi lựa chọn xe tập đi mẹ cần ưu tiên hàng đầu về sự an toàn cho bé. Xe phải được làm từ chất liệu an toàn, không gây độc hại. Những chi tiết đồ chơi phải được gắn cố định trên xe, tránh trường hợp bé đưa vào miệng gây nguy hiểm. Mẹ nên mua những loại xe tập đi có thêm phần khóa ở bánh xe, giúp xe không chuyển động khi muốn bé đứng yên một chỗ.
Tạo cho bé một không gian rộng rãi, thoải mái và an toàn để bé di chuyển. Cất hết những vật dụng trong nhà có thể gây nguy hiểm cho bé lên cao.
Nhằm tránh những ảnh hưởng xấu từ xe đập đi đến sự phát triển của trẻ, mẹ cần hạn chế việc cho bé ngồi lâu trên xe trong thời gian dài. Không nên quá lạm dụng xe vì bất kỳ lý do gì.
Sử dụng xe tập đi cho bé 6 tháng tuổi lợi ít hại nhiều vì vậy mẹ có thể thay thế bằng những dụng cụ khác như xe đẩy tập đi, khung tập đứng, đai tập đi hoặc dùng tay để dắt con đi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.