Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tất cả trẻ sơ sinh đều khóc. Khi mới chào đời, bé nào cũng cần vài tháng để làm quen với thế giới mới và đến lúc ấy, tình hình sẽ tự nhiên được cải thiện. Song trong thời gian chờ đợi, việc các bé hay quấy khóc lại dễ tạo thành cơn “ác mộng” cho bất cứ mẹ nào. Lúc này, bạn sẽ làm gì để giúp cả mẹ và con được thoải mái?
Và thay vì lo lắng, mẹ nên hiểu rằng việc bé hay quấy khóc cũng tốt cho con. Công thức 5S có lẽ là một câu trả lời khá thỏa đáng cho các mẹ.
5S là từ viết tắt của các từ tiếng Anh bao gồm Swaddle: Quấn khăn; Side-Stomach Position: Tư thế nằm nghiêng hoặc nằm sấp; Shush: Rì rầm với bé; Swing: Đong đưa và Suck: Bú mẹ. Công thức này thành công ở nhiều trường hợp là bởi nó giúp tái tạo phần nào môi trường quen thuộc của bé bên trong tử cung, từ âm thanh cho đến sự ấm áp, sự “chật chội” mà bé đã trải qua trong những ngày sắp chào đời.
Không còn nghi ngờ gì, quấn khăn là một trong những cách hữu hiệu nhất đối với các bé hay quấy khóc. Cảm giác được bó trong khăn làm cho bé hình dung như mình đang được ở trong tử cung của mẹ, có chút chật chội đấy nhưng khiến bé an tâm. Khi đôi tay bé được quấn trong khăn và không thể quẫy lung tung thì đó cũng là lúc bé dễ lấy lại được bình tĩnh nhất.
Khi quấn khăn, mẹ cần lưu ý để phần hông và đầu bé được thoải mái. Hãy chú ý chọn khăn bằng vải mỏng, thoáng để bé không bị nóng bức. Ngoài ra, mẹ không nên quấn khăn cho bé cả ngày mà chỉ lúc bé hay quấy khóc và lúc bé ngủ mà thôi.
Mẹ có biết không, tư thế nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho con nhưng lại là tư thế tệ nhất khi cần dỗ dành bé. Nếu con đang nhắm tịt mắt mũi la khóc, mẹ hãy thử đặt bé ở tư thế nằm nghiêng hay nằm sấp.
Để hiệu quả hơn, mẹ có thể để bé nằm nghiêng hay sấp trên cánh tay của mình hoặc bế đứng, để bé tựa đầu lên vai mẹ. Nhưng mẹ đừng quên đặt bé nằm ngửa để ngủ sau khi đã được thư giãn nhé. Tư thế nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho bé, giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Trái ngược với suy nghĩ của rất nhiều mẹ, em bé không cần sự yên tĩnh hoàn toàn để ngủ, ngay từ khi trong bụng mẹ, bé đã quen với tiếng ồn rồi. Âm thanh từ những mạch máu trong cơ thể mà bé được nghe khi còn ở trong bụng mẹ còn ồn hơn cả một chiếc máy hút bụi.
Nhiều bố mẹ mua các thiết bị tạo tiếng ồn trắng (white noise) để thay cho việc phải tự mình rì rầm với bé, nhưng không phải âm thanh nào cũng hiệu quả. Những dạng tiếng ồn trắng gần tương tự với âm thanh trong bụng mẹ bao gồm: tiếng máy hút bụi, tiếng sóng biển, tiếng quạt máy… Tiếng ồn trắng hiệu quả cả với các bé hay quấy khóc.
Bé đã quen với cuộc sống “rong ruổi” trong bụng mẹ. Lúc đó, bé đã theo mẹ đi khắp nơi, di chuyển theo nhịp điệu lên và xuống cùng với những bước đi của mẹ. Thế nên, việc đung đưa bé trong những lúc khó ngủ là một giải pháp rất hiệu quả. Mẹ có thể đặt đầu bé tựa lên vai, nhẹ đu đưa người hoặc bế bé trên hai cánh tay và nhẹ nhàng đưa ra trước rồi lui về sau như cách đưa võng, nhưng nhớ là không đưa tay trên một quãng rộng mà chỉ trong một phạm vi thật hẹp. Mẹ cũng nhớ luôn đỡ phần đầu, cổ của bé và không bao giờ đung đưa bé nếu mẹ đang quá mệt mỏi hoặc đang có tâm trạng không tốt, mẹ nhé.
Bé sơ sinh nào cũng thích được mẹ cho bú. Việc được mẹ bế vào lòng, cho bú và nói chuyện, bé sẽ có một cảm giác an tâm và thư giãn nhất.
Trong một số trường hợp, bé chỉ cần được thỏa mãn nhu cầu được mút thứ gì đó trong miệng. Mẹ có thể không cần cho bú, nếu bé đang no bụng. Lúc này, núm vú giả sẽ trở thành một “bảo mẫu” tốt. Tuy nhiên, khi bé đã bắt đầu mọc răng thì việc sử dụng núm vú giả lại có thể làm xấu hàm răng của con. Mẹ nên lưu ý đến thời điểm để cai núm vú giả nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.