Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/01/2022

Sau sinh có ăn được đậu cove không? Những thực phẩm nào cần tránh?

Sau sinh có ăn được đậu cove không? Những thực phẩm nào cần tránh?
Sau sinh có ăn được đậu cove không? Xem ngay để biết những thực phẩm mẹ sau sinh không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến con.

Kiêng cữ sau sinh là luật bất thành văn từ xưa đến nay với các mẹ, dù sinh thường hay sinh mổ. Mẹ cho con bú thậm chí còn phải áp dụng chế độ khắt khe hơn vì một số loại thực phẩm ngon miệng lại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vậy sau sinh có ăn được đậu cove không? Cùng tìm hiểu về những thực phẩm mẹ nên tránh sau khi sinh.

Lợi ích các loại đậu

Đậu rất giàu protein, cung cấp cho mẹ mức năng lượng dồi dào. Ngoài ra, hàm lượng protein còn tăng hiệu quả tiết sữa. Đậu đỏ, đậu đen, đậu lăng, đậu đen, đậu hà lan, đậu đũa… tất cả họ hàng nhà đậu đều có chung đặc điểm này.

Ngoài hàm lượng protein cao, đậu còn chứa hàm lượng sắt và kẽm “khủng”. Nếu bạn muốn giảm cân sau sinh? Đậu vừa cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng hiệu quả để làm việc trong suốt cả ngày nhưng lại vừa giúp bạn giảm mức độ thèm ăn, vì lượng chất xơ trong đậu sẽ khiến bạn luôn cảm thấy no.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bà đẻ ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của bơ đối với mẹ sau sinh

Tại sao không nên ăn đậu khi đang cho con bú?

Tuy nhiều lợi ích là vậy nhưng khi ăn đậu trong giai đoạn cho con bú, các chất này thông qua sữa mẹ lại dễ khiến bé đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra còn dẫn đến sự hình thành khí, khiến bé bị trướng bụng…

Nếu đột nhiên thấy em bé có vấn đề về tiêu hóa khi mẹ ăn đậu, bạn nên ngừng ngay loại hạt này, dù chúng có giàu dinh dưỡng đến đâu đi chăng nữa. Bên cạnh đó, khi được chẩn đoán có nồng độ axit uric cao trong cơ thể mẹ cũng cần tránh càng xa các loại đậu càng tốt.

Sau sinh có ăn được đậu cove không?

Bà đẻ có ăn được đậu cove không
Sau sinh có ăn được đậu cove không?

Sau sinh ăn đậu cove được không? Các loại đậu (tươi và khô, bao gồm cả đậu cove) đều chứa nhiều protein cũng như chất xơ, vi chất dinh dưỡng và một số chất hóa thực vật. Sẽ rất tốt nếu bạn đưa các loại đậu vào chế độ ăn của bà mẹ trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên, nhiều mẹ nghi ngại việc ăn đậu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Vậy sau sinh ăn đậu cove được không?

Trả lời cho câu hỏi sau sinh có ăn được đậu cove không và sinh mổ có ăn được đậu cove không thì là có nhé mẹ. Bạn hãy thêm đậu cove vào chế độ ăn vì phụ nữ được khuyến nghị tiêu thụ thêm 25g protein/ngày trong thời kỳ cho con bú.

➣ Lợi ích sức khỏe của đậu nói chung và đậu cove nói riêng khi cho con bú

– Giàu chất dinh dưỡng

Ngoài việc giàu protein, đậu là một nguồn tuyệt vời của vi chất dinh dưỡng, chất xơ và chất phytochemical.

– Tạo nên bữa ăn lành mạnh

Sau sinh có ăn được đậu cove không? Đậu chứa một lượng đáng kể lysine, một axit amin thiết yếu giúp bổ sung thành phần dinh dưỡng của ngũ cốc vốn thiếu lysine. Vì vậy, thêm đậu vào ngũ cốc (bất cứ khi nào có thể) được coi là một lựa chọn tốt.

– Có thể giúp kiểm soát cân nặng

Các nghiên cứu cho thấy các loại thực phẩm, chẳng hạn như đậu giàu chất xơ và protein, có thể giúp giảm cân.

– Có thể hỗ trợ tiêu hóa

Sau sinh có ăn được đậu cove không? Đậu chứa cả chất xơ không hòa tan và hòa tan. Chất xơ không hòa tan giúp giảm táo bón. Đậu nảy mầm hiệu quả hơn đậu không nảy mầm.

– Có thể tăng cường sức khỏe đường ruột

Các nghiên cứu cho thấy rằng các hợp chất carbohydrate và phenolic khó tiêu hóa có trong đậu có thể giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Song cần thêm các nghiên cứu chứng minh cho điều này.

– Giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Đậu là thực phẩm có chỉ số GI (chỉ số đường huyết) thấp với một lượng đáng kể chất xơ hòa tan và tinh bột kháng tiêu hóa, giúp duy trì lượng đường trong máu. Đậu có thể giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2.

>>> Bạn có thể quan tâm: 17 dấu hiệu tiểu đường giúp bạn phát hiện bệnh sớm

– Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Sau sinh có ăn được đậu cove không? Một số nghiên cứu cho thấy ăn đậu thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do tổng hàm lượng chất xơ và các hợp chất hoạt tính sinh học nhất định như polyphenol.

– Sức khỏe tổng thể

Bên cạnh các đặc tính dinh dưỡng, đậu được biết là có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, được cho là có tác dụng điều trị các vấn đề như chàm, bỏng, mụn trứng cá, kiết lỵ và thấp khớp.

➣ Tác dụng phụ khi ăn đậu trong thời kỳ cho con bú

– Có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa

Đậu khô sống được coi là một loại thực phẩm gây ra khí do sự hiện diện của đường không tiêu hóa, chẳng hạn như raffinose. Đường phức tạp này không được tiêu hóa trong ruột người, do đó dẫn đến đầy hơi và chướng bụng ở một số người. Việc ngâm, lên men, nảy mầm và nấu chín có thể làm giảm tác dụng gây khí của đậu ở một mức độ nào đó. Vậy sau sinh ăn đậu que được không? Đậu cove nấu chín ăn hoàn toàn không gây hại gì nhé mẹ.

– Có thể gây kém hấp thụ khoáng chất

Đậu chứa một số chất kháng dinh dưỡng như tannin và axit phytic. Chất kháng dinh dưỡng là các hợp chất phi dinh dưỡng làm giảm sinh khả dụng của các khoáng chất bằng cách giảm sự hấp thụ của chúng trong cơ thể.

10 thực phẩm mẹ không nên đụng đũa khi cho con bú

1. Cam, quýt

Trong thời gian mang thai, họ nhà cam quýt mặc nhiên có mặt trong chế độ ăn của bà bầu hằng ngày vì cung cấp rất nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu đang cho con bú, mẹ cần hạn chế uống nước cam thường xuyên vì có thể sẽ khiến trẻ hay quấy khóc, nôn mửa thậm chí bị dị ứng nổi mẩn. Mẹ có thể bổ sung vitamin C thay thế bằng đu đủ hoặc xoài.

cho con bú
Họ nhà cam, quýt không mang đến nhiều dưỡng chất khi mẹ đang cho con bú

2. Bông cải xanh

Theo quan niệm dân gian, khi bé đang bú mẹ không nên ăn nhiều bông cải xanh vì trẻ dễ bị dị ứng hoặc chướng bụng. Chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác hại của loại rau này với trẻ nhưng vẫn nên kiêng cữ thì hơn. Hoặc mẹ có thể thử ăn theo từng bữa nhỏ, nếu trẻ không có triệu chứng gì khác biệt thì sắp xếp lại chế độ ăn hợp lý.

3. Bắp và các chế phẩm từ bắp

Bắp (ngô) là một trong những thực phẩm được nhiều mẹ chọn lựa vào thực đơn giảm cân sau sinh. Bắp luộc giúp tăng cường chất xơ và nước nhưng món ngon này và các chế phẩm như bột bắp, sữa bắp, bánh snack… cũng rất dế gây dị ứng cho bé.

Cụ thể là bị tiêu chảy, đau bụng, quấy khóc đêm. Bắp và các chế phẩm làm từ bắp như bột bắp, bim bim… cũng dễ gây dị ứng cho trẻ khiến trẻ bị đau bụng, quấy khóc. Do vậy mẹ nên cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm làm từ bắp.

>>> Bạn có thể quan tâm: Sinh mổ ăn bắp được không? Những lưu ý mẹ cần phải biết

4. Đậu phộng (lạc)

Đây là thực phẩm nhiều chuyên gian cảnh báo dễ gây dị ứng cho bé. Mẹ ăn thường xuyên trẻ bị nổi mẩn, phát ban, chàm hoặc khó thở. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh, mẹ nên tạm thời rời xa đậu phộng một thời gian cho tới khi bé ngưng bú.

5. Đậu nành

Nếu trẻ bị dị ứng với đậu phộng thì điều này cùng xảy ra tương tự với đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Vì thế, nếu mẹ ăn, hãy theo dõi tình hình sức khỏe của bé. Nếu bé có biểu hiện bất thường, mẹ nên ngừng ăn một thời gian.

>>> Bạn có thể quan tâm: Giải đáp thắc mắc phụ nữ sau sinh có nên uống sữa đậu nành

6. Cá chứa hàm lượng thủy ngân cao

Các chuyên gia khuyến cáo trong thời gian mang thai và sau khi sinh mẹ không nên ăn các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao. Chỉ nên ăn 2 khẩu phần cá ít thủy ngân trong một tuần như: Cá hồi, các loại cá da trơn và tránh xa các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình…

cho con bú 1
Cá hồi tuy nhiều dinh dưỡng nhưng mẹ chỉ nên ăn 2 lần/tuần

7. Bạc hà

Bạc hà là bài thuốc dân gian được dùng để ngừng tiết sữa mẹ trong giai đoạn cai sữa cho bé. Vì thế mẹ cũng nên tránh xa trà bạc hà và các chế phẩm khác được làm từ trà bạc hà nhé. Mẹ có thể thư giãn bằng trà gừng, trà hoa cúc sẽ tốt hơn.

>>> Bạn có thể quan tâm: Sau sinh ăn nho được không? Mẹ lưu ý để ăn nho đúng cách nhé!

8. Củ tỏi

Tại Ý, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo người mẹ không nên ăn tỏi trong vài tháng đầu khi cho con bú vì tỏi có mùi hôi, nếu mẹ ăn sẽ ngấm vào sữa khiến trẻ khó chịu và bỏ bú. Rất nhiều mẹ cũng chia sẻ rằng ăn tỏi thường xuyên trẻ hay quấy khóc đêm và khó chịu.

9. Gia vị cay

Các loại gia vị cay như ớt, cà ri, tiêu… vừa không tốt cho hệ tiêu hóa còn yếu ớt của mẹ sau sinh vừa gây hại cho sức khỏe em bé. Nếu mẹ ăn ớt hoặc đồ cay trẻ có thể bị dị ứng, hại đường tiêu hóa và khó chịu.

10. Rau mùi tây

Ăn quá nhiều rau mùi tây sẽ làm giảm lượng sữa mẹ, khiến mẹ có thể bị mất sữa. Vì thế mẹ nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày nhé.

Nếu đang mang thai hoặc nuôi con đầu lòng, mẹ cần ghi nhớ các loại thực phẩm trên đây để hạn chế trong khẩu phần ăn hằng ngày khi con con bú, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ sau sinh có ăn được đậu cove không.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Beans And Breastfeeding
https://www.momjunction.com/articles/beans-while-breastfeeding_00397898/
Truy cập ngày 05/01/2022

2. Breastfeeding and diet
https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding-and-lifestyle/diet/
Truy cập ngày 05/01/2022

3. Breastfeeding FAQs
https://kidshealth.org/en/parents/breastfeed-eating.html
Truy cập ngày 05/01/2022

4. Breast-feeding nutrition: Tips for moms
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/
Truy cập ngày 05/01/2022

5. Breastfeeding and your diet
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/breastfeeding-and-your-diet
Truy cập ngày 05/01/2022

x