Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chị Mai, nhà ở Quận 4, Tp.HCM dự định cai sữa mẹ cho con khi bé được 6 tháng tuổi nhưng thất bại dù đã thử đủ mọi cách. Thế nên bé Tú, con gái chị vẫn tiếp tục được bú mẹ cho tới khi hơn 2 tuổi thì tự ngừng bú vì bị mọi người xung quanh “chọc quê”. Cũng cho con bú tới năm 2 tuổi nhưng lý do của chị Loan, nhà ở quận Thủ Đức, TP. HCM thì lại vì “muốn cho con bú mẹ thỏa thích tới khi nào chán thì thôi”. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng có thể chờ đến lúc con tự bỏ ti mẹ như thế này.
Đa số các mẹ đều phải đi làm lại vài tháng sau khi sinh, đây là lúc mẹ phải chọn lựa: cho con bú mẹ hoàn toàn, cho con chuyển sang bú hẳn sữa công thức hay kết hợp cả hai? Nếu biết sẽ không thể cho con tiếp tục bú mẹ 100% như trước, mẹ cần chuẩn bị một quá trình chuyển tiếp để bé làm quen với nguồn dinh dưỡng mới trước khi quay lại làm việc.
Ở giai đoạn thực tập này, mẹ nên bắt đầu bằng việc bỏ dần các cữ bú mẹ và thay vào đó là bú bình hoặc thức ăn dặm nếu bé đã đủ cứng cáp. Với các bé trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể bỏ hẳn cữ bú ban đêm để cai sữa cho bé.
Quá trình cai sữa cho con có thể mất vài tuần đến vài tháng tùy người nhưng mẹ không nên cho con ngưng bú đột ngột mà cần tiến hành dần dần. Điều này sẽ giúp cho cơ thể của mẹ và bé thích nghi kịp thời. Việc ngưng bú mẹ ngay tức thì có thể khiến bé bị sốc và biếng ăn còn mẹ gặp phải những vấn đề như tắc tia sữa, viêm đầu vú, áp-xe vú…
Một đặc tính của trẻ nhỏ là thích những thứ quen thuộc và có thể rất khó chịu khi có gì đó thay đổi. Do đó, sẽ không có gì là lạ nếu trong quá trình cai sữa, mẹ phải chịu đựng những tiếng khóc lóc, la hét, tức giận… Hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho những điều này và xác định rõ mục tiêu mà bạn muốn hướng tới là gì để luôn chú tâm vào mục tiêu đó nhé.
Trước khi cai sữa cho bé, mẹ cần xác định đâu sẽ là nguồn dinh dưỡng thay thế sữa mẹ một cách tốt nhất với bé yêu nhà mình. Với các bé dưới 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé bú sữa mẹ được hút ra bình hoặc thay thế hẳn bằng loại sữa công thức dành riêng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đặc điểm của loại sữa này là dễ tiêu hóa và có các thành phần dinh dưỡng như sắt, canxi, phốt pho theo tỷ lệ phù hợp với các bé từ mới sinh tới 6 tháng.
Với các bé từ 6 tháng trở lên, mẹ đã có thể cho bé làm quen với các thức ăn dặm song song với việc uống sữa công thức dành cho độ tuổi của bé. Khi bé được hơn 1 tuổi, mẹ có thể cho bé làm quen với sữa bò, sữa tươi rồi nhé.
Có nhiều chủng loại và nhãn hiệu bình sữa khác nhau trên thị trường nên mẹ sẽ mất chút ít thời gian để chọn được loại tốt nhất và phù hợp nhất với con. Các bé có nhu cầu bú mẹ khác nhau nên sở thích với bình sữa cũng khác nhau. Khi chọn bình sữa, nhớ chú ý đến núm vú của bình sữa. Nếu bạn dốc ngược bình xuống mà sữa chảy thành dòng có nghĩa là lỗ trên núm vú quá lớn và không phù hợp để cho bé bú, bạn cần thay núm vú khác sao cho sữa chỉ nhỏ giọt khi bạn dốc ngược bình.
Theo Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ, trẻ nhỏ nên được bỏ bú bình trước khi được 18 tháng tuổi để không ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển răng miệng. Các bé trên 1 tuổi có thể làm quen với cốc mỏ vịt (sippy cup) sau khi cai sữa mẹ. Loại cốc này còn có tác dụng tốt trong việc phát triển kỹ năng vận động thô cho trẻ cũng như hành vi đưa tay lên miệng khi ăn uống. Điều này sẽ giúp mẹ thuận lợi về sau khi muốn tập cho bé tự bốc thức ăn và ăn.
Nếu muốn cho bé làm quen với thức ăn dặm đồng thời với quá trình cai sữa mẹ, bạn có thể sẽ vất vả hơn một chút. Bạn dự định tập cho bé ăn dặm theo phương pháp nào? Bạn đã biết những loại thực phẩm nào nên và không nên dùng cho bé khi ăn dặm chưa? Hãy tìm hiểu những kiến thức và kinh nghiệm cho bé ăn dặm, không cần quá nhiều để trở thành chuyên gia mà chỉ cần vừa đủ để sẵn sàng cho những tình huống có thể xảy ra và cách ứng phó.
Bên cạnh đó còn phải chuẩn bị các vật dụng cho bé ăn dặm nữa chứ. Nếu con thích thú với việc thử các thực phẩm mới, bạn quả là may mắn đấy. Còn nếu con tỏ ra kén chọn thì cũng đừng vội nản nhé. Tích cực giới thiệu cho bé nhiều món mới rồi bạn sẽ biết bé thích những loại mùi vị nào.
Khi cai sữa cho bé, mẹ có thể cảm thấy thật buồn vì không được ôm con vào lòng cho bé ti mẹ. Điều này cũng xảy ra tương tự với bé vì bé không chỉ nhớ sữa mẹ mà còn nhớ cảm giác được ôm ấp, nhớ cảm giác ấm áp trong vòng tay mẹ, nhớ mùi của mẹ và tất cả những điều ngọt ngào khác khi bé được mẹ cho bú. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé không muốn xa rời bầu vú mẹ. Do đó, trong giai đoạn cai sữa cho con, mẹ cần ôm ấp và vỗ về con nhiều hơn để “bù đắp” cho bé nhé. Điều này có thể có ích cho quá trình cai sữa đấy.
Không nên bắt đầu cai sữa cho bé khi trong gia đình có những thay đổi như chuyển nhà, đi du lịch xa hoặc mẹ vừa đi làm lại. Cần cố gắng tiến hành cai sữa trước khi những thay đổi này diễn ra để tránh cho bé hoảng sợ vì quá nhiều sự khác lạ đến cùng lúc. Trong thời gian đang cai sữa, nếu bé bị bệnh, mẹ có lẽ nên tạm ngưng cai sữa vì các bé lúc này cần thêm kháng thể cũng như cần được ôm ấp, vỗ về khi đau yếu.
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.