Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/11/2021

9 dấu hiệu mách mẹ biết khi nào nên cai sữa cho bé

9 dấu hiệu mách mẹ biết khi nào nên cai sữa cho bé
Khi nào nên cai sữa cho bé là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm khi con trên 1 tuổi, mẹ bận rộn hơn với công việc và việc nuôi con bằng sữa mẹ bắt đầu bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập.

Khi bé bước qua 1 tuổi, bên cạnh sữa mẹ, bé cần nhiều dinh dưỡng hơn để phát triển thông qua việc ăn uống. Để bé ăn dặm tốt và ngon miệng, nhiều mẹ bắt đầu quan tâm rằng, khi nào nên cai sữa cho bé? Để bé không lỡ mất đà tăng trưởng và kém hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm bên ngoài, có các mẹo cai sữa nào để bé không khóc mà vẫn cai thành công? Mời mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Vì sao mẹ cần cai sữa cho bé?

Về cuối năm đầu đời, sữa mẹ không còn cung cấp đủ protein cho trẻ. Vì vậy mẹ cần phải cung cấp thêm nguồn bổ sung như thịt, cá, lòng đỏ trứng, đậu phụ, đậu lăng và pho mát. Việc trì hoãn cho trẻ ăn thức ăn thô sau 6 tháng tuổi cũng có thể khiến trẻ có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt và các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng khác. Khi có nhiều chất rắn và chất lỏng hơn được đưa vào chế độ ăn của trẻ sơ sinh là thời điểm mẹ biết khi nào nên cai sữa cho bé.

Khi nào nên cai sữa cho bé?

Mỗi bé có một sự trưởng thành và sẵn sàng rời xa “giọt sữa mẹ” khác nhau. Dù vậy, hầu hết các bé khi bước qua vào giai đoạn ăn dặm đều giảm nhu cầu dinh dưỡng từ sữa mẹ. Do đó mẹ có thể cai sữa cho bé ngay sau mốc này.

Tuy nhiên, một số mẹ muốn duy trì sự gắn kết với con qua dòng sữa nên có thể trì hoãn thời gian cai sữa, nhưng khuyến cáo là không nên trễ hơn thời điểm bé 2 tuổi.

Nói chung, việc lựa chọn cai sữa vào thời điểm nào là tùy vào nhu cầu của bé, và mong muốn của mẹ. Nếu mẹ cần tham khảo, một số gợi ý khi nào nên cai sữa cho bé có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Đối với bé dưới 1 tuổi:

    • Có thể tự kiểm soát được những hoạt động của đầu. Khi bế trẻ đầu đã cứng cáp, không cần dùng tay đỡ sau gáy.
    • Có sự vận động cơ hàm (nhai).

  • Đối với bé trên 1 tuổi:

    • Có những biểu hiện không hài lòng như quấy khóc mặc dù đã được bú no sữa mẹ.
    • Bú mẹ lâu hơn so với bình thường.
    • Giấc ngủ ban đêm bị gián đoạn, bé thức giấc và quấy khóc do đói.
    • Bé ăn dặm kém, chậm lên cân.
    • Bé luôn rúc tìm vú mẹ mọi lúc.
  • Một khi xác định được dấu hiệu cho thấy khi nào nên cai sữa cho bé là mẹ đã đạt được 50% thành công. Để thành công hoàn toàn với công cuộc cai sữa không nước mắt và rạn nứt tình mẹ con, mẹ sẽ cần tham khảo các kinh nghiệm cai sữa hiệu quả bên dưới.

    bé từ 12 tháng tuổi trở lên là lúc mẹ biết khi nào nên cai sữa cho bé
    Bé từ 12 tháng tuổi trở lên là lúc mẹ biết khi nào nên cai sữa cho bé.

    Mẹo cai sữa cho bé không khóc

    Cách cai sữa thành công được nhiều mẹ áp dụng đầu tiên là dựa trên sự thấu hiểu về con. Nghĩa là mẹ quan sát xem cần cai sữa đêm cho bé hay ngày? con thích gì/ không thích gì khi bú mẹ?… để có kế hoạch cai sữa phù hợp. Đồng thời, khi cai sữa, mẹ nên bắt đầu từ từ thay vì quá đột ngột ngưng hẳn không cho trẻ bú vì như vậy sẽ là một sự xáo trộn lớn với tâm lý của bé. Cụ thể:

    6 cách cai sữa cho bé hiệu quả

    • Trang bị đủ kiến thức và kinh nghiệm: Một khi đã xác định được thời điểm khi nào nên cai sữa cho bé, bé cần đọc kỹ các tài liệu, trao đổi kinh nghiệm với các bà mẹ thân thiết trước khi cai sữa cho bé để đạt kết quả tốt nhất.
    • Cai sữa từ từ thay vì cắt đột ngột: Điều này có nghĩa là các bà mẹ cần lên kế hoạch dần rút ngắn thời gian và cường độ cho trẻ bú. Việc này giúp tránh những sang chấn bất lợi đối với tâm lý của trẻ sau này. Ví dụ trước đây mỗi ngày bạn cho bé bú khoảng từ 7 – 8 lần/ngày mỗi lần khoảng 5 phút thì nay hãy rút xuống còn 3 – 4 lần/ngày mỗi lần khoảng 3 phút, rồi từ từ cắt hẳn.
    • Bổ sung lượng sữa ngoài: Nếu đã bắt đầu ngưng không cho trẻ bú sữa, thì cần đồng thời kết hợp cho trẻ ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò (chỉ nên áp dụng phương pháp này sau khi trẻ đã lớn trên 1 tuổi).
    • Tăng lượng ăn dặm: Nếu được ăn đầy đủ và no bụng, bé sẽ không có nhu cầu bú mẹ. Nhờ vậy việc cai sữa cũng sẽ “nhẹ nhàng hơn”. Mẹ lưu ý khi cho bé ăn dặm cần chế biến thực phẩm theo độ tuổi của bé để vừa tạo cho con niềm vui trong ăn uống, vừa hạn chế nguy cơ hóc nghẹn.
    • Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày: Trong trường hợp lượng ăn của bé chưa thể tăng ngay lập tức sau khi cai sữa, mẹ có thể chia nhỏ cữ ăn thành các bữa phụ và cho bé ăn nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, việc này chỉ nên diễn ra trong thời gian ngắn tầm 1-2 tuần để tránh tạo thành thói quen ăn vặt không tốt cho trẻ.
    • Đa dạng các loại thực phẩm cho bé ăn: Để tạo cảm giác hứng thú khi ăn cho bé, tránh việc bé bỏ bữa và lại tìm đến sữa mẹ.

    >>> Mẹ có thể quan tâm: Cai sữa bằng thuốc tiêu sữa, hiệu quả nhưng dễ gây tác dụng phụ

    Thực phẩm bổ dưỡng cho bé sau khi cai sữa

    Sau thời điểm xác định được khi nào nên cai sữa cho bé, mẹ cũng nên tăng cường các chất dinh dưỡng cho con thông qua các nguồn thực phẩm bổ dưỡng như:

  • Rau xanh và các loại trái cây dễ tiêu hóa như táo, chuối, khoai lang, cà rốt, súp lơ…
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo kê, lúa mạch, yến mạch…
  • Thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu. Đặc biệt, mẹ nên ưu tiên những thực phẩm giàu omega 3, axit béo hỗ trợ quá trình phát triển trí não của trẻ.
  • Nên tăng cường đạm sau khi cai sữa cho bé

    Cho bé bú trộm khi cai sữa được không?

    Vì thương con khi thấy những lần khóc vật vã trong giai đoạn cai sữa, nhất là khi mẹ cai sữa đêm cho bé. Hoặc đơn giản là nhiều mẹ quyến luyến những lúc được cuộn con trong vòng tay khi con bú mẹ. Nhiều mẹ có thắc mắc cho bé bú trộm khi cai sữa được không? Thì câu trả lời là không nên, vì như vậy sẽ càng kéo dài giai đoạn cai sữa này. Khi mẹ không dứt khoát, bé sẽ không nhận được tín hiệu rõ ràng cho việc khi nào nên cai sữa cho bé, và dần dần, sự kháng cự khi không được bú mẹ lại càng tăng lên.

    Do vậy, mẹ nên cân nhắc giữa lợi ích và hạn chế khi cho bé bú trộm trong khi cai sữa, và mặt khác, quyết tâm và tin tưởng, rằng sau khi cai sữa, cả bé và mẹ đều đón nhận được nhiều lợi ích to lớn hơn.

    Khi nào nên cai sữa cho bé vừa là câu hỏi về thời điểm, vừa là sự đánh giá quyết tâm của người mẹ liệu đã sẵn sàng cùng con đi qua một chương mới trong sự phát triển, tính độc lập và trưởng thành hơn của con. Hi vọng các mẹ càng thêm tin tưởng vào quyết định này của mình và có sự chuẩn bị, đồng hành tốt nhất cùng con cai sữa thành công.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

     

    1. Weaning: stopping breastfeeding

    https://raisingchildren.net.au/babies/breastfeeding-bottle-feeding-solids/weaning/weaning

    Ngày truy cập: 29/11/2021

    2. How to stop breastfeeding

    https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding/how-to-stop/

    Ngày truy cập: 29/11/2021

    3. When Breastfeeding Ends Suddenly

    https://www.laleche.org.uk/breastfeeding-ends-suddenly/

    Ngày truy cập: 29/11/2021

    4. Weaning from the breast

    Ngày truy cập: 29/11/2021

    5. How do I stop breastfeeding?

    Ngày truy cập: 29/11/2021

    x