Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/01/2022

Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh được bao lâu trong ngăn đá?

Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh được bao lâu trong ngăn đá?
Các bà mẹ hiện đại đều không xa lạ với việc bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh. Việc vắt sữa, trữ sữa giúp mẹ chủ động hơn khi chăm sóc con. Dù mẹ có bận làm việc hay đi công tác, bé vẫn luôn có sẵn một lượng sữa thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh như thế nào cho khoa học? Việc hút và trữ sữa mẹ trong tủ lạnh cho con uống đã trở nên vô cùng quen thuộc và được nhiều mẹ áp dụng. Nếu mẹ biết cách bảo quản vẫn giữ nguyên dinh dưỡng và kháng thể trong sữa trữ đông cho con.

Những lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

1. Lợi ích cho trẻ sơ sinh

  • Sữa mẹ giàu hàm lượng chất béo, đường, nước, protein và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé.
  • Ngoài ra, sữa mẹ còn có chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các căn bệnh như nhiễm trùng tai, tiêu chảy, bệnh hô hấp và dị ứng
  • Trẻ sơ sinh uống sữa mẹ sẽ làm giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
  • Trong từng giai đoạn, sữa mẹ sẽ thay đổi để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ.
  • Sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn sữa công thức.

2. Lợi ích cho người mẹ

  • Cho con bú giúp giải phóng hormone oxytocin, khiến tử cung co bóp. Từ đó, tử cung trở lại kích thước và hình dạng bình thường như trước khi mang thai.
  • Hơn nữa, cho con bú người mẹ sẽ sớm chấm dứt hiện tượng chảy máu âm đạo sau sinh.
  • Ngoài ra, người mẹ sẽ giảm cân dễ dàng hơn khi cho con bú.
  • Cho con bú có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng.
  • >> Mẹ có thể tham khảo thêm: Cách cho con bú kiểu đầu tí bị thụt

    Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

    thời gian bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

    Nếu vắt và bảo quản, trữ đông sữa mẹ đúng cách, sữa mẹ vẫn đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng; kháng thể phù hợp cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh được lâu; hay mau sẽ phụ thuộc vào các loại tủ lạnh khác nhau.

    Vì sữa mẹ khi đã vắt nhưng chưa dùng ngay sẽ mau chóng bị hư hỏng do nhiệt độ bên ngoài cao. Nhiệt độ càng thấp, sữa mẹ càng được bảo quản lâu.

    • Trong nhiệt độ phòng > 29 độ để sữa được tối đa 1 giờ
    • Nhiệt độ phòng máy lạnh < 26 độ để sữa tối đa 6 giờ
    • Nếu dùng túi đá khô để vận chuyển sữa tối đa 24 giờ
    • Cất sữa trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 48 giờ
    • Trữ sữa mẹ đông trong ngăn đá tủ lạnh nhỏ 1 cửa tối đa 2 tuần
    • Trữ sữa mẹ đông trong ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng) được tối đa 3 tháng
    • Dùng tủ đông chuyên dụng (tủ lạnh dành riêng để trữ đông thức ăn) để trữ sữa mẹ sẽ được tối đa 6 tháng.

    Những lưu ý khi áp dụng cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

    • Không trữ đông phần sữa mẹ vắt ra mà bé bú dư. Vì trong lúc bé bú, vi khuẩn trong miệng bé có thể xâm nhập vào sữa và gây hư sữa.
    • Để tiết kiệm túi trữ sữa, mẹ có thể vắt sữa, cất vào túi và để ở ngăn mát. Đến cữ vắt tiếp theo mẹ đổ thêm vào cho đầy túi rồi cất lên tủ đông.
    • Không hoà chung sữa mới vắt và sữa đã trữ đông cho bé bú.
    • Dùng bình trữ sữa hoặc túi trữ sữa; dùng băng keo giấy hoặc bút lông dầu để ghi ngày, tháng vắt sữa lên túi; tiện cho việc theo dõi thời gian dùng sữa sau này.
    • Nên dùng túi trữ sữa chuyên dụng có khóa zip hoặc loại bình trữ sữa có bán tại các cửa hàng mẹ và bé. Không nên đựng trong bịch nilông, chai nước suối chưa qua tiệt trùng.

    Bảo quản sữa mẹ

    Cách rã đông khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

    • Nếu sữa cất ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần lấy ra ngoài để cho bớt lạnh hoặc ngâm cả bình sữa vào ly nước ấm rồi cho bé bú.
    • Sữa lấy từ tủ lạnh ngăn đá ra nên cho vào ngăn mát để tan dần. Sữa tan hết thì cho ra ngoài một lúc. Sau đó hâm sữa cho nóng khoảng 40ºC là có thể cho bé bú.
    • Nếu không có máy hâm sữa, mẹ cũng có thể cho bé bú sữa nguội hoặc ngâm bình sữa vào vào ly nước nóng cho hơi ấm.
    • Tuyệt đối không làm sữa tan nhanh bằng bất kỳ hình thức nào. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ làm sữa bị mất các hàm lượng dinh dưỡng và chất kháng thể.
    • Sữa đã cho ra môi trường bên ngoài thì không để quá 24 giờ. Nếu bé bú không hết, mẹ cũng nên đổ đi không dùng lại.

    Trữ sữa trong tủ lạnh bị đổi màu, mùi có đáng lo?

    Nhiều trường hợp sữa mẹ sau khi vắt ra để tủ lạnh hoặc trữ đông có mùi tanh, mùi kim loại. Thậm chí sữa mẹ còn có mùi xà phòng hoặc mùi mỡ. Nhiều mẹ thấy mùi lạ đã nhanh chóng đổ bỏ phần sữa này đi.

    Thật ra, sữa có mùi là do tác động của enzyme lipase đã bẻ gãy các chất béo ở sữa mẹ vắt ra trong quá trình để tủ lạnh. Trong trường hợp này, sữa mẹ vẫn an toàn và bé vẫn có thể uống được mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, một số bé có thể sẽ không chịu uống vì mùi lạ.

    Sữa mẹ mới vắt ra có thể hâm nóng đến 72ºC trong vòng 2 phút; để ngăn chặn sự hoạt động của enzyme lipase. Sau đó, đổ sữa vào túi hay bình thủy tinh rồi cất vào ngăn mát khi sữa còn nóng để bảo quản như hướng dẫn ở trên.

    Các chuyên gia cho biết, cách làm này có thể làm một số chất miễn dịch trong sữa mẹ bị giảm sút hoặc mất đi. Vì vậy chỉ nên bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh theo cách này nếu bé không chịu dùng sữa trữ đông tự nhiên.

    Hy vọng với những chia sẻ về bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh sẽ cung cấp thêm thông tin cho mẹ bỉm sữa. Nếu mẹ còn thắc mắc gì về cách nuôi dạy con cái thì hãy truy cập nhanh vào trang MarryBaby nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Breastfeeding: Hints to Help You Get Off to a Good Start

    https://familydoctor.org/breastfeeding-hints-to-help-you-get-off-to-a-good-start/

    Truy cập ngày 07/01/2022

    2. Breastfeeding FAQs: How Much and How Often

    https://kidshealth.org/en/parents/breastfeed-often.html

    Truy cập ngày 07/01/2022

    3. How to breastfeed

    https://www.healthdirect.gov.au/how-to-breastfeed

    Truy cập ngày 07/01/2022

    4. Eight Tips for How to Introduce Bottle-Feeding

    https://www.chla.org/blog/rn-remedies/eight-tips-how-introduce-bottle-feeding

    Truy cập ngày 07/01/2022

    5. Tips for bottle-feeding your baby

    https://www.nct.org.uk/baby-toddler/feeding/practical-tips/tips-for-bottle-feeding-your-baby

    Truy cập ngày 07/01/2022

    x