Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Để hành trình này diễn ra nhẹ nhàng, mẹ cần có kế hoạch rõ ràng và thực hiện đúng cách. Mời mẹ đọc đến cuối bài viết để biết cách cai sữa cho bé, đối với cả bé bú bình, bú mẹ hay là bé bú đêm. Tìm hiểu ngay mẹ nhé!
Theo khuyến nghị từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau đó bắt đầu tập cho bé ăn dặm kết hợp bú mẹ và tiếp tục duy trì bú mẹ đến ít nhất 2 tuổi hoặc lâu hơn nếu mẹ và bé muốn.
Tuy nhiên, sau 6 tháng bú mẹ hoàn toàn, có nhiều lý do để mẹ quyết định cho con ngừng bú. Nếu mẹ băn khoăn về thời điểm cai sữa tốt nhất cho con, thì câu trả lời là không cố định. Câu trả lời là không cố định, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng của bé và sự sẵn sàng của mẹ.
Trên thực tế, không có bất kỳ thời điểm nào gọi là chuẩn để cai sữa cho bé, tuy nhiên, mẹ có thể quan sát thấy những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cai sữa:
Để cai sữa cho bé nhẹ nhàng và hiệu quả, mẹ cần tuân thủ nguyên tắc sau:
Cai sữa không chỉ là một sự thay đổi lớn đối với bé mà còn ảnh hưởng đáng kể đến mẹ cả về thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là những điều mẹ cần lưu ý:
Nhiều mẹ có thể cảm thấy bất ngờ trước những thay đổi cảm xúc sau khi cai sữa. Dù nhẹ nhõm vì không còn phải thức đêm cho bé bú hay vắt sữa, nhưng cảm giác buồn, trống vắng hoặc thậm chí là trầm cảm sau cai sữa (post-weaning depression); đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Một số mẹ có thể bắt đầu có kinh trở lại ngay cả khi vẫn đang cho con bú. Khi đó, bạn có thể nhận thấy chu kỳ không đều, có thể đến muộn, thưa hoặc thất thường vài tháng đầu. Một số có thể gặp tình trạng đau bụng kinh, chuột rút hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) nặng hơn.
Ngay cả khi bé đã cai sữa hoàn toàn, mẹ có thể vẫn bị rỉ sữa hoặc vắt ra được một ít sữa trong vài tuần, thậm chí vài tháng. Đây là phản ứng bình thường vì cơ thể cần thời gian để dừng sản xuất sữa hoàn toàn.
Một số triệu chứng thể chất có thể xuất hiện
Sự thay đổi nội tiết tố khi cai sữa có thể khiến mẹ gặp các triệu chứng khó chịu như:
Cai sữa là một bước chuyển lớn đối với bé, ảnh hưởng cả về dinh dưỡng lẫn tâm lý. Để quá trình này diễn ra suôn sẻ và dễ chịu hơn, mẹ nên lưu ý những điều sau:
Tạo thói quen bú sữa từ nguồn khác trước khi cai sữa
Cho bé làm quen với một nguồn sữa khác ngoài bú mẹ sẽ giúp quá trình cai sữa diễn ra dễ dàng hơn. Đồng thời, mẹ nên tập cho bé bú bình hoặc uống sữa từ cốc từng chút một. Cách này giúp bé quen dần với việc không bú mẹ.
Đảm bảo dinh dưỡng cho bé
Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi là giai đoạn bắt đầu ăn dặm song song với bú mẹ, để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Vì ở độ tuổi này, nguồn dinh dưỡng mà trẻ cần là nhiều và đa dạng hơn so với sữa mẹ.
Tôn trọng cảm xúc và sự thích nghi của bé
Cai sữa là bước ngoặc đối với bé, do đó con sẽ có một số biểu hiện khác thường sau khi cai sữa. Bé có thể sẽ quấy khóc, cáu gắt và thậm chí là đôi khi bé đẩy mẹ ra xa. Do đó, mẹ hãy hiểu cho cảm xúc của con, dỗ dành con và cho con thời gian để thích nghi với việc cai sữa.
Khi bé bú đủ sữa vào buổi tối, bụng bé sẽ no và cảm thấy dễ chịu hơn, nhờ đó bé ngủ sâu giấc hơn. Mẹ có thể cho bé bú thêm một lần nữa vào khoảng 10-11 giờ đêm khi bé vẫn đang ngủ (còn gọi là “bú mơ”). Cữ bú này giúp bé no lâu hơn, hạn chế việc thức dậy giữa đêm vì đói.
Dần dần, bé sẽ dần quen với việc ngủ thẳng giấc mà không cần bú đêm. Nhờ vậy, bé tự bỏ bú đêm một cách tự nhiên, không quấy khóc, giúp mẹ và bé có những đêm ngủ ngon hơn.
Để giúp bé cai sữa dễ dàng và hiệu quả, mẹ nên giảm dần số lần bú trong ngày thay vì dừng đột ngột. Ví dụ, nếu bé bú khoảng 7-8 lần/ngày, mỗi lần kéo dài 5 phút, mẹ có thể bắt đầu giảm xuống còn 3-4 lần/ngày, mỗi lần khoảng 3 phút.
Khi bé đã quen với tần suất mới, mẹ tiếp tục giảm tiếp số lần bú và thời gian mỗi cữ cho đến khi bé ngừng hẳn. Cách này giúp bé thích nghi từ từ, hạn chế quấy khóc và tránh làm mẹ bị căng tức sữa.
Mẹ có thể áp dụng cách cai sữa ban đêm cho bé bú bình bằng cách pha loãng sữa với nước.
Cụ thể, nếu bình thường mẹ pha 1 muỗng sữa với 60ml nước, thì giờ mẹ chỉ pha nửa muỗng sữa với 60ml nước. Cách này giúp bé dần cảm thấy sữa không còn ngon như trước, từ đó giảm dần sự hứng thú với cữ bú đêm.
Để giúp bé dễ dàng cai sữa ban ngày, mẹ nên tăng cường lượng thức ăn và sữa cho bé. Khi bé được ăn no đủ vào buổi sáng, trưa và chiều, bé sẽ ít đòi bú mẹ hơn. Mẹ có thể lên lịch ăn cho bé rõ ràng, ví dụ: chỉ cho bé bú sau bữa trưa hoặc vào lúc ở nhà, tránh cho bé bú dặm giữa các bữa chính.
Một mẹo hay trong cách cai sữa cho bé bú bình là cất bình sữa ra khỏi tầm mắt của bé. Thực tế, nhiều bé thức dậy giữa đêm không phải vì đói mà do quen bú khi tỉnh giấc. Nếu bé thấy bình sữa trước mặt, bé sẽ lập tức đòi bú và quấy khóc nếu không được đáp ứng.
Dù bé còn nhỏ và chưa biết nói, nhưng bé hoàn toàn có thể hiểu được những gì mẹ nhẹ nhàng chia sẻ. Mỗi tối trước khi đi ngủ, mẹ có thể thủ thỉ với bé rằng: “Bình sữa là dành cho các em bé nhỏ xíu thôi. Con lớn rồi thì con sẽ uống sữa bằng cốc như người lớn nhé!”
Khi nghe mẹ nói như vậy, bé sẽ dần hình thành suy nghĩ rằng mình “đã lớn”, không còn muốn bú bình vì cho rằng đó là việc của em bé. Bé sẽ tự nhiên muốn bắt chước người lớn, từ đó dễ dàng chấp nhận việc cai sữa hơn.
Điều quan trọng là mẹ hãy kiên nhẫn, khích lệ bé bằng giọng điệu vui vẻ và nhẹ nhàng, để bé cảm thấy tự hào vì mình đang trưởng thành.
Dùng vật thay thế bình sữa của bé là cách giúp bé dần quên đi thói quen bú mẹ. Mẹ có thể nhờ bố hoặc người thân giúp bé phân tán sự chú ý vào những thời điểm bé thường đòi bú.
Nếu bé tự tìm đến những hành động giúp bé cảm thấy an tâm hơn, như mút tay hay ôm chặt một chiếc chăn yêu thích, mẹ cũng đừng vội cản bé. Đó là cách bé đang tự xoa dịu cảm xúc khi dần thích nghi với việc không còn bú mẹ nữa.
Nhiều bé thức dậy giữa đêm không phải vì đói, mà do giật mình hoặc cảm thấy không an toàn. Thay vì vội vàng cho bé bú bình để dỗ nín, mẹ hãy thử ôm bé vào lòng, vỗ nhẹ lưng và nói chuyện nhẹ nhàng để trấn an bé.
Nếu bé bú đêm nhanh, chỉ dưới 5 phút, mẹ có thể dần dần bỏ cữ bú này bằng cách ngưng hẳn và thay thế bằng những cách giúp bé dễ ngủ, như vỗ về, ôm ấp hay hát ru. Với những cữ bú đêm lâu hơn (trên 5 phút), mẹ nên giảm dần thời gian bú trong khoảng 5-7 ngày để bé quen từ từ.
Cách làm rất đơn giản: cứ mỗi 2 đêm, mẹ giảm bớt 2-5 phút.
Ví dụ, nếu bé bú 10 phút, mẹ giảm còn 8 phút trong 2 đêm đầu, rồi giảm tiếp còn 6 phút trong 2 đêm sau… cứ thế đến khi bé bỏ hẳn cữ bú.
Thay vì đưa bình ngay khi bé thức dậy, mẹ hãy cho bé ngồi vào bàn ăn và đưa cốc sữa để bé làm quen. Lúc đầu, bé có thể chưa quen nhưng mẹ hãy kiên nhẫn, động viên bé thử. Trong khoảng một tuần, bé vẫn có thể uống bình vào buổi chiều và tối. Sang tuần tiếp theo, mẹ tiếp tục bỏ thêm một cữ bú bình nữa và cho bé uống sữa bằng cốc.
Mẹo giúp bé bỏ bú bình dễ dàng hơn
Cai sữa là một quá trình cần sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng để bé thích nghi dần dần. Mẹ có thể áp dụng các cách sau để giúp bé bỏ bú một cách tự nhiên, không quấy khóc quá nhiều.
Cai sữa đêm có nghĩa là dừng việc cho bé bú mẹ hoặc bú bình vào giữa đêm. Tuy nhiên, mỗi gia đình có thể có cách hiểu khác nhau về khái niệm này.
Cách cai sữa đêm cho con:
Một số mẹ áp dụng mẹo dân gian như bôi nghệ, nước cốt rau ngót hoặc vẽ hình vui nhộn lên bầu ngực để bé cảm thấy lạ và tự bỏ bú.
Mẹ nên giảm dần số lần bú, kết hợp chườm mát và massage nhẹ nhàng để sữa giảm tiết tự nhiên. Nếu ngực quá căng tức, mẹ chỉ nên vắt bớt một ít để giảm đau chứ không nên vắt quá nhiều vì sẽ kích thích sữa tiết ra thêm.
Nếu bé quá bám mẹ và khó cai sữa, một số phụ huynh chọn cách nhờ người thân chăm sóc bé trong vài ngày để bé dần quên việc bú mẹ.
Tuy nhiên, việc xa mẹ quá lâu có thể khiến bé bất an và dễ bị tổn thương tâm lý. Khi trở về, mẹ nên dành thời gian ôm ấp, vỗ về bé nhiều hơn để con cảm nhận được tình yêu thương và sự an toàn từ mẹ.
Nhiều mẹo dân gian khuyên bôi dầu gió nhẹ quanh ngực (tránh vùng núm vú) để bé ngửi thấy mùi lạ và tự động từ chối bú. Bạn nên chọn loại dầu nhẹ, không quá cay nồng để tránh bé khó chịu hoặc dị ứng.
Tương tự dầu gió, mẹ có thể bôi nước ép tỏi lên bầu ngực. Mùi tỏi hăng khiến bé không muốn bú nữa. Tuy nhiên, cách này có thể khiến bé khó chịu, bạn nên quan sát phản ứng của bé để điều chỉnh.
Để giúp bé dần quên cảm giác ngậm ti mẹ, mẹ có thể cho con làm quen với ti giả. Tuy nhiên, bạn nên dùng như biện pháp hỗ trợ tạm thời trong quá trình cai sữa, tránh lạm dụng vì bé dễ phụ thuộc và khó cai ti giả.
Nếu bé không chịu cai sữa, mẹ đừng lo lắng hay vội vàng. Hãy kiên nhẫn vì mỗi bé đều cần thời gian khác nhau để thích nghi.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế, bé nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Cai sữa khi bé mới 4 tháng tuổi không được khuyến khích, trừ trường hợp đặc biệt có sự tư vấn của bác sĩ.
Ở 6 tháng tuổi, bé bắt đầu có thể ăn dặm, nên mẹ có thể tập cai sữa từ từ. Lúc này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, nhưng bé cũng cần làm quen với các loại thức ăn khác để phát triển tốt hơn.
Cách cai sữa cho bé 6 tháng, 8 tháng tuổi:
Bé 10 tháng vẫn cần khoảng 500-600ml sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn bé đã ăn dặm 3 bữa/ngày và có thể làm quen với việc bú bình, uống cốc nên mẹ có thể bắt đầu cai sữa dần nếu cần.
Cách cai sữa cho bé sau 10 tháng tuổi:
Đây là độ tuổi phù hợp để mẹ bắt đầu cai sữa nếu cảm thấy sẵn sàng. Tuy nhiên, quá trình này cần thực hiện từ từ để cả mẹ và bé đều có thời gian thích nghi.
Bé 2 tuổi đã có thể ăn uống đa dạng và nhận đủ dinh dưỡng từ thực phẩm hàng ngày, vì thế mẹ có thể bắt đầu cai sữa nếu cả hai sẵn sàng.
Tuy nhiên, với bé lớn như thế này, việc bú mẹ không chỉ là dinh dưỡng mà còn là sự gắn bó, an ủi. Mẹ nên chuẩn bị tinh thần cho bé và cả bản thân để quá trình cai sữa diễn ra nhẹ nhàng.
Bé 3 tuổi đã đủ lớn để hiểu và chấp nhận những thay đổi. Lúc này, bé bú mẹ chủ yếu vì cảm giác gần gũi, an ủi chứ không còn vì nhu cầu dinh dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy đến lúc dừng bú, bé hoàn toàn có thể cai sữa.
Để giảm bớt cảm giác khó chịu, căng tức hoặc viêm tắc sữa, cũng như tránh biến chứng như viêm tuyến vú (mastitis), mẹ hãy áp dụng các cách sau:
Nếu mẹ đã thử các cách trên mà tình trạng căng tức không thuyên giảm hoặc cảm thấy người mệt mỏi, sốt cao, hãy đi khám bác sĩ hoặc gặp chuyên gia y tế để được hỗ trợ kịp thời.
Cai sữa là một hành trình đầy cảm xúc với cả mẹ và bé. Mỗi em bé đều có tốc độ và cách thích nghi riêng, nên mẹ hãy kiên nhẫn và nhẹ nhàng trong từng bước. Dù mẹ chọn cách cai sữa từ từ hay dứt điểm, điều quan trọng nhất vẫn là đảm bảo bé cảm thấy an toàn, được yêu thương và đủ dinh dưỡng để tiếp tục phát triển khỏe mạnh.
Việc cai sữa thành công không chỉ là ngưng bú mẹ mà còn giúp bé cảm thấy an toàn, vui vẻ và khỏe mạnh trên hành trình khôn lớn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Breastfeeding – deciding when to stop
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/breastfeeding-deciding-when-to-stop
Ngày truy cập: 17.03.2025
Thời điểm nên cai sữa cho bé
http://benhvienphusantrunguong.org.vn/news/giai-dap-y-hoc/y-hoc-thuong-thuc/thoi-diem-nen-cai-sua-cho-be-.html
Ngày truy cập: 17.03.2025
4 Things That Might Surprise You About Weaning
https://www.lancastergeneralhealth.org/health-hub-home/motherhood/the-first-year/4-things-that-might-surprise-you-about-weaning
Ngày truy cập: 17.03.2025
Weaning Your Child
https://kidshealth.org/en/parents/weaning.html
Ngày truy cập: 17.03.2025
Night weaning and phasing out night feeds: things to think about
https://raisingchildren.net.au/babies/sleep/settling-routines/night-weaning
Ngày truy cập: 17.03.2025
Night weaning your baby
https://www.babycenter.com/baby/sleep/baby-sleep-training-night-weaning_1505721
Ngày truy cập: 17.03.2025
Weaning your toddler or child
https://www.breastfeeding.asn.au/resources/weaning-your-toddler-or-child
Ngày truy cập: 17.03.2025
Stopping the Bottle
https://kidshealth.org/en/parents/no-bottles.html
Ngày truy cập: 17.03.2025
How to Wean Night Feedings
https://www.parents.com/night-weaning-tips-and-tricks-from-the-experts-8403411
Ngày truy cập: 17.03.2025
Baby care – weaning
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/baby-care-weaning
Ngày truy cập: 17.03.2025