Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Ban biên tập MarryBaby
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 16/12/2024

Cách kích sữa hiệu quả cho mẹ sinh mổ để xây nền tảng miễn dịch vững chắc cho con

TÀI TRỢ BỞI:

Cách kích sữa hiệu quả cho mẹ sinh mổ để xây nền tảng miễn dịch vững chắc cho con
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là bé sinh mổ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng giúp xây dựng nền tảng miễn dịch. Thế nhưng, việc cho con bú với mẹ sinh mổ đôi khi lại khá khó khăn vì sinh mổ có thể khiến sữa mẹ về chậm, về ít [1]. Vậy, làm sao để khắc phục tình trạng này? Đâu là cách kích sữa hiệu quả cho mẹ sinh mổ? Xem tiếp bài viết bên dưới của Marrybaby để cập nhật bí quyết hữu ích cho vấn đề này, mẹ nhé!

Sữa mẹ – Nguồn dinh dưỡng vàng giúp bé sinh mổ xây dựng nền tảng miễn dịch

So với bé sinh thường, bé sinh mổ sẽ có nguy cơ gặp nhiều bất lợi về sức khỏe. Khi chào đời, bé sinh thường sẽ đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ và tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn tại âm đạo. Việc tiếp xúc trực tiếp với các loài vi khuẩn này sẽ tạo nền tảng để thiết lập hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, đồng thời giúp con phát triển hệ miễn dịch [2].

Thế nhưng, bé sinh mổ lại “bỏ lỡ” cơ hội này nên hệ vi sinh đường ruột của con sẽ có các chủng vi khuẩn khác với bé sinh thường. Các nghiên cứu phát hiện, trẻ sinh mổ thiếu một số chủng vi khuẩn có ở trẻ em và người trưởng thành khỏe mạnh, thay vào đó, đường ruột của bé lại có nhiều hại khuẩn hơn [2]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hệ vi sinh đường ruột của bé sinh mổ có tỷ lệ hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường [3]. Điều này khiến bé sinh mổ có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, trong đó điển hình là các bệnh như viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm virus [2].

Bên cạnh đó, bé sinh mổ cũng có nguy cơ bị thở khò khè, khó thở, nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn bé sinh thường. Nguyên nhân lý giải cho điều này là vì khi sinh thường qua ngả âm đạo, bé sẽ phải trải qua các cơn co thắt trong tử cung. Việc này vừa giúp đẩy bé qua ống sinh vừa giúp đẩy chất lỏng ra khỏi phổi. Tuy nhiên, bé sinh mổ lại không trải qua quá trình này nên phổi vẫn còn tồn dịch và khiến con dễ gặp các vấn đề hô hấp [2], [4]. Nghiên cứu cho thấy bé sinh mổ không chỉ có nguy cơ bị hen suyễn mà nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp của bé cũng cao hơn 1,3 lần so với bé sinh thường [2], [5].

Dù có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe cao hơn bé sinh thường nhưng nếu được bú mẹ từ sớm, bé sinh mổ vẫn có cơ hội có một hệ miễn dịch vững vàng và một nền tảng sức khỏe vững chắc. Bởi, sữa mẹ không chỉ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bé cần, mà còn có các thành phần tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch của con như: [6]

  • HMO: Đại dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose [7]. 5 HMOs chiếm hàm lượng nhiều nhất gồm 2’-FL, 3-FL, LNT, 3-SL, 6’SL. Đặc biệt, 2’-FL HMO trong sữa mẹ là dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [8]. Nghiên cứu còn cho thấy 2’-FL HMO và 3-FL HMO với các cơ chế kháng khuẩn, giúp giảm đáng kể sự bám dính của mầm bệnh, hỗ trợ hàng rào bảo vệ và nhu động ruột [9], [16].
  • Lợi khuẩn: Sữa mẹ là nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào, ổn định cho đường ruột của bé. Trong đó, Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn quan trọng trong sữa mẹ, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng [13].

Sinh mổ có cho con bú ngay được không?

Trong thời gian mang thai, nếu được chỉ định sinh mổ, chắc hẳn nhiều mẹ sẽ lo lắng không biết sinh mổ bao lâu cho con bú được, sinh mổ có cho con bú ngay được không.

Sau sinh mổ, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú ngay sau khi mẹ hồi tỉnh hoàn toàn và bé khỏe mạnh nằm bên cạnh [1]. Tuy nhiên, với nhiều mẹ sinh mổ, việc cho con bú có thể bị trì hoãn do sữa mẹ chậm về vì các nguyên nhân như: [14]

  • Cơn đau từ vết mổ khiến mẹ khó ôm bé để cho bú đúng tư thế. Điều này khiến bé ngậm bắt vú chưa tốt, mẹ khó cho bé bú thường xuyên, trong thời gian dài nên sữa mẹ chậm về hoặc về ít.
  • Mẹ sinh mổ không trải qua giai đoạn chuyển dạ nên không sản xuất đủ hormone cần cho giai đoạn này. Điều này có thể dẫn đến việc nồng độ hormone cần cho việc nuôi con bằng sữa mẹ ít hơn.
  • Việc sử dụng thuốc khi sinh cùng với sự căng thẳng, mệt mỏi sau ca sinh có thể khiến mẹ không thể cho bé bú sớm, ngoài ra mẹ cũng có thể bỏ lỡ cơ hội da kề da sớm với bé nên tuyến sữa không được kích thích hoạt động. Bên cạnh đó, việc căng thẳng quá mức cũng khiến lượng hormone cho con bú trở nên thấp hơn.

Để dự phòng các trường hợp mẹ không có sữa sau sinh mổ, trong giai đoạn mang thai, mẹ nên tìm hiểu và chuẩn bị sẵn các giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp. Trong giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa là yếu tố then chốt giúp bé hấp thu và phát triển tốt.

Thế nhưng, lúc này hệ tiêu hóa lại rất non nớt nên mẹ sẽ cần cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng dễ tiêu, dễ hấp thu. Ưu tiên hàng đầu là những công thức sữa có đạm mềm tự nhiên, không bị biến tính bởi đạm biến tính khi vào hệ tiêu hóa của bé sẽ dễ bị vón cục, khiến bé khó hấp thu và dễ gặp phải các tình trạng như tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa…

Do đạm sữa công thức rất dễ bị biến đổi cấu trúc khi bị gia nhiệt nhiều lần nên để chọn được sữa có đạm mềm tự nhiên, mẹ nên tìm hiểu về quy trình sản xuất, ưu tiên những công thức sữa có quy trình sản xuất chỉ qua 1 lần xử lý nhiệt nhẹ vì quy trình này sẽ giúp bảo toàn đến hơn 90% đạm mềm tự nhiên trong sữa.

Ngoài ra, do bé sinh mổ sẽ có nguy cơ “thiệt thòi” về hệ miễn dịch nên công thức sữa mẹ chọn cũng cần có các thành phần giúp bé tăng đề kháng tự nhiên, điển hình là hệ dưỡng chất BioPro+ với:

  • HMO: Dưỡng chất đa lượng có hàm lượng cao thứ 3 trong sữa mẹ. HMO không chỉ giúp nuôi dưỡng và thúc đẩy lợi khuẩn phát triển mà còn có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, ức chế sự phát triển của mầm bệnh. Qua đó, giúp bé tăng đề kháng và bảo vệ bé khỏi nhiều bệnh lý nguy hiểm.
  • Chất xơ GOS: Chất xơ prebiotic chất lượng cao là thức ăn cho các chủng vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Việc bổ sung chất xơ GOS sẽ giúp lợi khuẩn phát triển, qua đó ức chế sự phát triển của hại khuẩn để hệ vi sinh được ruột của bé luôn được cân đối.

Probiotics: Các lợi khuẩn có lợi cho đường ruột. Việc bổ sung probiotic sẽ giúp số lượng lợi khuẩn trong đường ruột tăng nhanh và luôn được giữ ở mức ổn định. Khi kết hợp với các prebiotic là HMO và GOS sẽ giúp cộng đồng lợi khuẩn phát triển để giữ cho hệ tiêu hóa của bé luôn ở trạng thái tốt nhất.

Cách kích sữa khi sữa mẹ chậm về an toàn, hiệu quả

Sau sinh mổ, việc cho con bú có thể gặp nhiều khó khăn nhưng mẹ cũng không cần quá lo lắng. Song song với việc nhờ đến “trợ thủ” sữa công thức, mẹ cũng có thể khắc phục bằng cách thực hiện các cách kích sữa an toàn, hiệu quả như: [13], [15]

  • Ôm con, âu yếm con và cho con bú ngay khi 2 mẹ con gặp nhau sau sinh. Nếu mẹ bị đau khi cho bé bú, mẹ có thể thử cho bé bú ở tư thế nằm (mẹ nằm nghiêng 1 bên và đặt bé ngay bên cạnh) hoặc tư thế ngồi (mẹ ngồi trên giường, đặt một chiếc gối lên đùi, sau đó đặt bé lên gối để tránh bé cử động chạm đến vết mổ).
  • Cho bé bú thường xuyên, mỗi 3 tiếng, cả ngày lẫn đêm. Khi bé bú, mẹ cần đảm bảo bé ngậm bắt vú đúng cách. Mẹ có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu như toàn thân bé hướng sát về phía mẹ, cằm bé chạm vào vú mẹ, miệng bé há rộng, môi dưới cong ra ngoài, có thể nghe tiếng bé nuốt.
  • Duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Nhiều mẹ khá băn khoăn không biết mẹ sinh mổ ăn gì để nhiều sữa. Thực tế, mẹ chỉ cần ăn đa dạng các thực phẩm, tránh kiêng khem, ăn khoảng 5 -6 lần trong ngày trước khi cho con bú để kích thích sinh sữa. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý uống nhiều nước.
  • Làm các động tác xoa bóp ngực theo chiều từ trên xuống dưới, vừa xoa tròn quanh ngực vừa hơi ép xuống, sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái giữ bầu vú, nhẹ kéo núm vú ra một chút để sữa chảy ra dễ dàng hơn.
  • Giữ tinh thần thoải mái. Dù việc sữa về chậm, về ít sau sinh có thể khiến mẹ lo lắng cho sức khỏe của bé nhưng hãy bình tĩnh, kiên nhẫn.

Bên cạnh việc thực hiện các cách kích sữa kể trên, trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé. Mẹ nên ưu tiên nguồn dinh dưỡng đảm bảo các dưỡng chất như HMO, Nucleotides và lợi khuẩn Bifidobacterium để giúp con xây dựng và củng cố hệ miễn dịch vững vàng.

Tóm lại, với bé sinh mổ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng. Do đó, mẹ nên cho con bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh. Nếu sữa mẹ chậm về hoặc về ít thì mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy thử các cách kích sữa kể trên. Đồng thời, có thể hỏi thêm nhân viên y tế để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Chúc mẹ nhiều sức khỏe và nuôi con thuận lợi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Tôi có thể cho con bú mẹ ngay sau sanh mổ không? https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/nuoi-con-bang-sua-me/toi-co-the-cho-con-bu-me-ngay-sau-sanh-mo-khong/# Ngày truy cập: 28/10/2023

2. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Ngày truy cập: 21/8/2024

3. Korpela K et al (2018)

4. What to Know About Babies Born by C-section – And What You Can Do https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/what-to-know-about-babies-born-by-c-section-and-what-you-can-do Ngày truy cập 19/05/2023

5. Pediatrics Consequences of Caesarean Section—A Systematic Review and Meta-Analysis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7662709/ Truy cập ngày 23/05/2023

6. Benefits of Breastfeeding https://my.clevelandclinic.org/health/articles/15274-benefits-of-breastfeeding Truy cập ngày 23/05/2023

7. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/# Truy cập ngày 23/05/2023

8. Reverri et al (2018)

9. McJarrow et al (2021)

10. Merolla et al (2000)

11. Yau et al (2003)

12. Pickering et al (1998)

13. Isolation of Bifidobacteria from Breast Milk and Assessment of the Bifidobacterial Population by PCR-Denaturing Gradient Gel Electrophoresis and Quantitative Real-Time PCR https://journals.asm.org/doi/10.1128/AEM.02063-08   Ngày truy cập: 28/10/2023

14. Breastfeeding after a caesarean birth https://www.nct.org.uk/baby-toddler/feeding/early-days/breastfeeding-after-caesarean-birth Ngày truy cập: 28/10/2023

15. Làm cách nào để có đủ sữa cho bé? https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-tre-so-sinh/lam-cach-nao-de-co-du-sua-cho-be/ Ngày truy cập: 28/10/2023

16. Weichert et al (2013)

x